Không phải lúc nào các nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng mua và bán chứng khoán một cách liên tục. Để tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, các nhà đầu tư thường sử dụng lệnh LO trong chứng khoán. Vậy lệnh LO là gì? Cách đặt lệnh LO như thế nào? Và sử dụng lệnh này sao cho hiệu quả? Tất cả những thắc mắc trên đều sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Lệnh LO là gì?
Lệnh LO trong chứng khoán là lệnh giới hạn (tên tiếng anh là limit order) được nhà đầu tư sử dụng cho mua hoặc bán chứng khoán ở một mức giá nhất định để có lợi nhuận cao. Trong phiên khớp lệnh định kỳ, lệnh LO có mức độ ưu tiên khớp lệnh chỉ sau lệnh ATO và ATC.
Lệnh LO có hai loại là lệnh LO ở phiên mở cửa và lệnh LO ở phiên đóng cửa, cụ thể như sau:
- Đối với phiên mở cửa, lệnh LO chỉ có hiệu lực trong phiên giao dịch đầu tiên. Lệnh giới hạn này được sử dụng để thực hiện thao tác mua hoặc bán một loại chứng khoán tại phiên mở cửa cửa thị trường khi giá thị trường đáp ứng các điều kiện cho phép.
- Đối với phiên đóng cửa, lệnh LO được thực hiện tại mức giá đóng cửa. Lệnh giới hạn sử dụng để mua hoặc bán chứng khoán tại phiên đóng cửa khi giá đóng cửa tốt hơn mức giá giới hạn.
Ví dụ về lệnh giới hạn như sau: Công ty C bán ra cổ phiếu với mức giá 50 USD/cổ phiếu. Nhà đầu tư liền sử dụng lệnh hỗn hợp để mua cổ phiếu này với giá dừng là 40 USD/cổ phiếu và giá giới hạn là 45 USD/cổ phiếu. Lệnh của nhà đầu tư sẽ chuyển thành lệnh giới hạn nếu giá cổ phiếu này đạt đến mức giá 40 USD/ cổ phiếu. Lệnh giới hạn được thực hiện khi mức giá cổ phiếu dao động từ 40 USD/cổ phiếu đến 45 USD/ cổ phiếu. Nếu mức giá này lớn hơn 45 USD thì lệnh giới hạn sẽ không còn tác dụng nữa.
Hướng dẫn cách đặt lệnh LO chứng khoán
Lệnh giới hạn được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch chứng khoán là lệnh chờ, có nghĩa là chờ đến lượt mới được thực hiện mua và bán chứng khoán. Lệnh LO chỉ khớp ngay khi nhà đầu tư đặt mua với mức giá ngang bằng hoặc cao hơn giá bán.
Hiện nay có ba sàn giao dịch chứng khoán lớn là HOSE, HNX và UPCOM đều cho phép sử dụng lệnh giới hạn trong các phiên giao dịch. Cách đặt lệnh giới hạn cụ thể như sau:
- Bước 1: Tạo tài khoản chứng khoán.
- Bước 2: Truy cập vào website của công ty chứng khoán mà bạn muốn tham gia và dùng tài khoản chứng khoán để đăng nhập.
- Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, màn hình sẽ hiển thị ra các mục thông tin của sàn giao dịch.
- Bước 4: Chọn mục “Lệnh thông thường” và điền đầy đủ các thông tin liên quan đến lệnh. Giá của lệnh giới hạn nằm trong mức giá sàn – giá trần và không vượt quá số tiền trong tài khoản.
- Bước 5: Chọn “Đặt lệnh”, người dùng kiểm tra lại thông tin lần cuối và nhập mã Pin.
- Bước 6: Chọn “Xác nhận” để hoàn thành việc đặt lệnh.
Khi nhà đầu tư đặt lệnh giới hạn có thể bổ sung thêm chỉ thị về hiệu lực thực hiện của lệnh. Một số lệnh giao dịch được sử dụng phổ biến gồm có: lệnh có giá trị trong ngày (day order); lệnh có giá trị đến khi hủy bỏ hay mở lệnh (open order); lệnh tất cả hoặc là không (all or none); lệnh thực hiện ngay hay hủy bỏ (immediate or cancel) và lệnh thực hiện toàn bộ hay hủy bỏ (full or kill).
Ưu điểm và nhược điểm của lệnh LO chứng khoán
Khảo sát thị trường chứng khoán thực tế cho thấy có tới 95% lệnh đặt trên thị trường chứng khoán đều là lệnh giới hạn. Các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách sử dụng lệnh phù hợp để đem về lợi nhuận tốt nhất.
