Phân tích hiệu ứng cánh bướm trong chứng khoán

Một cách dễ hiểu nhất thì hiệu ứng cánh bướm muốn nói đến chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thời điểm hiện tại có thể dẫn tới những thay đổi lớn của kết quả trong tương lai. Đối với lĩnh vực đầu tư tài chính thì hiệu ứng cánh bướm cũng được hiểu và ứng dụng trong quá trình đầu tư. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức có liên quan tới hiệu ứng cánh bướm trong chứng khoán.

Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Hiệu ứng cánh bướm là một lý thuyết được Edward Lorenz phát hiện và nghiên cứu bắt nguồn từ những thay đổi đơn giản trong quá khứ cũng sẽ gây ra những thay đổi đối với tương lai. Điều này có thể dễ dàng nhận ra nếu các bạn có theo dõi một bộ phim với cái tên tương tự.

Nguồn gốc của hiệu ứng cánh bướm.
Nguồn gốc của hiệu ứng cánh bướm.

Xuất phát điểm đầu tiên của hiệu ứng cánh bướm đó là nói về một nghiên cứu về sự vỗ cánh của một con bướm ở phía bên kia bán cầu cũng có thể tạo ra một cơn bão ở điểm còn lại. Nó không chỉ được giải thích trong lĩnh vực dự báo thời tiết mà còn được áp dụng trong quá trình đầu tư chứng khoán. Hãy theo dõi tiếp để xem hiệu ứng cánh bướm trong chứng khoán muốn nói tới điều gì.

Hiệu ứng cánh bướm trong chứng khoán

Chỉ với một sự thay đổi của chính trị dù là rất nhỏ của nước này cũng sẽ có tác động tới một quốc gia khác về mặt kinh tế hay chính trị. Chính vì thế mà hiệu ứng cánh bướm trong chứng khoán cũng phần nào đúng khi đề cập tới sự biến động của thị trường tài chính trong nước dù nguyên nhân của nó lại bắt nguồn từ một quốc gia khác trên thế giới.

Với sự phát triển của toàn cầu hóa trong khoản thời gian 30 năm qua. Ngay cả những biến động dù là rất nhỏ cũng có thể khiến cho thị trường tài chính của một nước chịu tác động và nhận lấy những hậu quả lớn. Các quốc gia tưởng chừng như ở rất xa trên thế giới cũng có thể là nạn nhân của những biến động này.

Hiệu ứng cánh bướm trong chứng khoán.
Hiệu ứng cánh bướm trong chứng khoán.

Điển hình đó là ảnh hưởng của dịch Covid 19 tại Vũ Hán đã tạo nên một dịch bệnh lây lan ở cấp độ toàn cầu vào thời điểm cuối năm 2020 khiến cho tài chính thế giới bị rơi vào khủng hoảng. Hầu hết các quốc  gia trên thế giới đều không tránh khỏi những tác động của dịch bệnh này.

Không phải hiệu ứng cánh bướm trong chứng khoán lúc nào cũng đem lại một kết quả tồi tệ. Những hành động nhỏ mang ý nghĩa tốt trong quá khứ và hiện tại có thể ảnh hưởng một cách tích cực đến tương lai. Dưới góc nhìn của một người đầu tư tài chính, một quá trình tiết kiệm và đưa ra quyết định đầu tư tốt trong một khoản thời gian lâu dài có thể mang lại rất nhiều kết quả tốt trong suốt quá trình đầu tư.

Hiệu ứng cánh bướm có vai trò như thế nào trong đầu tư?

Đa dạng hóa danh mục

Trong quá trình đầu tư tài chính chắc chắn sẽ xảy ra những tình trạng thua lỗ nhất định và ngẫu nhiên. Để giải quyết được những vấn đề này, NĐT cần phải có những biện pháp nhất định để cắt giảm rủi ro của mình xuống một mức có thể chấp nhận được. Đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình là một việc làm có thể hạn chế đi những thiệt hại do các biến số rủi ro gây lên trong quá trình đầu tư, từ đó nâng cao chất lượng của danh mục.

Nguyên tắc kết hợp

Hiệu ứng kép liên quan tới việc gia tăng gia trị theo thời gian cũng bắt nguồn từ hiệu ứng cánh bướm trong đầu tư. Chính vì thế mà những nhà đầu tư trên thị trường cũng cần phải có những quyết định đơn giản tại một thời điểm nào đó để giúp gia tăng được tỷ lệ lợi nhuận của mình trong tương lai. Chính điều này sẽ giúp cho NĐT cảm nhận được giá trị của các danh mục sẽ có sự gia tăng theo cấp số nhân trong tài khoản.

Google search engine