Mô hình OGSM đã được sử dụng trong gần 50 năm qua bởi những cái tên nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực trên thị trường như Coca-Cola, Honda, P&G… Một lý do để rất nhiều thương hiệu sử dụng Mô hình OGSM đó là bởi đây là một công thức giúp mang lại một chiến lược hiệu quả để doanh nghiệp có thể quan lý những mục tiêu của mình trong quá trình hoạt động. Mặc dù đã được sử dụng một cách phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự nắm vững về mô hình OGSM. Trong nội dung bên dưới hãy cùng tìm hiểu những yếu tố cấu thành mô hình OGSM. Cũng như ý nghĩa của mô hình OGSM mang lại trong quá trình quản lý.
OGSM là gì?
Objective – Goals – Strategies – Measurements là những yếu tố tồn tại trong mô hình OGSM. Đây được xem là một công cụ mang lại sự hiệu quả cho quá trình khiển khai hoạch định chiến lược, kiểm soát quá trình vận hành cũng như ra quyết định của một tổ chức, công ty. Cụ thể OGSM sẽ mang ý nghĩa như sau:
Objective (Mục tiêu): Yếu tố này giúp cho những tổ chức, công ty tìm ra được những điều mình muốn hướng tới và đạt được. Có thể đó là những mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn giúp định hình hoạt động của tổ chức. Mục tiêu sẽ được xác định và thường sẽ xuất phát từ sứ mệnh và tầm nhìn của một doanh nghiệp.
Goals (Đích nhắm): Yếu tố này thường được tạo thành từ những đính đến rõ ràng và cụ thể, nó sẽ mang yếu tố định lượng một cách rõ rệt, yêu cầu doanh nghiệp cần phải thực hiện được trong một khoản thời gian đã quy định trước.
Strategies (Chiến lược): Cần phải đưa ra được những chiến lược, xác định được hành động nào cần thực hiện để giúp đạt được mục tiêu của mình. Chiến lược nhiều hay ít sẽ dựa vào quy mô tuy nhiên thường sẽ không vượt quá mốc 5 chiến lược.
Measurements (Thước đo): Để đánh giá được quá trình, mức độ hoàn thành được mục tiêu của mình. Doanh nghiệp cần có những công cụ được gọi chung là các thước đo trong đó gồm có năng suất, doanh thu, thời gian, số lượng,…
Mô hình OGSM có thể mang lại cho những doanh nghiệp một bảng kế hoạch rất chi tiết về những hành động mình có thể làm một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Từ đó sẽ tiện hơn cho quá trình điều chỉnh, đánh giá và triển khai mục tiêu của những bộ phận thực hiện.
Mô hình OGSM nên sử dụng khi nào?
OGSM không phải là một mô hình có thể được ứng dụng vào mọi thời điểm. Chính vì thế, sử dụng OGSM một cách có hiệu quả sẽ giúp mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp của mình. Cụ thể:
Nên sử dụng OGSM vào những thời điểm cần sự tăng trưởng về tài chính: Đó là khi nguồn lực, tài nguyên của doanh nghiệp được đảm bảo ổn định và có thể tập trung vào việc xâm chiếm thị phần và đẩy mạnh doanh số của mình, lúc này mô hình OGSM cần được áp dụng.
Sử dụng OGSM nhằm để có được góc nhìn bao quát về doanh nghiệp. Cụ thể nếu tổ chức hiện tại chưa có được một chiến lược chi tiết để hoạt động một cách bền vững. Thiếu đi những mục tiêu hoặc những mục tiêu không đúng với những nguồn lực mà mình đang sở hữu, lúc này OGSM sẽ được sử dụng và mang lại hiệu quả cao.
Làm thế nào để thiết lập mô hình OGSM
Để thiết lập OGSM trong thực tế, người thực hiện không cần phải sử dụng nhiều phần mềm hay những thiết bị gì quá to lớn. Trong qua 1 trang giấy, người quản lý có thể đưa được mục tiêu, chiến lược, đích nhắm và thước đo cho doanh nghiệp, tổ chức của mình.
Thông thường OGSM khi được xây dựng sẽ được triển khai từ 3 cho tới 5 năm. Trong quá trình triển khai kế hoạch, những điều chỉnh sẽ được diễn ra và thường trong chu kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Những vấn đề trong OGSM sẽ được điều chỉnh thủ công.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của mô hình OGSM. Chúc các bạn sẽ sớm gặt hái được nhiều thành công.