Sàn chứng khoán OTC là thị trường không còn xa lạ của các trader Việt Nam. Hiện nay sàn OTC ngày càng phát triển với đông đảo số lượng nhà đầu tư tham gia. Đi kèm với lợi nhuận của sàn là những rủi ro cũng không hề thua kém. Vì vậy hãy trang bị kiến thức từ cơ bản đến nâng cao thi chuẩn bị tham gia.
1. Sàn OTC là gì? Sơ lược về thị trường OTC
Sàn OTC (Over the country market) là một loại thị trường chứng khoán phi tập trung. Đây là thị trường hoạt động không nằm trong một nền tảng giao dịch cố định nào, không cần thông qua sàn HNX hay HOSE. Các khâu giao dịch sẽ được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán. Sàn hoạt động theo cơ chế đàm phán và đấu thầu thông qua các phương tiện truyền thông. Nghĩa là thị trường OTC sẽ không bị chi phối bởi bất cứ khuôn khổ nào, giá sản phẩm trên thị trường này sẽ được quyết định bởi 100% người mua và người bán.
Sàn OTC có tên pháp lý là Công ty cổ phần công nghệ Hoàng Minh, được thành lập vào năm 2006. Sau đó vào năm 2019 đổi tên thành Công ty cổ phần OTC Việt Nam. Sàn được duy trì bởi các công ty chứng khoán. Số lượng thành viên tham gia hiện nay ước lượng lên tới 220.000 thành viên và đang có chiều hướng tiếp tục tăng. Hiện nay đây là sàn được đánh giá cao là 1 nơi tìm kiếm thông tin về tài chính, chứng khoán uy tín.
Đối với sàn OTC khách hàng sẽ thoải mái thương lượng giá, địa điểm và thời gian mua hàng mà không bị áp đặt như ở sàn giao dịch tập trung. Hiện tại sàn OTC có tính thanh khoản thấp hơn các sàn giao dịch truyền thống vì vậy mà rủi ro cũng cao hơn. Và đương nhiên đi kèm đó là lợi nhuận cũng hấp dẫn hơn rất nhiều.
2. Thị trường OTC ở Việt Nam
Trong thời gian gần đây thì thị trường OTC đã dịu hơn phần nào so với quá khứ của nó. Nhưng cổ phiếu OTC vẫn được xem như là một phương thức kiếm lời tốt so sánh với các loại cổ phiếu khác trên thị trường tập trung. Theo khảo sát thì Việt Nam có hơn 1 triệu doanh nghiệp, tính cả doanh nghiệp nhỏ. Nhưng chỉ có 1% trong số đó được niêm yết trên thị trường tập trung.
Từ đó, thị trường OTC lại trở nên cực kỳ đa dạng và phong phú với số lượng doanh nghiệp tham gia đông đảo. Nếu các nhà đầu tư có óc logic tốt, phán đoán đúng thì việc kiếm lời cực cao là điều hoàn toàn có thể, thậm chí còn hơn so với cổ phiếu truyền thống. Nhiều nhà đầu tư đã phải thừa nhận rằng cổ phiếu tại OTC Việt Nam đem lại lợi nhuận rất cao, nhất là nhóm cổ phiếu tài chính và ngân hàng.
Lấy ví dụ điển hình là ban đầu cổ phiếu VPB chỉ có giá 15.000 1 cổ. Nhưng khi niêm yết ở OTC thì lên đến 70.000. OCB cũng như thế khi giá cổ phiếu tăng từ 6.000 lên 70.000, tức là hơn gần 5 lần so với giá cũ. Sàn OTC còn cung cấp thêm các lĩnh vực khác như tiền điện tử và công cụ phái sinh OTC. Tất cả đều được quản lý bởi các broker uy tín hàng đầu thế giới nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm
3. Ưu và nhược điểm của sàn giao dịch OTC
3.1 Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của sàn OTC là nơi giao dịch của những cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn. Vì vậy đây là cơ hội để các trader có thể mua các cổ phiếu tiềm năng với giá thấp. Không chỉ giúp mang lại lợi nhuận cao mà sàn OTC còn giúp các bên giao dịch tiết kiếm được các khoản phí như phí quản lý, phí giao dịch,..
Một ưu điểm cho các trader nữa là sàn cho phép giao dịch bằng tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum. Đối với những trader chuyên nghiệp thì đây quả là một phương thức thanh toán thuận tiện. Đặc biệt là những năm gần đây thị trường tiền ảo phát triển một cách vượt bậc mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư so với sàn giao dịch truyền thống.
Những năm về trước sàn giao dịch OTC chỉ là sàn thứ cấp, tuy nhiên ngày nay với sự cải tiến liên tục, tối ưu hóa, tự động hóa đã trở thành sàn giao dịch cao cấp và đạt được nhiều thành tựu trong các hoạt động đầu tư và thương mại. Hệ thống bảo mật nhiều lớp. Các nhà mua giới được ủy quyền từ các tổ chức tài chính uy tín vì vậy mà họ càng chuyên nghiệp hơn. Điều này đảm bảo lợi ích cho các trader.