Ưu điểm
Lệnh LO chứng khoán có nhiều ưu điểm như:
- Tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán với giá tốt hơn mức giá thị trường và thu về lợi nhuận cao.
- Nhà đầu tư có thể tính toán và dự đoán được số tiền lời hay lỗ ngay khi thực hiện giao dịch.
- Đặt lệnh khi giao dịch được thực hiện trong điều kiện cần thiết giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, lệnh LO cũng có nhiều hạn chế mà nhà đầu tư cần lưu ý:
- Lệnh sẽ không được thực hiện khi không đáp ứng các nguyên tắc cần thiết khiến nhà đầu tư bị mất đi cơ hội đầu tư.
- Nếu giá thị trường vượt quá xa mức giá giới hạn thì nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.
- Thị trường chứng khoán biến động thất thường gây ra áp lực về tâm lý cho nhà đầu tư trong thời gian chờ lệnh được thực hiện.
Khi nắm rõ được ưu điểm và nhược điểm của lệnh giới hạn, nhà đầu tư cần tận dụng ưu điểm và có biện pháp khắc phục nhược điểm để sử dụng lệnh thành công. Hãy luôn giữ cho mình một tâm lý vững vàng và luôn bình tĩnh trong mọi tình huống để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.
Cách sử dụng lệnh LO chứng khoán hiệu quả
Lệnh giới hạn được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn sử dụng khi thực hiện giao dịch. Vậy sử dụng lệnh LO chứng khoán như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Nhà đầu tư cần lưu ý những điểm sau đây:
Tính pháp lý
Tính pháp lý của lệnh là một trong các yếu tố cần thiết để đảm bảo lệnh được thực hiện. Khi đặt lệnh giới hạn cho giao dịch, cần hiểu rõ quy định về trách nhiệm và quyền hạn giữa nhà đầu tư và nhà môi giới:
- Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư cần nắm rõ nội dung trong quy định của Sở giao dịch chứng khoán và thực hiện nghiêm chỉnh để lệnh được thực hiện.
- Đối với nhà môi giới: Nhà môi giới có trách nhiệm thúc đẩy lệnh giao dịch chuyển vào hệ thống một cách nhanh chóng. Nhà môi giới phải chịu trách nhiệm cho các sai sót xảy ra trong quá trình nhập và chuyển đổi.
Linh động khi đặt lệnh LO chứng khoán
Lệnh giới hạn đi kèm với mức giá và lượng chứng khoán cố định nên nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch với mức giá hợp lý nhất để có lợi nhuận. Đặt lệnh này còn giúp nhà đầu tư tránh được việc mua bán chứng khoán ở giá quá cao hoặc quá thấp. Lệnh có hiệu lực đi kèm nên nhà đầu tư có thể sửa lệnh hay hủy lệnh theo ý muốn.
Khi nhà đầu tư đặt mua chứng khoán ở mức giá cao hơn giá cuối cùng thì giao dịch sẽ khớp với giá cuối cùng. Tương tự khi nhà đầu tư bán với giá thấp hơn giá cuối cùng thì giao dịch cũng sẽ khớp với giá cuối cùng này. Lệnh LO có tác dụng như lệnh thị trường khi nhà đầu tư mua với giá cao hơn giá bán hoặc bán với giá thấp hơn giá mua.
Nguyên tắc khớp lệnh LO chứng khoán
Trên các sàn giao dịch lớn sẽ có 3 phương thức khớp lệnh giới hạn gồm:
- Khớp lệnh liên tục: Được thực hiện khi lệnh mua và lệnh bán khớp nhau và chuyển thẳng vào hệ thống giao dịch chứng khoán.
- Khớp lệnh thỏa thuận: Là bên bán và bên mua tự thỏa thuận thống nhất với nhau về giao dịch và ghi nhận kết quả vào hệ thống thông qua công ty chứng khoán.
- Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức ghi nhận khớp kết quả giao dịch chứng khoán tại một thời điểm xác định và đều đặn theo định kỳ.
Đầu tư chứng khoán đòi hỏi một quá trình lâu dài và có những chiến lược đặt lệnh LO phù hợp. Các nhà đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ những kiến thức cần thiết cùng tư duy phán đoán tốt để thu về lợi nhuận cao. Hãy thường xuyên theo dõi website để cập nhật tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán!
Tổng hợp: toptradingforex.com