CFD là gì, đặc điểm và cách thức hoạt động của CFD

Hợp đồng CFD được xem là một cách thức thân quen mà những ai đầu tư ở thị trường ngoại hối đều biết, có người nắm rõ có người chỉ biết sơ qua và không phải ai cũng có thể thực hiện. Giao dịch theo phương thức này sẽ hỗ trợ các trader khá nhiều trong quá trình đầu tư của mình. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về CFD là gì và các đặc điểm của nó mà bạn cần quan tâm.

1. CFD là gì?

CFD là viết tắt của cụm từ Contract for Difference, hay hợp đồng chênh lệch, đây là hình thức hợp đồng được tiến hành thông qua sự chênh giá từ tài sản ở lúc mở lệnh và lúc đóng lệnh. Bản chất thì CFD được xem là cách thức của dạng giao dịch bình thường ở đời sống.

Điều này có nghĩa là vẫn cần tồn tài một loại giá từ sản phẩm nào đó và dựa trên sự thay đổi của giá tại thời điểm đóng cửa và mở cửa để có thể sinh lợi nhuận ở CFD.

Ở những giao dịch ngày trước, những trader sẽ hay xác định một mảng hay một dạng hàng hóa mà họ xem đó là có tiềm năng hoặc có khả năng lên giá sau lúc mua, và khi sự thay đổi này diễn ra như kỳ vọng thì nhà đầu tư bán hàng hóa đó ra nhằm thu lại khoản tiền chênh lệch giữa giá lúc mua vào và khi bán ra, đây được coi là mức sinh lời, tuy nhiên trái lại sẽ bị lỗ khi món hàng này giảm giá, đây cũng là cách CFD hoạt động.

Có thể thấy rằng những giao dịch ngày trước hay đầu tư CFD bản chất là xác định mức chênh lệch nhằm sinh lời cho nhà đầu tư. Nhưng phương thức mà hợp đồng CFD được vận hành lại tối tân hơn, hỗ trợ cho gần như mọi người ai cũng có khả năng thực hiện mà không yêu cầu nắm giữ hàng hóa, hay cần sở hữu mức vốn cao.

CFD
Khái niệm CFD

2. Hợp đồng CFD hoạt động ra sao?

Như đã đề cập, CFD là hợp đồng xác nhận giữa phía người mua và người bán về giá một hàng hóa cụ thể. Khi kết thúc hợp đồng, khi mà tài sản có mức giá tăng so với thời điểm mua thì sinh lời, trái lại nếu như mức giá giảm ở thời điểm hợp đồng ký kết thì bên mua chịu lỗ và số tiền sẽ được chuyển cho bên bán từ bên mua trong hợp đồng CFD.

Bên cạnh phương thức giao dịch như ngày trước, ở CFD những nhà đầu tư còn có khả năng bán khống. Nghĩa là thay vì chỉ mua vào với những món hàng họ kỳ vọng giá sẽ tăng, nhà đầu tư sẽ có thể bán ra nếu kỳ vọng mức giá của nó sẽ giảm khi giao dịch CFD.

Từ đây có thể thấy rằng giao dịch CFD là một phương thức đầu tư tối ưu khi sở hữu cả hai cách thức giao dịch mua bán 2 chiều với hàng hóa. Những khía cạnh gồm chính trị, thiên tai, kinh tế,… có khả năng ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đến hàng hóa, đến đời sống nhưng ít tác động đến CFD. Nếu bạn có khả năng bạn vẫn hoàn toàn có thể kiếm ra tiền.

Ví dụ về hợp đồng CFD

Lấy ví dụ về CFD, một nhà đầu tư cần mua vàng, mức giá vàng khoảng tầm 1670 Đô la 1 ounce, người này kỳ vọng vàng sẽ lên giá trong 2 ngày tới nên đưa ra lựa chọn một lệnh mua vào, sau hai ngày giá vàng tăng lên đến 1690 Đô la 1 Ounce, khi đó nhà đầu tư đóng lệnh và nhận khoản chênh lệch là 30 Đô la 1 ounce.

Trường hợp ngược lại, khi giá vàng sụt giảm đến khoảng 1650 Đô la 1 ounce, nhà đầu tư tin rằng giá vàng còn giảm xuống nữa nên đã quyết định đóng lệnh và lỗ khoảng 20 Đô la 1 ounce.

Dĩ nhiên nếu nhà đầu tư đóng lệnh thì mới lỗ 20 Đô la, khi người này kỳ vọng giá vàng sẽ tăng lên lại thì chỉ việc ôm nó đến lúc nếu giá vàng tăng thật sự thì anh ta có lời thay vì phải chịu lỗ. Tuy nhiên khi giá vàng giảm liên tục không như kỳ vọng thì anh ta sẽ lỗ nặng nề hơn mức 20 Đô la ban đầu.

