Ngày nay việc mua bán trên nền tảng Internet ngày càng phổ biến và các trang thương mại điện tử chiếm lĩnh phần lớn thị trường. Để phục vụ cho việc thanh toán giữa bên mua – bán thuận lợi, cổng Stripe ra đời để giải quyết vấn đề ấy. Nếu bạn đang có cửa hàng online thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.
1. Stripe là gì?
Stripe là ứng dụng thanh toán trực tuyến thông minh dành cho các trang thương mại điện tử. Stripe được thành lập tại Mỹ và đã có mặt tại hơn 44 quốc gia. Đến nay, cổng đã có khoảng 10 năm hoạt động và thực hiện hàng triệu giao dịch cho các website, cửa hàng.
Nền tảng Stripe ra đời giúp cho việc thanh toán giữa cửa hàng và người mua diễn ra thuận tiện. Bằng việc các chủ shop hoạt động trên trang thương mại điện tử mở tài khoản cổng thanh toán Stripe. Khi đó khách hàng sử dụng ngân hàng, ví điện tử đều có thể thanh toán được.
Bạn có thể hiểu đơn giản về hoạt động của Stripe là: khi khách hàng mua sản phẩm của bạn và tiến hành thanh toán. Khách sẽ được dẫn đến một giao diện để nhập mã thẻ ngân hàng, mật khẩu ngay lập tức. Quá trình thanh toán này diễn ra nhanh chóng giúp các cửa hàng không để “hụt” khách hàng. Đồng thời tạo sự chuyên nghiệp cho shop của mình.
2. Các tính năng của Stripe
Là một cổng thanh toán lâu đời, Stripe payment có những tính năng ưu việt được nhiều khách hàng hài lòng. Trong đó, cổng thanh toán Stripe cung cấp tính năng Payment, tính năng Connect, tính năng Atlas, tính năng Radar và tính năng Relay.
Tính năng Payment: đây là tính năng quan trọng và cơ bản nhất của bất kỳ nền tảng thanh toán nào. Và Stripe cũng không ngoại lệ. Thậm chí còn ưu việt hơn Paypal và 2Checkout. Khi khách hàng nhấn “thanh toán”, hệ thống sẽ tự động chuyển đến phần nhập mã thẻ. Chỉ với 1 bước đó, giao dịch mua bán thành công.
Đặc biệt, thanh toán Payment cho phép nhận cả thanh toán trên di động và website. Bạn có thể thanh toán bằng thẻ ngân hàng, ví điện tử tại nơi mà cổng thanh toán Stripe phủ sóng. Nó còn cho phép người dùng thanh toán bất kỳ đơn vị tiền tệ nào. Hệ thống sẽ tự động chuyển đổi tiền tệ ra đơn vị mặc định.
Tính năng Connect: đúng với tên gọi “connect – kết nối”. Stripe payment cho phép kết nối mạng lưới khắp thế giới với khoảng 100 đơn vị tiền tệ. Vì giao dịch xuyên biên giới nên nó còn cho phép bạn xác minh tài khoản quốc tế để đảm bảo tính an toàn cho giao dịch. Đồng thời bạn cũng có thể đặt lịch thanh toán nếu muốn, giống như việc đặt lịch cho công việc của mình.
Tính năng Atlas: với tính năng này các doanh nghiệp nước ngoài có thể lập tài khoản ngân hàng ở Mỹ để thuận tiện giao dịch. Stripe hỗ trợ tất cả quá trình tạo tài khoản này, bao gồm hướng dẫn về thuế và pháp lý. Hiện nay đã có hơn 120 quốc gia tham gia vào tính năng Atlas của Striper.
Tính năng Radar: nhằm tránh trường hợp gian lận trong thẻ tín dụng, Striper đã thiết lập tính năng Radar để rà soát những trường hợp khả nghi bằng trí tuệ nhân tạo AI.
Tính năng Relay: với tính năng này, cổng thanh toán Stripe cho phép bên bán có thể liên kết danh mục các sản phẩm của mình trên thiết bị điện thoại. Việc này giúp họ dễ dàng theo dõi hàng hóa và các đơn mua hơn.
3. Phí sử dụng giao dịch
Stripe payment quy định cách tính phí rất rõ ràng, dễ hiểu và minh bạch. Đối với tài khoản thẻ tín dụng (Credit Payment), mức thanh toán là 2,9% + 0,3 USD.
Đối với giao dịch qua ACH (Automated Clearing House) là 0,8%. Nhưng tối đa chỉ 5 USD. Khi dùng ACH bạn có thể thanh toán theo định kỳ. Tức là bạn có thể ghi nợ để đến một khoảng thời gian định kỳ nào đó rồi mới thanh toán.
