Hiểu biết về đồng CHF là một trong những kỹ năng cơ bản của các nhà đầu tư khi mới tìm hiểu về thị trường ngoại hối. Bởi đây là một trong những đồng tiền lớn, có tính thanh khoản cao, xếp thứ 5 trên Thế giới. Vậy bạn đã biết CHF là đồng tiền nước nào, CHF được sử dụng trong những thị trường và có tầm ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tài chính thế giới không?
Nếu còn chưa biết thì tại sao không đọc chi tiết bài viết dưới đây?
1. CHF là đồng tiền nước nào? Xuất xứ của đồng CHF
CHF là từ viết tắt của từ Confoederatio Helvetica, đây cũng chính là đồng Franc của Thụy Sĩ. Đồng CHF được dùng làm tiền pháp định của Thụy Sỹ và cũng được chấp nhận dùng làm tiền thanh toán ở một số quốc gia khác như Italia hay Campione.
Hiện nay, đồng CHF không được chấp nhận là tiền thanh toán nhưng nó vẫn có thể lưu hành tại một số quốc gia. Họ vẫn sử dụng nó trong các giao dịch thông thường ở các quốc gia đó.
Ở thời điểm hiện tại, đồng CHF đang có hai phiên bản là tiền giấy và tiền xu. Tiền giấy sẽ do Ngân hàng Trung Ương của Thụy Sỹ chịu trách nhiệm in. Còn tiền xu sẽ do Xưởng đúc của quốc gia này chịu trách nhiệm phát hành ra bên ngoài.
2. Đồng CHF được sử dụng trong cả thị trường Forex
Chắc có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc vì sao trong bài viết này lại đề cập đến CHF. Nó khác gì với các đồng tiền khác trên Thế giới. Lý do mà chúng tôi giới thiệu đồng CHF bởi CHF có thể sử dụng ở cả thị trường Forex và thị trường kỳ hạn. Điều này tuyệt vời phải không. Chính bởi vậy, những ai đã tham gia và thị trường Forex thì hẳn không còn quá xa lạ với đồng CHF.
Chưa hết, đó không phải nguyên nhân duy nhất khiến chúng tôi đề cập đến đồng tiền CHF. Điểm cốt lõi của vấn đề chính là tính thanh khoản của đồng CHF. Theo bảng xếp hạng tính thanh khoản của các đồng tiền trên Thế giới thì hiện nay CHF đang đứng thứ 5. Một vị trí rất cao để các nhà đầu tư lựa chọn làm đồng tiền thanh toán của mình.
Ở thời điểm hiện tại, CHF chỉ xếp sau USD, EUR, Yên Nhật và Bảng Anh. Những đồng tiền đã quá nổi tiếng và là sự lựa chọn hàng đầu trong việc thực hiện các giao dịch tiền tệ. Và nếu bạn có ý định tìm một cặp tiền tệ nào đó để giao dịch thì CHF là một sự lựa chọn không tồi chút nào.
3. Nguồn gốc và lịch sử hình thành nên đồng CHF
Mãi cho đến tới năm 1850, đồng CHF mới được công nhận là đồng tiền pháp định và là tiền chính thức của Thụy Sỹ. Ở thời điểm đó, không phải chỉ có một mà có đến 4 đồng tiền khác cùng được sử dụng.
Tuy nhiên, giá của những đồng tiền này không đạt được sự thống nhất và có sự chênh lệch với nhau. Chính lúc này, sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, sau khi trưng cầu ý kiến của người dân, CHF chính thức được đưa vào sử dụng và gắn với giá trị của vàng.
Ngay lập tức, đồng CHF được sử dụng rộng rãi, tiến hành xâm nhập vào thị trường Forex, thị trường tài chính lớn nhất thế giới. Số lượng giao dịch CHF luôn ở mức kỷ lục và CHF phá vỡ thế độc tôn của các đồng tiền khác. CHF đã đóng góp một phần không nhỏ vào thị trường đó.
Cũng từ đây, người ta coi CHF là một đồng tiền an toàn để đầu tư lâu dài, sử dụng CHF như một cách để phòng ngừa các rủi ro có thể gặp phải. Chính sự ổn định của CHF đã giúp cho đồng tiền này được nhiều người yêu thích và sử dụng nhiều hơn. Từ đó, nâng cao tính thanh khoản cho CHF.
