Chuyên viên khách hàng cá nhân có vai trò như thế nào?

Trong chiến lược bán hàng của từng doanh nghiệp thì chuyên viên khách hàng cá nhân sẽ đóng vai trò tạo và giữ mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Từ đây giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều doanh thu và lợi nhuận. Vậy cụ thể từng vai trò của chuyên viên KHCN trong doanh nghiệp là như thế nào?

Chuyên viên khách hàng cá nhân là gì?

Chuyên viên khách hàng cá nhân
Doanh nghiệp cần có chuyên viên KHCN

Khi doanh nghiệp muốn kinh doanh thì họ sẽ có những người bán hàng và những người này sẽ đưa sản phẩm đến trực tiếp cho khách hàng cá nhân thuộc phân khúc mà doanh nghiệp đang muốn hướng tới. Những người bán hàng này được gọi là chuyên viên khách hàng cá nhân.

Vậy chuyên viên sẽ bán những sản phẩm nào của doanh nghiệp?

Sau đây là 3 nhóm mặt hàng mà vị trí chuyên viên sẽ bán ra thị trường:

Sản phẩm thuộc nhóm tiền gửi 

Trong nhóm sản phẩm tiền gửi này sẽ chia ra nhiều sản phẩm theo từng thời gian khác nhau như là theo kỳ hạn, theo thời gian gửi, theo kỳ trả lãi, theo sản phẩm đặc thù.

Sản phẩm thuộc nhóm cho vay 

Trong nhóm này này các sản phẩm sẽ được chia như sau: theo tài sản, theo thời hạn, theo mục đích và những phân loại khác (cho vay thấu chi thẻ tín dụng cầm cố sổ tiết kiệm,…)

Sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm thẻ

Với những sản phẩm thuộc nhóm này sẽ bao gồm các loại thẻ như: thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ tín dụng và các dịch vụ khác (dịch vụ ngân hàng điện tử bảo hiểm chuyển tiền chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam,…)

Chuyên viên bán hàng cá nhân sẽ có những tư vấn về các sản phẩm thuộc các nhóm trên một cách phù hợp đối với từng loại đối tượng khách hàng, từng phân khúc cũng như là những đặc điểm hoặc nhu cầu mà Khách hàng yêu cầu. Từ đây họ sẽ tạo ra số lượng đơn hàng tức bán được hàng tối đa cho doanh nghiệp của họ.

Chuyên viên KHCN sẽ đảm nhiệm những công việc cụ thể như thế nào?

Có thể nói trong doanh nghiệp chuyên viên KHCN sẽ là một trong những gương mặt đại diện bởi họ là cầu nói cũng như giúp thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Họ sẽ đóng vai trò nâng cao và thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp đó.

Công việc chính của họ nói chung là việc gặp mặt trực tiếp các khách hàng để tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng hiểu đồng thời để bán sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp của mình.

Chuyên viên khách hàng cá nhân
Công vụ cụ thể của chuyên viên KHCN

Còn cụ thể công việc của họ họ sẽ gồm những việc như sau:

Với những khách hàng cá nhân có nhu cầu trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đó thì họ có nhiệm vụ tìm kiếm và thu thập thông tin của những khách hàng này.

Để tạo ra các mối quan hệ thì họ sẽ tìm kiếm cơ hội để có thể gặp mặt với những khách hàng ,tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Từ đó thực hiện các công việc tư vấn hỗ trợ để bán các sản phẩm trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Chuyên viên KHCN cũng sẽ đóng vai trò và có nhiệm vụ thẩm định xem khách hàng này, người mà đang có nhu cầu mua dịch vụ của doanh nghiệp họ có thực sự đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ đó hay không.  Nếu có thì họ sẽ sẽ cung cấp các thông tin và những tư vấn liên quan tới sản phẩm đó cũng như là đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.  

Nếu như khách hàng không thể đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ thì họ sẽ tư vấn khách hàng theo một hướng khác giúp khách hàng hiểu và lựa chọn được những sản phẩm thực sự phù hợp với điều kiện hiện tại nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và những chuyên viên này không được phép bỏ mặc khách hàng của mình. Đây là một phần cốt yếu để giúp doanh nghiệp nắm bắt hết được tất cả các phân khúc khách hàng.