Điểm đặc biệt của cổng thnah toán Stripe là bạn sẽ không mất phí khi đăng ký tài khoản. Cũng không có bất kỳ phí phát sinh tháng, quý nào. Chỉ có một phí duy nhất là phí giao dịch bạn bạn cần phải đóng.
Khi thực hiện giao dịch hoàn tất, bạn sẽ mất 1- 2 ngày để nhận tiền. Đó là với tài khoản ngân hàng tại Hoa Kỳ. Còn với những nước khác sẽ lâu hơn. Nên nến muốn nhận tiền nhanh bạn có thể sử dụng tính năng Atlas của Stripe để mở tài khoản tại Mỹ nhé.
Tuy nhiên, nếu có xảy ra tranh chấp thì bạn phải bồi hoàn cho Stripe phí là 1 USD. Vì thế hãy làm việc chuẩn xác, tránh những tranh chấp không đáng có nhé.
4. Cách đăng ký tài khoản
Stripe chưa có mặt tại Việt Nam nên cũng chưa thể đăng ký tài khoản. Dù thế bạn vẫn đăng ký được bằng 4 cách sau: đăng ký tài khoản ngân hàng ở Mỹ, đăng ký qua số thuế cấp cho người lao động, địa chỉ thư tín Mỹ, số điện thoại Mỹ. Hoàn toàn đúng luật nhé các bạn.
Thông qua tài khoản ngân hàng ở Mỹ (US Bank Account): để có được tài khoản này, bạn có thể đăng ký qua Payoneer. Với một vài bước đăng ký, bạn sẽ có bất kỳ tại khoản nào mình muốn. Bạn dùng tài khoản ngân hàng đó để tạo Stripe. Khi muốn rút tiền bạn cũng rút về tài khoản đó rồi chuyển sang cho tài khoản tại Việt Nam.
Bạn có thể xin số thuế cấp cho người lao động, doanh nghiệp Việt Nam đang làm việc hợp tác với doanh nghiệp Mỹ như Amazon. Bằng cách bạn gọi đến Sở thuế vụ Mỹ IRS và trả lời một số câu hỏi. Khi được cấp EIN (mã số thuế) bạn sẽ tạo được tài khoản Stripe.
5. Đánh giá Stripe
5.1 Ưu điểm
Nếu bạn kinh doanh quốc tế thì cổng thanh toán Stripe là sự lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể dễ dàng thanh toán với khách hàng, doanh nghiệp ở những quốc gia khác. Với mạng lưới rộng lớn mà Stripe payment đang xây dựng thì bạn sẽ không quan ngại gì về vấn đề giao dịch xuyên biên giới.
Với 100 đơn vị tiền tệ, Stripe đem đến cho bạn sự tiện ích vì đỡ mất thời gian, công sức quy đổi tiền. Nếu giao dịch không có đồng đó thì Stripe cũng sẽ tự động quy đổi cho bạn.
Stripe cung cấp nhiều tính năng hữu ích có sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, như tính năng Radar giúp bảo mật thông tin tốt. Tránh tình trạng hacker làm rò rỉ thông tin.
Phí dịch vụ trên cổng Stripe được phân chia rõ ràng, minh bạch giúp bạn tránh khỏi những thắc mắc. Thông qua bảng giá đó bạn cũng dễ quyết định mình có sử dụng hay không. Có thể thấy phí trên Stripe khá tốt. Vì không có tính phí mở tài khoản hay phí tháng.
5.2 Hạn chế
Là công dân Việt Nam thì mình thấy hạn chế lớn nhất của cổng thanh toán Stripe là chưa có mặt tại nước mình. Nên để đăng ký tài khoản rất khó khăn và mất thời gian. Nếu những nước khác mà Stripe có trụ sở thì chỉ mất vài phút là đăng ký hoàn tất.
Ngoài ra mình chưa tìm thấy hạn chế nào mà Stripe payment làm khó chịu khách hàng. Với sự phát triển không ngừng, Stripe đã chinh phục khách hàng khắp thế giới.
6. Tổng kết
Mỗi ngày người Mỹ bỏ ra hơn 1 tỷ USD để mua sắm online thì Stripe phát triển cũng là điều dễ hiệu. Hai nhà sáng lập Stripe: Patrick và John Callison đã nắm bắt xu hướng thị trường để tung cú hit mang tên Stripe vào năm 2011.
Từ đó đến nay Stripe đã xử lý hàng chục tỷ USD giao dịch và thu về mức phí khổng lồ. Sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng thanh toán thông minh này đi kèm với xu hướng mua hàng online của chúng ta. Rõ ràng các trang thương mại điện tử càng phát triển thì Stripe càng có đất sống.
Trong tương lai, dự đoán Stripe sẽ còn tăng trưởng đáng kể hơn nữa và mở rộng thị trường. Hy vọng các bạn sẽ hiểu được Stripe là gì thông qua bài viết này nhé.
Tổng hợp: toptradingforex.com