Questra sập – Cảnh tỉnh với thương vụ đầu tư lãi suất khủng

Questra là 1 kênh đầu tư siêu lợi nhuận được nhiều người biết đến. Thế nhưng, vào năm 2017, Questra sập, hàng loạt nhà đầu tư crypto “tay trắng”. Đây có chăng là lời cảnh tỉnh cho những nhà đầu tư tiền ảo chuyên “vùi đầu” vào những thương vụ lãi suất “khủng”? Cùng toptradingforex.com “ngược dòng thời gian” để làm rõ bê bối Questra sập. Đồng thời, lên phương án đầu tư tiền điện tử thông minh, tránh tối đa scam lừa đảo nhằm thu lại lợi nhuận cao nhất.

1. Questra là gì?

Questra là một kênh đầu tư tài chính với những danh mục đầu tư siêu lợi nhuận. Questra cho phép người tham gia được trải nghiệm các dịch vụ như: tái cấp vốn cho doanh nghiệp, quản lý quỹ, đầu tư bất động sản, giao dịch các mã cổ phiếu tiềm năng, tài trợ các công ty thị trường IPO.

Questra sập
Questra là gì?

2. Questra – Kênh đầu tư “vang bóng một thời”

Có thể nói, Questra được coi là kênh đầu tư “vang bóng một thời” của những nhà mộ điệu tiền điện tử. Vào thời điểm này, đầu tư tiền ảo đang sốt trên thế giới, nhất là các nước ở Châu Âu. Do đó, khi Questra ra đời, nó lập tức nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư hiếu kỳ. Số lượng người tham gia kênh ngày càng tăng, Questra liên tục xác lập kỷ lục về số người truy cập, đầu tư và lãi suất mang lại. Có lẽ, ở thời điểm bấy giờ, việc Questra sập là ý nghĩ điên rồ, không ai dám nghĩ đến.

Năm 2009, Questra được thành lập. Trong liên tục 7 năm từ 2009 đến 2016, quỹ đầu tư này thực hiện hơn 1100 giao dịch. Năm 2015 được coi là năm “bùng nổ” của Questra. Lãi suất mà quỹ đạt được trong năm này là 213 triệu Euro. Cùng với đó là 53 triệu Euro tiền bảo hiểm vốn.

Trước khi rộ tin Questra sập, kênh đầu tư này đã bành trướng đến hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ của 6 châu lục. “Đức tin” mà Questra mang đến cho các nhà đầu tư chính là quỹ bảo hiểm riêng biệt nhằm đảm bảo sự an toàn về tài chính khi tham gia vào hệ thống.

Quá trình phát triển với tốc độ đáng ngưỡng mộ trước tin Questra sập có thể được tóm gọn như sau:

  • Năm 2010, chỉ 1 năm sau khi thành lập, công ty cán mốc 10 triệu Euro lợi nhuận ròng.
  • Năm 2011, hàng loạt ngân hàng lớn tại Châu Âu đổ xô đầu tư vào Questra.
  • Năm 2012, thành lập quỹ bảo hiểm riêng biệt
  • Năm 2014, một số danh mục đầu tư mới xuất hiện. Nhà đầu tư được dịp hả hê tham gia hệ thống và kiếm lời với lãi suất cao ngất ngưởng (lên đến 300% mỗi năm)
  • Năm 2015, chính thức lấn sân sang thị trường IPO
  • Năm 2016, Questra chia làm 2 nhánh chuyên quản lý về các đối tác đầu tư trên toàn cầu và quản lý các gói đầu tư.
  • Năm 2017, Questra sập, chính thức khai tử

Có thể nói, trước thời điểm tháng 11 năm 2017, Questra vẫn là một kênh đầu tư tiềm năng và có thành tích đáng tự hào. Do đó, khi hay tin Questra sập, rất nhiều nhà đầu tư không tin đây là sự thật.

3. 2017 – Dấu mốc Questra sập, khép lại những “mẻ” đầu tư siêu lợi nhuận

Questra sập
Năm 2017, Questra sập khiến nhiều nhà đầu tư điêu đứng

Thật khó để đánh giá sức mạnh, tiềm năng và tương lai của các quỹ đầu tư tiền điện tử trên toàn cầu. Trong suốt 7 năm hoạt động, Questra vẫn luôn là niềm kiêu hãnh của thị trường Châu Âu. Cho đến thời điểm tháng 11/2017, BehindMLM bất ngờ đưa tin rằng hệ thống đang gặp sự cố, có khả năng Questra sập và không thể thanh toán các khoản lợi nhuận cho nhà đầu tư được. 

Cùng thời điểm đó, các chuyên gia tài chính, cơ quan chức trách ở các nước như Italia, Áo, Bỉ, Phần Lan đồng thời đưa tin cảnh báo về tình trạng Questra sập. Tiếp nối sự kiện đó chính là hàng loạt cuộc “tháo chạy” của hệ thống “đầu não” Questra. Người đứng đầu viện cớ lý do sức khỏe nên không thể có mặt tại Webinar. Hệ thống sẽ chuyển hoạt động sang khu vực Châu Á. 

