Hướng dẫn cách tính giá trị thực của cổ phiếu cơ bản

Để có thể bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần nắm được thế nào là định giá cổ phiếu. Đồng thời biết cách tính giá trị thực của cổ phiếu cũng là một công cụ hỗ trợ để các nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp nhất. 

Định giá cổ phiếu là gì?

cách tính giá trị thực cổ phiếu
Định giá cổ phiếu là gì

Định giá cổ phiếu là cách tìm ra giá trị thực tại thuộc về doanh nghiệp cổ phiếu. Khi biết được giá trị thực tế của cổ phiếu đó là bao nhiêu, các nhà đầu tư có thể tiến hành mua cổ phiếu đó trong điều kiện giá trị được định giá cao hơn giá trong thời điểm hiện tại. Để có thể tiết kiệm thời gian định giá cổ phiếu, hiện nay chức năng bộ lọc cổ phiếu đã được các nhà đầu tư sử dụng để thống kê các con số tiềm năng của cổ phiếu theo từng quý.

Vì sao nên định giá cổ phiếu?

cách tính giá trị thực cổ phiếu
Vì sao nên định giá cổ phiếu

Bằng cách tính giá trị nội tại của một cổ phiếu bất kỳ thông qua các công thức, từ đó các nhà đầu tư có thể định giá cổ phiếu đó, xem xét chung về mức đáng giá tiền của cổ phiếu nhất định trên thị trường. Có thể thấy đây là một bước quan trọng trong quá trình bắt đầu nghiên cứu đầu tư chứng khoán. Về cơ bản để có thể tính mức lời lãi khi mua bán cổ phiếu, thì các các nhà đầu tư không nên bỏ qua bước này.

Khi đã biết cách tính giá trị thực tại của cổ phiếu, các nhà đầu tư có thể mua vào hoặc bán ra tùy vào giá trị cổ phiếu đó thấp hơn hay cao hơn so với giá trị tại thời điểm hiện tại. Sẽ có những trường hợp mà tính thanh khoản không đủ khả năng để đáp ứng cho quá trình các nhà đầu tư bán ra cổ phiếu mức giá cao hay thậm chí là bằng với giá trị thực tế. 

Một số cách tính giá trị thực của cổ phiếu cơ bản

Công thức định giá cổ phiếu = EV / EBITDA

cách tính giá trị thực cổ phiếu
Cách để tính trị giá thực của cổ phiếu
  • Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu luồng tiền

Cách để định giá cổ phiếu theo chiết khấu luồng tiền định sẵn, ta có thể áp dụng theo công thức như sau:

PV = FV / (1 + r)^n

Trong đó:

  • PV chính là Present Value: Giá trị thực tại hiện có của cổ phiếu.
  • r là chiết khấu luồng tiền, n là thời gian tính bằng năm đã đầu tư.

Đối với nhiều người dùng, khi mới bước đầu tham gia vào đầu tư chứng khoán thì phương pháp định giá thực cổ phiếu theo luồng tiền là một bước cơ bản bạn cần hiểu rõ trước tiên. Đây cũng là cách tính giá trị thực của cổ phiếu được nhiều người biết đến và sử dụng phổ biến nhất. Dù vậy đây chỉ là cách thức chung dành cho đa số nhà đầu tư mới, còn đối với các nhà đầu tư lớn họ không sử dụng cách này. Bởi nó chỉ mang tính tham khảo chung mà thôi.

  • Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu của cổ tức

Đối với cách thức này, chúng ta có thể hiểu là sự so sánh giữa tỷ lệ cổ tức được chi trả bằng tiền mặt với giá trị của cổ phiếu nhất định. Cụ thể công thức là: 

Chiết khấu của cổ tức = Cổ tức có giá trị bằng tiền / Thị giá thị trường chung.

Có thể thấy đây cũng là một trong những cách thức định giá cổ phiếu cơ bản và phổ biến được nhiều nhà đầu tư mới sử dụng. Dù vậy cách thức này cũng mang tính tham khảo chung cho những ai chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì nó thực sự cũng không hoàn toàn chính xác. Giả sử đối với một loại cổ phiếu được trả cổ tức ở mức 10%/năm, điều này nghĩa là nhà phát hành cổ phiếu đó sẽ trả cho các nhà đầu tư mức 10% được so với giá trị thực tại hay còn gọi là mệnh giá của loại cổ phiếu đó.

  • Định giá cổ phiếu bằng cách thức P/B

Chỉ số Price to Book Value Ratio (PBR) được viết gọn là P/B. Với cách thức này chúng ta có thể hiểu đơn giản theo công thức: 

P/B = Giá cổ phiếu trên thị trường / Thư giá của một cổ phiếu nhất định.

