Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, mạng Internet được bao phủ toàn cầu. Vậy, đã bao giờ bạn tự hỏi “nhà cung cấp” của Internet từ đâu hay Internet được kết nối với nhau như thế nào chưa? Đó đều là nhờ vào mạng ISP. Vậy mạng ISP là gì? Chúng có ý nghĩa thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin đó qua bài viết dưới đây.
Khái niệm mạng ISP
ISP hay còn biết đến với tên gọi đầy đủ là “Internet Service Provider”, được hiểu là đơn vị cung cấp dịch vụ Internet. Đúng như tên gọi của nó ISP sẽ cung cấp cho người dùng các quyền truy cập để sử dụng dịch vụ Internet.
Địa chỉ mạng ISP mang ý nghĩa như thế nào?
ISP được ví như là một sợi dây kết nối tất cả các thiết bị với máy chủ trên mạng Internet. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào muốn có quyền truy cập Internet đều phải thông qua ISP. Bất kể máy tính hiện đại đến mức độ nào thì khi không đăng ký sử dụng hay nói cách khác là không có địa chỉ mạng ISP thì bạn sẽ không thể nào kết nối được Internet.
Chức năng cốt lõi của ISP là cung cấp quyền truy cập Internet, bên cạnh đó ISP cũng cung cấp dịch vụ như lưu trữ web, đăng ký tên miền,…
Trách nhiệm của ISP là đảm bảo người dùng có thể truy cập Internet, bảo vệ người dùng trên môi trường trực tuyến.
Phân loại ISP
Khoảng những năm 90 của thế kỷ XX, ISP được phân thành 3 loại: dịch vụ dial-up, Internet tốc độ cao và DSL. Vào khoảng sau năm 2013, dịch vụ dial-up không còn được sử dụng rộng rãi, thị phần hiếm hoi bởi nhược điểm là truy cập chậm tuy giá thành khá rẻ và người dùng có nhiều lựa chọn mạng ISP vượt trội hơn.
DSL và cáp
Dịch vụ này được cung cấp bởi các công ty viễn thông như FPT, VNPT, Viettel,… với hình thức phát triển Internet dựa trên cáp. Tuy nhiên những năm gần đây thì lượt sử dụng DSL cũng đã giảm đi đáng kể bởi công nghệ ngày càng trở nên lạc hậu.
Fiber Internet
Sự giảm sút của DSL đã nhường sân chơi cho Fiber trên sàn công nghệ. Fiber phát triển mạnh mẽ bởi sự tiện lợi và đặc điểm của chúng. Fiber có tốc độ nhanh hơn DSL gấp hàng trăm lần, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng.
Lợi ích của mạng ISP
Mạng ISP giúp cho mọi người trên thế giới có thể tương tác, kết nối với nhau, không chỉ thế còn gián tiếp thúc đẩy sự nền kinh tế, thương mại thế giới phát triển.
Mạng ISP còn đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề an ninh mạng. Quản lý và kiểm tra các hành vi, hành động gây ảnh hưởng xấu đến nhà nước, lợi ích quốc gia hay làm điều trái luật pháp.
Cách kết nối đến ISP
Để kết nối ISP bạn chỉ cần kích hoạt thiết bị Modem thông qua công tắc. Sau khi Modem được mở lên sẽ thực hiện kết nối, ISP sẽ kiểm tra và cung cấp địa chỉ IP để cấp quyền truy cập Internet cho bạn. Các thiết bị kết nối thông qua một Modem sẽ đều sử dụng chung một địa chỉ IP.
Lưu ý khi lựa chọn ISP
– Vùng phủ sóng: Bạn lựa chọn ISP tương thích với độ phủ sóng của chúng trong khu vực sinh sống của mình. Nếu bạn sống ở thành phố thì rất dễ dàng trong việc lựa chọn nhà cung cấp, tuy nhiên nếu bạn ở nông thôn thì phải cân nhắc kỹ càng.
– Các loại dịch vụ được cung cấp: Chọn mạng ISP phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn, đảm bảo rằng các quyền lợi được bảo toàn về sự riêng tư, bảo mật thông tin, các dịch vụ được sử dụng.
– Tốc độ mạng: Lưu ý về tốc độ mạng ứng với nhu cầu sử dụng để tránh gây bức xúc trong quá trình sử dụng.
– Chi phí: Lựa chọn các nhà cung cấp có dịch vụ xứng với chi phí bạn đã bỏ ra.
– Đánh giá của người tiêu dùng: Tham khảo các nguồn thông tin, đánh giá của người đã sử dụng dịch vụ để đưa ra lựa chọn thích hợp nhất.
Chúng tôi xin giới thiệu cho bạn 3 nhà cung cấp mạng ISP đó là Viettel, VNPT và FPT. Bạn hãy cân nhắc tìm hiểu kỹ thông tin về ưu và nhược điểm của từng nhà cung cấp trước khi quyết định sử dụng nhé!
Như vậy, qua bài viết trên ta đã thấy được tầm quan trọng của mạng ISP. Các nhà cung cấp cũng đang ngày một phát triển kết nối nhanh hơn để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.