Bên cạnh việc tư vấn bán hàng thì sau khi bán được hàng nhân viên khách hàng cá nhân này còn phải có nhiệm vụ theo dõi sát sao những khách hàng đã mua sản phẩm trước đó. Đồng thời khi đến kỳ hạn trả các khoản vay hoặc lấy lãi thì họ cũng phải nhắc nhở khách hàng để tránh, giảm bớt những sự ảnh hưởng tiêu cực đến sự hiệu quả trong việc hoạt động của doanh nghiệp cũng như đảm bảo được quyền lợi đầy đủ của khách hàng.

Ngoài ra một số số doanh nghiệp sẽ yêu cầu chuyên viên thực hiện một số công việc khác như: lập báo cáo, thực hiện các công việc theo sự phân công của cấp trên,…

Các chuyên viên khách hàng cá nhân có cần kỹ năng hay không?

Trong bất cứ ngành nghề nào ngoài việc có nền tảng kiến thức vững chắc thì kỹ năng là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong công việc. Và các chuyên viên cũng vậy để có thể bán được hàng nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thì họ cũng cần phải có một số kỹ năng sau đây:

Trung thực: Đối với doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp chuyên về dịch vụ như ngân hàng thì sự trung thực là điều đầu tiên mà mọi chuyên viên cần phải có. Vì sự trung thực này nó sẽ mang đến sự uy tín danh dự của cả một doanh nghiệp. Chỉ cần một hành vi thiếu trung thực của chuyên viên cũng có thể tác động tiêu cực đến toàn bộ doanh nghiệp,  ảnh hưởng đến việc tạo ra lợi nhuận cũng như làm mất khách hàng.

Có kỹ năng trong việc tư duy nắm bắt cơ hội nhanh nhẹn linh hoạt và chủ động: Không phải khách hàng nào cũng tự tìm đến bạn để mua sản phẩm mà bạn cần phải tạo ra nhiều cơ hội biết nắm bắt thời cơ, thời điểm hợp lý để có thể tìm ra được những khách hàng thật sự có nhu cầu trong việc sử dụng các dịch vụ. Do đó một chuyên viên cần phải nhanh nhẹn và linh hoạt trong việc nhận biết và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng này.

Có nền tảng kiến thức vững chắc về doanh nghiệp bạn đang làm cũng như là kiến thức kinh tế tổng quát trên thị trường: Chỉ khi nắm rõ được những ưu nhược điểm của dịch vụ mình và xu hướng thông tin trên thị trường thì các chuyên viên mới có thể đem đến thông tin một cách chính xác và phù hợp nhất cho khách hàng.

Bên cạnh có nền tảng kiến thức thì việc chuyên viên phải có kỹ năng giao tiếp, phân tích nhanh, có sự quyết đoán như thế mới có thể tạo nên sự hiệu quả trong công việc và có thể bán các sản phẩm được một cách thuận lợi hơn.

Những thách thức đối với công việc chuyên viên khách hàng cá nhân 

Chuyên viên khách hàng cá nhân
Những thách thức đối với công việc chuyên viên

Bất kể ngành nghề nào cũng sẽ có những khó khăn và thách thức đối với chuyên viên KHCN cũng vậy họ sẽ phải đối diện với những áp lực sau:

Áp lực về thời gian: Để không bỏ qua bất kỳ khách hàng tiềm năng nào thì họ phải đảm bảo có tốc độ xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả không để khách hàng của mình đợi lâu.

Doanh số: Mức thu nhập của chuyên viên còn phụ thuộc phần lớn vào doanh thu của những sản phẩm bạn bán được. Do đó để muốn tăng thêm thu nhập thì họ phải đảm bảo đủ doanh số mà doanh nghiệp yêu cầu.

Lời kết

Trên đây là các thông tin cơ bản về chuyên viên khách hàng cá nhân. Mong qua bài viết này sẽ giúp các độc giả hiểu được một cách tổng quát về ngành nghề tư vấn, dịch vụ.  Và có thêm những kiến thức cần thiết cũng như trau dồi các kỹ năng phù hợp khi muốn tìm kiếm công việc liên quan đến ngành này.

Google search engine