Thặng dư vốn cổ phần là gì? Những quy định về vốn điều lệ

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Khi bước chân vào lĩnh vực đầu tư tài chính, bạn sẽ phải làm quen với rất nhiều thuật ngữ xa lạ trong ngành này mà có lẽ bạn chưa từng gặp qua trước đây. Vậy mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của nó qua bài viết sau.

1. Thặng dư vốn cổ phần là gì?

Thặng dư vốn cổ phần hiểu đơn giản là phần thặng dư (khoản chênh lệch) về giá giữa mệnh giá cổ phiếu bán ngoài thị trường chênh lệch so với giá cổ phiếu khi phát hành. Khoảnh chênh lệch thặng dư vốn cổ phần còn có tên gọi khác là thặng dư vốn của công ty cổ phần.

thặng dư vốn cổ phần
Thặng dư vốn cổ phần nghĩa là gì?

Khoản tiền chênh lệch này xuất phát từ các hoạt động phát hành thêm cổ phiếu công ty, khoản chênh lệch về giá này về sau sẽ được hợp thức hóa chung dưới dạng cổ phiếu để gộp chung vào phần vốn đầu tư trong tương lai của các chủ sở hữu.

Để tính được mức chênh lệch về giá cổ phiếu giữa giá thị trường và giá niêm yết phát hành thì các nhà giao dịch có thể áp dụng theo công thức sau đây để tính:

Thặng dư vốn cổ phần = (giá niêm yết – giá thị trường) x số lượng cổ phiếu được phát hành.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Lan Hưng đã phát hành ra thị trường cổ phiếu tính đến nay tổng cộng là 120 ngàn cổ phiếu, mệnh giá mỗi cổ phiếu của công ty Lan Hưng là 100 ngàn đồng. Vốn điều lệ huy động được theo dự kiến là 12 tỷ đồng. Khi thị trường nhận thấy tiềm năng của Lan Hưng và sẵn sàng mua số cổ phiếu trên với giá là 160 ngàn đồng. Như vậy trên thực tế công ty Cổ phần Lan Hưng thu được 19,2 tỷ đồng. Phần chênh lệch 7,2 tỷ được gọi là thặng dư vốn cổ phần.

thặng dư vốn cổ phần
Ví dụ về thặng dư vốn cổ phần

2. Công thức tính khoản chênh lệch vốn cổ phần

Chênh lệch vốn = (giá thị trường 1 cổ phiếu – giá niêm yết trên 1 cổ phiếu) x tổng số lượng cổ phiếu bán ra

Để các bạn dễ hiểu hơn cách tính này, chúng ta hãy cùng thực hiện 1 phép toán sau làm ví dụ:

Công ty Cổ phần Xuân Ni muốn phát hành thêm cổ phiếu có mệnh giá 100 ngàn đồng với tổng số lượng là 12 ngàn cổ phiếu. Kế hoạch của Xuân Ni là sau đợt phát hành thêm này sẽ tăng được thêm 1,2 tỷ đồng vốn điều lệ công ty. Do tình hình làm ăn khả quan kèm các yếu tố thuận lợi khác trong kinh doanh mà thị trường đồng ý mua số cổ phiếu trên với giá 160 ngàn đồng 1 cổ phiếu. Khi ấy thực tế vốn điều lệ của công ty Xuân Ni đã huy động được thêm 1,92 tỷ đồng. Phần thặng dư của vốn cổ phần khi ấy của công ty Cổ phần Xuân Ni là 720 triệu đồng.

3. Quy định của nhà nước về vốn điều lệ

3.1. Quy định của nhà nước về việc chuyển đổi thặng dư vốn sang vốn điều lệ

Theo luật pháp nước ta có quy định về việc tổng kết hợp thức hóa khoản chênh lệch thặng dư để gộp lại thành vốn điều lệ của một doanh nghiệp tại khoản 2 Phần II mục A như sau:

“2. Việc kết chuyển thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ của công ty cổ phần (theo quy định tại tiết đ điểm 1 mục A phần II) phải tuân thủ các điều kiện sau:

a) Đối với khoản chênh lệch tăng giữa giá bán và giá vốn mua vào của cổ phiếu quỹ, công ty được sử dụng toàn bộ chênh lệch để tăng vốn điều lệ. Trường hợp chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì công ty chỉ được sử dụng phần chênh lệch tăng giữa nguồn thặng dư vốn so với tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán để bổ sung tăng vốn điều lệ. Nếu tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán bằng hoặc lớn hơn nguồn thặng dư vốn thì công ty chưa được điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng nguồn vốn này.

b) Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để thực hiện các dự án đầu tư thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 03 năm kể từ khi dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để cơ cấu lại nợ, bổ sung vốn kinh doanh thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung tăng vốn điều lệ sau 01 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành.

c) Những nguồn thặng dư nêu tại tiết a, b điểm 2 được chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ phiếu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông.”

Số lượng vốn thặng dư đó khi bổ sung thành vốn điều lệ cũng phải được tính theo công thức được quy định rõ tại tiết c, đ của điểm 1, thuộc mục A phần II:

Tổng số lượng cổ phiếu sắp phát hành = Tổng số lượng vốn thặng dư được quy đổi

Trong đó đơn vị tính là 1 cổ phần.

thặng dư vốn cổ phần
Những quy định của nhà nước về vốn cổ phần

3.2. Quy định của nhà nước về điều chỉnh vốn điều lệ

Nếu một doanh nghiệp cổ phần bất kì muốn điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ cũng đều phải tuân thủ theo những quy định của Bộ Tài chính theo Thông tư 19/2003/TT-BTC.

Thông tư này có quy định rõ trường hợp tăng vốn điều lệ tại khoản 1 Phần II mục A khi thuộc bất kì trong các trường hợp như sau:

“Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp sau:

a. Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo thoả thuận giữa doanh nghiệp và các chủ nợ.

b. Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần: Việc tăng vốn điều lệ chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo đủ các điều kiện để trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần theo qui định của pháp luật và phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi.

c. Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu.

d. Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty.

đ. Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.”

Bên cạnh đó, Thông tư 19/2003/TT-BTC cũng đề cập đến việc giảm vốn điều lệ:

“”Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh giảm trong các trường hợp sau:

1. Giảm vốn điều lệ khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do công ty thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trước hoặc bị buộc phải huỷ bỏ cổ phiếu quỹ.

Việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ và thanh toán tiền cho các cổ đông thực hiện theo các hình thức sau:

a. Công ty mua và huỷ bỏ một số lượng cổ phiếu quỹ có mệnh giá tương ứng với số vốn dự kiến được điều chỉnh giảm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua hoặc huỷ bỏ số lượng cổ phiếu quỹ buộc phải huỷ. Theo hình thức này thì công ty không phải trả lại tiền cho các cổ đông.

b. Công ty thu hồi và huỷ bỏ một số cổ phiếu của các cổ đông với tổng mệnh giá tương ứng với số vốn điều lệ giảm…

2. Giảm vốn điều lệ khi công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 50% vốn của các cổ đông trở lên nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Hình thức giảm vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại tiết b hoặc tiết c điểm 1 mục B phần II Thông tư này, công ty cổ phần không thanh toán lại tiền cho cổ đông.”

4. Lời kết

Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu được thế nào là thặng dư vốn cổ phần là gì cũng như mở rộng được kiến thức về những luật định liên quan đến vốn điều lệ của công ty. Cảm ơn các bạn đã theo dõi trang tin tức của chúng tôi!

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine