Việc dumping xuất hiện trên thị trường là một khái niệm hoàn toàn không quá xa lạ đối với các doanh nghiệp. Vậy thì dumping là gì? Và các hành vi nào được cho là dumping trên thị trường? Hãy cùng theo dõi trong bài viết sau đây để hiểu rõ nhé.
Khái niệm dumping là gì?
Khái niệm “dumping” trong tiếng Việt là bán phá giá. Dumping sẽ xuất hiện khi một sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ được xuất khẩu sang thị trường quốc tế với một mức giá về cơ bản sẽ rẻ hơn mức giá của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cùng loại đang được bán ở thị trường nội địa.
Do tổng sản lượng sản phẩm khi được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là rất đáng kể do đó sự xuất hiện của dumping trên thị trường này thường khá phổ biến. Với tình hình dumping như vậy thì rất dễ dàng gây ra một mối nguy hại cho vấn đề tài chính của các công ty sản xuất tại thị trường nhập khẩu.
Dumping thực chất được xem như một hành vi dùng để phân biệt sự chênh lệch giá cả, nó sẽ được xảy ra trên thị trường nơi mà một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mức giá thấp hơn ở thị trường nhập khẩu so với mức giá của nó tại thị trường sản xuất. Hành vị bán phá giá này được thực hiện với mục đích nhằm nâng cao tính cạnh tranh về giá và tạo ra lợi thế cho nhà sản xuất trên thị trường nhập khẩu.
Mục tiêu của hành vi dumping
Một trong những mục tiêu hàng đầu và chủ chốt nhất của hành vi dumping đó là nhà sản xuất mong muốn sản phẩm xuất khẩu của họ sẽ được bán với giá rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại tại thị trường nhập khẩu và nhờ đó mà họ có thể thu được những nguồn lợi nhuận và đạt được lợi thế cạnh tranh cùng với lượng khách hàng ổn định.
Bên cạnh đó thông qua hành vi dumping các nhà sản xuất sẽ có được vị thế nhãn hàng của mình trên nền kinh tế thị trường thế giới với những sản phẩm đạt ưu thế vượt trội về giá cả rẻ nhưng vẫn đảm bảo ổn định tốt về chất lượng và sự kiểm duyệt từ thị trường nhập khẩu với những tiêu chuẩn đề ra.
Như đã nêu ở trên thì những mục tiêu của hành vi bán phá giá có thể mang lại tác động xấu đến nền kinh tế thị trường, do đó cần ban hành những quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt để có thể quản lý sự ổn định cũng như điều phối nhịp độ tăng trưởng của giá cả trên thị trường. Bởi vì nếu hành vi dumping xảy ra thì những nhà sản xuất, doanh nghiệp, công ty sẽ là người chiếm lĩnh và có quyền điều khiển thị trường theo chiều hướng cá nhân. Hành vi dumping đó sẽ làm cho các công ty hay doanh nghiệp khác sẽ rất khó để gia nhập thị trường một cách công bằng.
Các hình thức dumping
Nhìn tổng thể thì hành vi dumping sẽ có đến ba phương thức như sau, hãy cùng tìm hiểu nhé:
Hình thức dumping bền vững
Đây thực chất là một hình thức bán phá giá với mục đích bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với mức giá sẽ được hạ thấp hơn tại thị trường quốc tế so với mức giá ổn định tại thị trường nội địa nhằm nâng cao tối đa mức thu nhập cho các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất.
Hình thức dumping chớp nhoáng
Đây thực chất là một hình thức dumping với mục đích bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với mức giá sẽ được hạ thấp hơn tại thị trường quốc tế so với mức giá ổn định tại thị trường nội địa trong một khoảng thời gian ngắn nhất định nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trước mắt và đẩy các đối thủ yếu thế hơn về tài chính ra khỏi thị trường mục tiêu.
Hình thức dumping không thường xuyên
Đây thực chất là một hình thức bán phá giá với mục đích bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với mức giá sẽ được hạ thấp hơn tại thị trường quốc tế so với mức giá ổn định tại thị trường nội địa nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt và gấp gáp của công ty liên quan đến tài chính.
Nguyên nhân của hành vi dumping là gì?
Thực chất trên thị trường ngày nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi dumping của các nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất. Một trong số các hành vi dumping đó là các mối nguy hại với các mục đích cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường kinh doanh để có thể đạt được các mục đích sau:
- Hành vi dumping diễn ra nhằm loại bỏ các đối thủ yếu thế hơn về tài chính.
- Hành vi dumping diễn ra nhằm giúp các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất chiếm lĩnh thị phần ở thị trường quốc tế.
- Hành vi dumping diễn ra nhằm bán với mức giá rất thấp sẽ giúp việc thu về ngoại tệ mạnh.
Mặt khác, trên thị trường vẫn có những hành vi dumping diễn ra nhưng lại không phải là ý muốn chủ đích của nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất mà là do sức ép giữa cung và cầu, bán phá giá sẽ diễn ra khi sự cán cân của cung đã vượt quá với nhu cầu trên thị trường. Ngoài ra còn có thể do số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị lưu kho trong một thời gian đủ dài và dễ dẫn đến tình trạng hư hại đến chất lượng sản phẩm, hoặc do quá trình sản xuất bị trì trệ.
Căn cứ theo những quy định của pháp luật của các nước trên thế giới và WTO (Tổ chức Thương mại Quốc tế) về tình hình dumping (các vấn đề chống bán phá giá), các loại thuế về chống hành vi bán phá giá có thể sẽ bị ràng buộc, áp đặt mà không bận tâm đến các nguyên nhân dẫn đến tình trạng dumping của nhà sản xuất.
Hậu quả của hành vi dumping
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thống kê thì các loại thiệt hại xảy ra do hành vi dumping có thể là một trong số những vấn đề sau:
- Hành vi dumping gây ra các thiệt hại đến các loại cơ sở vật chất dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp ở thị trường nội địa.
- Bên cạnh đó, hành vi dumping còn gây ra các mức tổn hại vật chất haowjc làm chậm quá trình phát triển của ngành công nghiệp nội địa.
Biện pháp chống lại hành vi bán phá giá
Để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường công nghiệp trong nước nói riêng và thế giới nói chúng thì sau đây là hai biện pháp được đề ra:
Thuế chống hàng vi dumping
Đây thực chất là một khoản thuế nhằm đề ra bên cạnh mức thuế nhập khẩu thông thường, với mục đích chính là đánh thuế các sản phẩm từ thị trường nước ngoài nhập khẩu vào thị trường nội địa.
Các chính sách chống lại hành vi bán phá giá
Đối với việc ban hành các chính sách nhằm chống lại hành vi bán phá giá thì các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền nên xem xét, phân tích tình hình kinh tế thị trường ở nước mình nói riêng và thị trường thế giới nói chung để đề bạn các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn.
Thái độ của quốc tế về hành vi dumping
Nhìn tổng thể thì các quốc gia trên thế giới hoàn toàn không ủng hộ đến hành vi dumping. Việc dumping được xem xét như là một trong những hành vi hợp pháp theo những quy định từ Tổ chức Thương mại Thế giới WTO trong trường hợp các tác động ảnh hưởng xấu mà các doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo ra làm các nhà sản xuất nội địa thấy được.
Như vậy, dựa vào những thông tin chúng tôi đã cung cấp về hành vi dumping trong bài viết trên sẽ phần nào giúp được các nhà kinh doanh hiểu rõ hơn về thực trạng và hậu quả của nó gây ra trong nền kinh tế thị trường. Từ đó sẽ có những chính sách bán hàng công bằng và hiệu quả.
Tổng hợp: toptradingforex.com