Đọc các chỉ số trên bảng giao dịch chứng khoán là yêu cầu bắt buộc với tất cả các nhà đầu tư nếu muốn đầu tư trong ngành này. Chỉ khi hiểu được các chỉ số ta mới nắm bắt được các xu hướng của thị trường và đưa ra các quyết định chính xác.
1. Bảng giao dịch chứng khoán là gì?
Bảng giao dịch chứng khoán hay bảng giao dịch chứng khoán trực tuyến là một bảng điện tử thể hiện các thông số của thị trường chứng khoán. Bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu, các chỉ số tăng giá, giảm giá, số lượng giao dịch diễn ra trong ngày, v.v.
Khi nhìn vào các thông tin trên bảng chứng khoán thị trường này, nhà đầu tư sẽ có được một bức tranh tổng thể về tình hình thị trường của ngày hôm đó. Các chỉ số Index đang tăng hay giảm, xu hướng của ngày hôm đó là thế nào. Các nhà đầu tư chứng khoán đang có tâm lý bán ra hay mua vào. Tất nhiên, nếu chỉ nhìn vào bảng giao dịch chứng khoán thì không thể nào nhìn ra được toàn bộ thông tin. Nhưng chúng ta cũng có thể coi nó như một bức tranh thu nhỏ của thị trường, của các công ty niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch ngày hôm đó ra sao.
2. Thông tin chung về bảng giao dịch chứng khoán
Hiện nay, tại Việt Nam đang có hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất là HNX và HOSE. Mỗi sàn giao dịch sẽ có một bảng riêng. Về cơ bản, hình thức, giao diện của hai bảng này có thể khác nhau. Nhưng tất cả các chỉ số, nội dung đều giống nhau.
Ở các sàn của các công ty phát hành chứng khoán hoặc công ty chứng khoán cũng sẽ có những bảng điện tử cho riêng mình. Giao diện cũng vậy, cũng có thể khác nhưng nội dung thì không thay đổi. Việc lập ra các bảng cho riêng mình như vậy sẽ giúp cho các khách hàng của họ có thể tự mình quan sát các chỉ số mà không cần phải tìm đến tận sàn HNX hoặc sàn HOSE.
Ở thời buổi hiện nay, chúng ta khó mà nhìn thấy được khung cảnh các nhà đầu tư tập trung lớn ở các sàn giao dịch. Thứ nhất là vì dịch bệnh. Nhưng nguyên nhân chính đến từ việc các sàn bắt đầu triển khai dịch vụ tra cứu online. Nhà đầu tư có thể quan sát ngay trên thiết bị di động ở bất cứ nơi đâu chỉ cần có kết nối internet.
Ngoài hai sàn chính đó ra thì còn có một sàn giao dịch cũng rất nổi tiếng đó là sàn UPCOM. Khác với hai sàn ở trên, sàn này lại chuyên dành cho các công ty chưa niêm yết hoặc chưa đủ điều kiện để niêm yết nhưng vẫn có nhu cầu phát hành cổ phiếu và huy động vốn từ các nhà đầu tư.
3. Giải thích các ký hiệu trên bảng giao dịch chứng khoán
Muốn đánh giá được thị trường thông qua bảng giao dịch này thì đầu tiên chúng ta phải hiểu được các ký hiệu, thuật ngữ quy định trên bảng. Tất nhiên, họ sẽ không có các ký hiệu ở bên dưới. Nên buộc các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này phải tự nghiên cứu và tìm hiểu, nắm bắt thật vững trước khi đầu tư vào chứng khoán và đọc bảng giá trị trường chứng khoán.
3.1 Mã chứng khoán
Mã chứng khoán là một khái niệm cơ bản mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nắm được. Đây là tên viết tắt của các công ty niêm yết chứng khoán trên sàn. Thường được viết in hoa, với 3 ký tự và do Ủy ban chứng khoán cấp. Mỗi một công ty có một mã riêng. Khi sắp xếp trên bảng giao dịch sẽ sắp xếp theo thứ tự ABC từ trên xuống.
Ví dụ như của Ngân hàng Ngoại thương Techcombank sẽ là TCB, Tập đoàn Vingroup là VIC. Tuy nhiên, tập đoàn Vingroup có 3 công ty khác nhau trực thuộc nên chia ra thành 3 mã chứng khoán là VIC11502, VIC11503 và VIC11504.
3.2 Giá màu vàng – Giá tham chiếu
Giá tham chiếu chính là mức giá đóng cửa gần nhất. Nếu đây là phiên mở cửa buổi sáng thì đây giá tham chiếu là giá đóng cửa của ngày hôm trước.