3.1 CHF là đồng tiền đại diện cho sự an toàn
Không phải mà tự nhiên CHF được coi là biểu tượng của sự an toàn. Dù với bất kỳ đồng tiền nào khác cũng vậy. Việc đồng tiền đó trở thành biểu tượng của sự an toàn nó còn phụ thuộc rất nhiều vào quốc gia đó.
Các biện pháp, chính sách, nhà hoạch định đã làm gì để biến đồng CHF trở nên an toàn, đó mới là điều quan trọng. Không phải là thường xuyên điều chỉnh để tăng khả năng thanh khoản, cũng không chỉ giữ tiền trong nước. Nó là một sự nỗ lực không ngừng với các chính sách tiền tệ để đưa CHF trở nên mạnh mẽ hơn.
Mạnh mẽ nhưng không được phép gây ra tình trạng lạm phát trong đất nước. Chỉ có như vậy, đồng CHF mới không bị tác động tiêu cực gây ra những ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Thụy Sĩ nói riêng và thị trường tài chính thế giới nói chung.
4. Tầm quan trọng khi nắm bắt giá CHF nói chung và tiền tệ nói riêng
Tuy nhiên, nói đến đây chắc vẫn có nhiều người thắc mắc vậy tại sao phải quan tâm đến tính thanh khoản của các cặp tiền tệ. Nó có ảnh hưởng gì đến việc giao dịch trên thị trường Forex cơ chứ?
Nhưng đã tham gia vào thị trường Forex thì bạn phải hiểu rằng, đây là thị trường của sự biến động về giá, giá của mọi loại tài sản và tiền tệ. Bất kỳ sự chuyển động nào cũng đều có sự ảnh hưởng đến giá thị trường.
Và tiền tệ ở trên thị trường này là một loại tài sản để giao dịch. Chính vì vậy, chúng ta phải quan tâm đến mọi đồng tiền khác nhau. Tiền càng phổ biến, tính thanh khoản cao thì lại càng phải quan tâm đến nó. Bởi nhà đầu tư có thể kiếm được một khoản tiền tương đối bằng việc mua bán ngoại tệ.
Thêm vào đó, việc theo dõi và cập nhất giá của các đồng tiền như CHF còn giúp cho nhà đầu tư có được một cái nhìn tổng quát về sự chuyển động của thị trường. Nếu tiền của một nước nào đó càng trở nên mất giá, điều đó chứng tỏ nền kinh tế đang gặp phải nhiều biến động. Từ đây, nhà đầu tư sẽ có được những định hướng phát triển cho riêng mình.
Để rõ hơn, mọi người có thể xem xét một ví dụ đơn giản như thế này. Điều mà các nhà đầu tư luôn làm đó là tìm cách để mua được cổ phiếu, tài sản ở mức giá thấp nhất có thể và theo chuyên môn thì gọi là mua tại đáy. Tiếp đến, tìm các cơ hội giá đảo chiều để bán ra với mức giá cao hơn và ăn chênh lệch từ đó.
Điều này nghe thì có vẻ là bình thường và máy móc nhưng trên thực tế thì đây lại là nguyên lý cơ bản để nhà đầu tư tiến hành các giao dịch. Tất nhiên, thực tế bên ngoài thị trường thì không phải lúc nào cũng thuận lợi như vậy.
Bởi nếu như nhà đầu tư không quan sát kỹ sẽ không nắm bắt được tình hình giá của đồng tiền mà mình đang đầu tư. Có thể chính sách phát triển hay thị trường đất nước sở tại không được ổn định.
Đồng tiền liên tục mất giá, càng giảm càng sâu. Vậy là chẳng có phiên đảo chiều nào xảy ra và mọi thứ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tiền mất càng nhiều khi mà nhà đầu tư càng cố gắng tìm cách để gỡ lại các khoản lỗ lúc đầu.
Nhưng thông thường, một khi đã bị lỗ sâu như vậy, nhà đầu tư càng muốn nhiều hơn thì càng mất nhiều. Do đó, phải cực kỳ tỉnh táo để biết đâu là điểm dừng. Và nghiên cứu các mô hình giá trên CHF không bao giờ là thừa. Càng nghiên cứu sâu và kết hợp vận dụng chúng với nhau, nhà đầu tư càng nhận được nhiều giá trị và kinh nghiệm cho mình.
Tổng kết
Hi vọng, thông qua bài viết về CHF, mọi người đã có cái nhìn rõ hơn về đồng tiền CHF của Thụy Sĩ cũng như tác động của nó đến thị trường Forex. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để nhận được sự trợ giúp nhanh nhất cũng như cập nhật các thông tin bổ ích khác cho mình nhé!