Đây là sân chơi cho bất cứ ai có mong muốn đầu tư vì dù bạn có số vốn ít vẫn có thể tham gia vào thị trường. Đơn giản là vì mọi thứ được quy định dựa trên thỏa thuận của người bán và người mua. Điểm mạnh tiếp theo không thể bỏ qua đó là sàn giao dịch OTC cho phép nhà đầu tư tự do thỏa thuận và giao dịch vào bất cứ thời gian, địa điểm nào. Các trader không phải tuân thủ các quy định như những sàn giao dịch tập trung. Các thông tin về tài chính, chứng khoán, cổ phiếu được sàn OTC cập nhật liên tục và nhanh chóng. Đây là một trong những địa điểm uy tín để thu thập thông tin và kiến thức.
Rủi ro của thị trường OTC cao hơn nhiều so với thị trường chứng khoán của sở giao dịch. Tốc độ vào lệnh của OTC nhanh hơn so với thị trường chứng khoán.
3.2 Nhược điểm
Với nhiều ưu điểm nổi trội ở trên thì cũng không tránh khỏi 1 số nhược điểm gây vướng ngại cho người dùng đặc biệt là các cổ phiếu đôi khi không minh bạch rõ ràng. Thông tin trên sàn OTC chưa cụ thể gây rủi ro cho nhà đầu tư.
Nhược điểm tiếp theo có thể nhắc tới là rủi ro, sàn giao dịch OTC có rủi ro cao hơn so với thị trường chứng khoán.
4. Các rủi ro khi giao dịch trên sàn OTC
Vì đây là thị trường sinh lời rất cao vì thế rủi ro đi kèm cũng lớn. Các nhà đầu tư cần cân nhắc và có đủ hiểu biết để đo lường và tránh những thiệt hại không đánh có.
4.1 Rủi ro từ các công ty phát hành cổ phiếu
Đây là một trong những rủi ro khá phổ biến do các công ty phát hành cổ phiếu không dưới sự quản lý của sàn giao dịch mà bởi trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc công ty quản lý. Rất khó để biết đầy đủ các thông tin của công ty. Rủi ro có thể đến nếu công ty này có vấn đề. Đặc biệt là các vấn đề về tài chính. Các nhà đầu tư khó có thể phân tích hay thẩm định được.
4.2 Rủi ro thị trường
Ở các công ty lớn việc thu thập thông tin để phân tích và đưa ra quyết định đầu tư sẽ dễ dàng hơn nhiều so với trên sàn OTC. Do các cổ phiếu của sàn từ các công ty nhỏ chưa được niêm yết. Việc dự đoán xu hướng là rất khó khăn.
4.3 Rủi ro lừa đảo
Đây là vấn đề muôn thuở dù cho sàn OTC đã được cấp phép hoạt động và tuân thủ pháp luật chứng khoán Việt nam. Việc mua bán trên sàn là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên vẫn xuất hiện cổ phiếu của những công ty bất hợp pháp, công ty ma. Các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi, vì vậy bản thân nhà đầu tư cần phải cân nhắc và cẩn thận.
4.4 Rủi ro thanh khoản
Vì cơ chế hoạt động mua và bán nên tính thanh khoản khá thấp. Khi nhà đầu tư muốn bán lại họ phải tìm người mua. Trái ngược so với các sàn giao dịch truyền thống, tính thanh khoản nhanh chóng vì các sàn này đã liên kết với các đơn vị thanh khoản hoặc các nhà phát hành có nhu cầu mua cổ phiếu.
5. Những sai lầm khi giao dịch trên sàn OTC
5.1 Liên hệ với nhiều nhà mua giới
Tâm lý của hầu hết các nhà đầu tư khi muốn mua hoặc bán sẽ liên hệ với nhiều nhà môi giới để khảo giá, xem đâu là nơi có mức giá tốt nhất. Tuy nhiên giả sử nếu bạn gặp nhà mua giới liên doanh thì sao. Lúc này họ sẽ tìm đối tác giao dịch và các đối tác này có thể loại bỏ lệnh mua ra khỏi thị trường để đẩy mức giá thấp hơn. Vì vậy chỉ nên khảo giá một đến 2 công ty trên sàn OTC.
5.2 Giao dịch trên sàn OTC trong một thị trường cực kỳ biến động
Đây là một trong những sai lầm rất phổ biến, bởi lẽ nhà đầu tư nào cũng biết rằng giai đoạn biến động là giai đoạn thị trường mạnh hơn, mức hoạt động cao hơn. Tuy nhiên lúc này các nhà môi giới cũng sẽ tính phí bảo hiểm rủi ro cao hơn do khó mà biết được mức giá mà một giao dịch sẽ được thực hiện.
5.3 Cho người khác biết ý định của bản thân
Việc nói cho người khác bước đi của bạn hay thậm chí những hành vi của bạn quá dễ đoán điều này sẽ khiến bạn bị dắt mũi. Các nhà môi giới sẽ sử dụng thông tin này để đi trước thị trường và điều chỉnh giá.
Lời kết
Bài viết đã trình bày từ khái niệm cơ bản nhất là sàn OTC là gì? đến những ưu nhược điểm và những điều cần tránh khi tham gia sàn giao dịch OTC. Vậy có nên tham gia vào thị trường này không? Câu trả lời của mình là có, nếu như bạn có kiến thức về thị trường và lựa chọn nhà môi giới uy tín được cấp phép và có giấy chứng nhận. Đây luôn là kênh đầu tư nóng hổi tại thị trường Việt Nam. Cơ hội sinh lời càng lớn thì rủi ro càng cao, vì thế nên cân nhắc để bỏ ra số vốn phù hợp.
Tổng hợp: toptradingforex.com