Mức giá này được quy định trên bảng giá thị trường là màu vàng. Dựa vào mức giá này, nhà đầu tư có thể lấy làm dữ liệu để tính toán mức giá trần và giá sàn.
Cách tính này chủ chỉ được áp dụng với hai sàn chính thống là HNX và HOSE. Trên sàn UPCOM thì lại có công thức tính khác. Lúc này, giá bình quân trong phiên giao dịch gần nhất trên sàn UPCOM sẽ được dùng làm giá tham chiếu cho phiên giao dịch tiếp theo.
3.3 Giá màu tím – Giá trần
Giá trần là mức giá cao nhất trong một phiên giao dịch mà bạn có thể đặt lệnh giao dịch. Dù đó là lệnh mua hay lệnh bán. Khi nhìn trên bảng điện tử, giá trần được quy định có màu tím.
Mức giá trần của các sàn giao dịch chứng khoán là khác nhau. Và thường sẽ chênh cao hơn bao nhiêu % so với mức giá tham chiếu.
3.4 Giá màu xanh lam – Giá sàn
Ngược với giá trần chính là mức giá sàn. Đây chính là mức giá thấp nhất để nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch mua hoặc bán trong phiên. Trên sàn, mức giá này sẽ hiển thị với màu xanh lam. Đôi khi, các nhà đầu tư gắn luôn màu sắc làm tên giá. Ví dụ khi giá xanh lam, họ sẽ hiểu luôn đó là giá sàn, hiển thị trên bảng điện tử là màu xanh lam.
3.5 Giá có màu xanh lá cây
Khi nhìn vào các chỉ số có màu xanh lá cây, bạn có thể hiểu lúc này giá tăng lên so với phiên trước đó. Nó cao hơn mức giá tham chiếu nhưng không bằng được giá trần.
3.6 Giá có màu đỏ
Ngược lại, đây sẽ là mức giá thấp hơn so với giá tham chiếu, giảm đi so với giá trước đó nhưng vẫn cao hơn mức giá sàn.
3.7 Tổng khối lượng khớp lệnh
Có thể hiểu đây chính là tổng số cổ phiếu được giao dịch thành công tức là đã được khớp lệnh diễn ra trong ngày hôm đó. Khi nhìn vào cột này, nhà đầu tư sẽ hiểu được ý nghĩa của cổ phiếu.
Không chỉ nhìn được số lượng cổ phiếu được giao dịch trong ngày hôm đó như thế nào. Suy rộng ra, nhà đầu tư còn biết được tính thanh khoản của loại cổ phiếu đó nữa.
Khối lượng giao dịch càng nhiều chứng tỏ tính thanh khoản càng cao và ngược lại. Tính thanh khoản thấp khi mà mã cổ phiếu đó có khối lượng giao dịch rất thấp.
Tuy nhiên, có những thời điểm tổng khối lượng này cũng không phản ánh chính xác được giá trị của cổ phiếu đó. Bởi nhà đầu tư có thể nhận thấy được tiềm năng giá sẽ tăng trong một tương lai gần nào đó nên muốn giữ lại, chờ thời điểm mạnh để bung ra hết.
3.8 Bên “Mua”
Ở cột này sẽ chia thành 3 cột nhỏ khác tương ứng. Gồm mua 1, mua 2 và mua 3. Trong mua 1 sẽ có giá mua 1 và khối lượng mua 1. Tương tự với cột mua 2 và mua 3 cũng vậy. Tại đây, chúng ta có thể hiểu là sàn giao dịch đang ưu tiên hiển thị các lệnh có mức giá tốt nhất – sẽ là mua 1. Bên cạnh sẽ là khối lượng cần mua tương ứng.
Lần lượt giá của Mua 2 và mua 3 sẽ giảm dần so với mua 1.
3.9 Bên “Bán”
Ở bên bán cũng tương tự như bên mua. Cũng sẽ có giá bán và khối lượng bán lần lượt là 1, 2, 3. Nhưng tất nhiên lúc này giá sẽ lần lượt tăng dần từ thấp nhất đến cao thấp.
Khi gặp lệnh ATO hay ATC thì sẽ tự động khớp lệnh Mua 1 và Bán 1 với nhau. Hiểu đơn giản là ưu tiên mức giá tốt nhất và khối lượng tốt nhất.
Tất nhiên trong bài viết này, chúng tôi không thể đề cập toàn bộ các chỉ số trên bảng giao dịch chứng khoán. Nhưng hy vọng, với các thông tin trên, nhà đầu tư sẽ có thêm động lực để tìm hiểu thêm về chứng khoán.