3. CFD phái sinh nghĩa là gì?

CFD phái sinh là định nghĩa mà được nhiều người biết đến khi gia nhập đầu tư ở lĩnh vực ngoại hối. Bản chất gọi đây là phái sinh vì nhà đầu tư không thực sự nắm giữ hàng hóa giao dịch và dựa vào sự thay đổi của giá để thu lời.

CFD
CFD phái sinh là gì?

Khác với CFD, khi bạn mua vào khoảng 20 cây vàng hiện kim với mức giá khoảng 50 triệu, thì khi bạn đưa tiền cho bên bán vàng, bạn sẽ nắm giữ 20 cây vàng như trên và đây là phương thức mua bán bình thường đó giờ mà ai cũng biết đến.

Ở giao dịch theo CFD, nhà đầu tư vẫn sẽ giao dịch vàng ở ngưỡng 50 triệu. Nhưng họ sẽ không thật sự nắm giữ số 20 cây vàng này mà chỉ mua vào mức giá hay chỉ số đang được mua bán tại thời điểm đó. Chỉ khi nào họ đóng lệnh, khi giá tăng lên nhà đầu tư có lời và khi giá giảm xuống nhà đầu tư sẽ có thể bị lỗ nếu quyết định đóng lệnh lúc đó ở CFD.

Nếu trong giao dịch ngoại hối nghĩa là nhà đầu tư thực hiện mua bán hàng hóa phái sinh và dựa vào sự thay đổi của giá để sinh lời. DO đó có thể hiểu ngắn gọn là CFD được coi như cách thức mua bán không có thực vì nhà đầu tư không sở hữu hàng hóa tuy nhiên có tiền hay mất tiền là tiền thật. Do đó mà cẩn thận với những giao dịch theo CFD.

4. Đặc điểm của hợp đồng CFD

CFD hoặc có thể gọi là hợp đồng chênh lệch là một hợp đồng phái sinh.

Nhà đầu tư không thực tế nắm giữa sản phẩm với CFD.

CFD nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy.

Nhà đầu tư chỉ xác định mức lãi hay lỗ từ hợp đồng CFD nếu họ quyết định đóng lệnh.

5. Các loại tài sản nào có thể giao dịch dưới dạng CFD?

Bản chất thì mua bán CFD được lựa chọn nhiều là do hàng hóa CFD đem lại khá đa dạng ở nhiều mảng trong cuộc sống bao gồm:

CFD
Những loại tài sản trong hợp đồng CFD

Chứng khoán: cổ phiếu các công ty lớn như Apple, Google, Facebook,… phụ thuộc vào những sàn sẽ đưa ra số lượng hàng hóa giao dịch riêng biệt. Điển hình như sàn giao dịch ICMarkets là một trong số những sàn giao dịch ngoại hối được nhiều nhà đầu tư tin tưởng và cả giao dịch CFD.

Bên cạnh đó còn khá nhiều sản phẩm, hàng hóa đa dạng có thể giao dịch CFD gồm:

+ Mã số chứng khoán: SP500, UK100, US30, AUS220, EU50, UK100 ….

+ Năng lượng: khí ga, dầu mỏ,…

+ Hiện kim quý: vàng, đồng, nhôm, bạc,…

+ Hàng hóa: cao su, cà phê, gạo, bông,…

+ Ngoại hối: Đa dạng các cặp tiền như USD/EUR, USD/JPY, JPY/CND,…

+ Tiền kỹ thuật số: BTC, ETH, XLM, XRP, DASH ….

6. Tiến hành giao dịch CFD:

Những sàn ngoại hối hoặc những broker chính là bên thứ 3 nhận lệnh của nhà đầu tư khi giao dịch CFD thay họ tiến hành giao dịch.

Để tiến hành giao dịch theo CFD, đầu tiên đó là phải tạo ra một tài khoản đầu tư từ một sàn giao dịch ngoại hối. Sau khi hoàn thành bước đăng ký, thực hiện đặt lệnh thu lợi nhuận. Với CFD, từ lúc nhà đầu tư đặt lệnh, khi mức giá tăng theo dự kiến thì có lời và tiền chuyển tiền vào tài khoản của trader. Khi lệnh có giá giảm nghĩa là bạn bị lỗ, khoản lỗ sẽ bị trừ ngay lập tức ở tài khoản của trader nếu họ đóng lệnh. Khi đó sàn ngoại hối là bên hưởng khoản tiền này.

Lời kết

Và đó là những thông tin về hợp đồng CFD mà bạn cần quan tâm. Ở lĩnh vực đầu tư các sản phẩm tài chính hay cụ thể ở đây là Forex thì các hình thức giao dịch sẽ là một trong những công cụ giúp các nhà đầu tư đa dạng hóa chiến lược của mình. CFD là một trong số dạng hợp đồng để nhà đầu tư tham khảo.

Google search engine