Hàng nghìn nhà đầu tư trên toàn cầu “đứng ngồi không yên” với tin Questra sập. Họ chờ một thông tin chính thống từ phía đại diện công ty. Và cuối cùng, ông Heung Sup Han – chính là “ông chủ” mới của Atlantic Global Asset Management (Đây là công ty con trong hệ thống Questra) đã tuyên bố đình chỉ trả lãi suất cho tất cả các nhà đầu tư vào Questra từ 3 đến 6 tháng. Và thực tế, cuộc đình chỉ này kéo dài vĩnh viễn, nhà đầu tư đã phải chấp nhận rằng Questra sập.

4. Ủy thác tiền ảo đang “bào mòn” túi tiền của người đầu tư

Questra sập là lời cảnh tỉnh cho tất cả các nhà đầu tư tiền ảo trên toàn thế giới. Thực tế, kênh đầu tư nào cũng mang những rủi ro khó lường trước. Nhưng với Questra, khả năng scam của kênh đầu tư này quá rõ ràng. Và chuyện gì đến cũng phải đến, hàng nghìn nhà đầu tư tiền ảo đã “tiền mất, tật mang”.

Cơn sốt đầu tư tiền ảo đã xuất hiện từ rất sớm. Kéo theo đó là sự “lên hương” của hình thức ủy thác đầu tư với những tên tuổi hào nhoáng, lời hứa hẹn có cánh. Cùng thời với Questra sập có CoinReum, Iseiko, LargoBit, v.v. Những website này được đầu tư quảng cáo khắp nơi. Đồng thời, hệ thống nhà môi giới, “cò” khách nhan nhãn. Nhà đầu tư nào bị “mờ mắt” bởi lợi nhuận hoặc “nhẹ dạ cả tin” thì hầu hết đều tham gia một đến một vài hệ thống.

Trước khi Questra sập, nhà đầu tư được tham gia các danh mục đầu tư đa dạng với lãi suất từ 4-8% mỗi tuần. Như vậy, mỗi năm, người chơi đã có thể kiếm lợi nhuận lên đến 300% đến 322%. Một con số ấn tượng. Mô hình đầu tư hoàn toàn trực tuyến. Tại Việt Nam, Questra không có văn phòng đại diện. Hệ thống điều hành sơ sài. Vậy nên khi Questra sập, nhiều nhà đầu tư thông minh tỏ ra không mấy bất ngờ.

Để gia nhập “ngôi nhà chung” Questra, người chơi phải nạp vào khoảng 30 Euro. Mức phí tối thiểu để tham gia đầu tư là 90 Euro. Người chơi sẽ được trả phí bằng BTC, thanh toán trực tuyến qua PM hay ví điện tử, OkPay, v.v. Thoạt đầu, hệ thống trả lãi suất cho nhà đầu tư theo mỗi tuần. Điều này khiến người tham gia rất tin tưởng và hào hứng. Thậm chí, họ còn có nhu cầu phát triển hệ thống để nhận từ 5% đến 10% tiền hoa hồng.

Nhờ những chiêu trò phúc lợi quá hoàn hảo và mĩ miều nên Questra thu hút được rất nhiều người bỏ tiền đầu tư. Do đó, trên thực tế Questra sập nhưng hệ thống cũng đã “đánh chén bữa ăn no căng”.

Questra sập
Questra sập được cho là điều tất yếu

5. Đầu tư tiền ảo – “Sân chơi” không dành cho người thiếu hiểu biết

Ở những năm 2015 – 2016, chẳng một ai có thể ngờ Questra sập vì thực tế nó hoạt động rất bài bản và hấp dẫn. Nhưng nếu để ý, hệ thống này có rất nhiều khe hở. Và chỉ những nhà đầu tư tỉnh táo, thông minh mới nhận ra.

Cơn khát làm giàu từ tiền ảo cuốn nhà đầu tư vào những danh mục đầu tư siêu lợi nhuận. Việc đâm lao đầu tư mà không có quá trình tìm hiểu lịch sử hoạt động của quỹ, xem xét về người đứng đầu quản trị hệ thống ra sao vô cùng nguy hiểm. Questra là một ví dụ điển hình. Theo giới đầu tư tài chính chuyên nghiệp tìm hiểu được, đây thực chất là một doanh nghiệp ma, hoạt động trá hình dưới nhiều hình thức. Chúng có rất nhiều “chim mồi” nhằm lôi kéo nhiều nhất số người tham gia đầu tư. Sau cuối, chúng ôm tiền bùng chạy. Cho nên, việc Questra sập không nằm ngoài dự đoán.

Questra sập
Questra sập – lời cảnh tỉnh cho những nhà đầu tư thiếu hiểu biết

Đánh vào lòng tham, sử dụng chiêu trò quảng cáo trá hình, xây dựng hình ảnh thành công để thu hút đầu tư, phủ sóng các nick ảo trên các diễn đàn nhằm câu những “con mồi” thiếu hiểu biết là phong cách làm việc của Questra nói riêng và các kênh đầu tư tiền ảo fake nói chung. Muốn tham gia vào thị trường crypto, buộc người chơi phải trang bị nhiều kiến thức và cẩn trọng với chiêu thức này.

6. Lời kết

Questra sập không còn là câu chuyện xa lạ trong giới mộ điệu crypto. Mặc dù câu chuyện đã qua hơn 4 năm nhưng dư âm của nó vẫn là bài học quý giá cho các nhà đầu tư tiền điện tử. Hy vọng những thông tin về Questra sập và lời cảnh tỉnh trước thương vụ đầu tư lãi suất khủng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Chúc bạn thành công!

Google search engine