Có thể thấy chỉ số P/B biểu hiện cho giá của một loại cổ phiếu, với mức độ gấp bao nhiêu lần so với mức giá trị tài sản ròng hiện có trong tài chính một doanh nghiệp cụ thể. Chính vì vậy là P/B hoàn toàn phù hợp cho các doanh nghiệp tài chính, đầu tư, doanh nghiệp ngân hàng bởi vì tính chất thanh khoản cao của nó mang lại.

Dù vậy cách thức này cũng có điểm hạn chế khi không thể áp dụng đối với những doanh nghiệp đang trên đà tiến triển mạnh mẽ trong thị trường chứng khoán nói chung. Đồng thời đối với một số doanh nghiệp thuộc về lĩnh vực dịch vụ thì cách thức này cũng không hoàn toàn hữu hiệu nên bạn cần lưu ý nhé.

  • Định giá cổ phiếu bằng cách thức P/E

Price to Earning Ratio được viết ngắn gọn thành chỉ số P/E. Với cách tính định giá này công thức cụ thể là:

P/E = Giá cả của thị trường / EPS

Trong đó:

  • Mức lợi nhuận ròng của một cổ phiếu bất kỳ là EPS
  • Giá của thị trường tại thời điểm giao dịch diễn ra là P

Đối với mức lợi nhuận ròng ta lại có công thức để tính như sau:

EPS = (Lợi nhuận đã trừ thuế ra – Cổ tức của cổ phiếu áp dụng mức ưu đãi) / Tổng các cổ phiếu đang được lưu thông trên thị trường.

Như vậy chúng ta có thể hiểu khi chỉ số P/E thấp đi thì đồng nghĩa với cổ phiếu đó cũng đang bị đánh giá không cao. Có thể do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến doanh nghiệp phát hành. Ngược lại nếu chỉ số P/E cao thì cổ phiếu đó đang có sự tăng trưởng tốt. Dựa vào đây thì các nhà đầu tư cũng có thể đưa ra quyết định mua hay bán cổ phiếu, tuy nhiên cách thức này chỉ mang tính tạm thời và theo sự biến động thị trường.

  • Định giá cổ phiếu bằng cách thức Benjamin Graham

Đây là một trong những phương pháp ít được các nhà đầu tư mới biết đến và sử dụng, tuy vậy theo ý kiến của nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm thì đây là cách thức mang lại kết quả chuẩn xác hơn. Đối với cách thức này ta áp dụng theo công thức sau:

Value = EPS x (8.5 + 2g)

Trong đó:

  • Value: Là giá trị thực tại của một cổ phiếu nhất định.
  • EPS: Là ký hiệu cho tổng EPS trong 12 tháng được tính trên mỗi cổ phần.
  • 8,5: Hằng số cố định không thay đổi của một doanh nghiệp, biểu thị cho tỷ lệ PE của doanh nghiệp đó.
  • g: Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo sự lợi nhuận dài hạn.

Nhìn chung, có thể thấy giá trị thực của một cổ phiếu chỉ là một con số ước lượng mang tính chất trải rộng. Vì vậy những nhà đầu tư cũng nên đánh giá tổng quát hơn áp dụng cách thức này và đừng chỉ cho rằng đây là một con số chính xác.

  • Định giá cổ phiếu bằng cách thức kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng

Hai nhà đầu tư vĩ đại đã có những thành công nhất định đưa ra một công thức mà họ đã áp dụng trong suốt quá trình đầu tư, công thức đó chính là:

(R + G) / PE > 1.5 

Trong đó:

  • R là tỷ suất của cổ tức sản sinh tính theo %
  • G là tốc độ của sự phát trưởng lâu bền trong tương lai tính theo %
  • PE là chỉ số P/E của cổ phiếu đó.

Đây là một công thức giúp cho các nhà đầu tư có thể đưa ra định định giá cổ phiếu bất kỳ dưới góc độ cá  nhân. Từ đó giúp cho quá trình đánh giá về mức độ lợi nhuận và rủi ro của mã cổ phiếu đó được chuẩn xác hơn. Cách thức này phù hợp cho các nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian lâu dài.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về cách tính giá trị thực của cổ phiếu. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu được định giá cổ phiếu là gì cũng nhưng những cách thức định giá cổ phiếu cơ bản. Ngoài một số phương pháp trên thì hiện nay trên thị trường vẫn còn nhiều phương pháp định giá thực cổ phiếu khác nữa. Tuy nhiên chỉ cần bạn nắm được cơ bản các cách thức trên, bạn hoàn toàn có thể đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu phù hợp và lâu dài cho mình.

Google search engine