Mô hình 2 đáy là một thuật ngữ quen thuộc trong phân tích kỹ thuật lĩnh vực tài chính và được khá nhiều trader áp dụng trong phương pháp trade. Vậy phương pháp này là như thế nào? Có ưu nhược điểm ra sao hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Mô hình 2 đáy là gì?
Mô hình 2 đáy hay gọi theo tiếng Anh là double bottom là mô hình giá được tạo bởi hai đáy nối tiếp có độ lớn gần bằng nhau, giữa 2 đáy là 1 đỉnh nhỏ không break trần. Mô hình này biểu hiện cho việc thị trường sắp đổi chiều, được sử dụng rất thường xuyên trong phân tích kỹ thuật.
Mô hình double bottom thường sẽ xuất hiện vào cuối của xu hướng giảm để chuẩn bị cho một đợt đảo chiều tăng. Do đó, nếu bạn xem trên biểu đồ mà thấy có vẻ xuất hiện một mô hình 2 đáy thì hãy chuẩn bị tinh thần để đón một đợt xu hướng tăng sắp bắt đầu.
Mô hình này trên biểu đồ giá sẽ có hình dạng tương tự với chữ W. Giá từ trên giảm xuống tạo thành một đáy, gọi là đáy 1. Sau đó theo cơn sóng hồi để tới một đỉnh nhỏ ở lưng chừng. Tiếp theo, giá lại một lần nữa trượt xuống và tạo thành đáy 2, có mức giá ngang ngang tương đương với đáy 1. Ở đây, 2 đấy tạo thành 1 vùng hỗ trợ nhỏ và giá lúc này không thể tiếp tục giảm được nữa. Khi đó, bên bán sẽ rút, hoặc đảo lệnh tạo thành một xu hướng tăng mạnh phá vỡ neckline.
2. Cách để nhận biết khi nào mô hình 2 đáy xuất hiện
Mô hình này xuất hiện khi có 2 đáy liền kề có mức đấy tương đương nhau hợp lại và được tạo bởi các giao dịch từ nhà đầu tư dài hạn nhiều hơn là những nhà đầu tư ngắn hạn.
Ở mức đáy đầu tiên có được khi mức giá đi xuống chạm tới vùng hỗ trợ, rồi lại tăng lên cho tới neckline (đường viền cổ) thì sức lăng lại không còn nữa và phải đi xuống mức hỗ trợ gần nhất (là tại đáy 1). Sự giảm gí lần hai không đủ mạnh để phá vỡ hỗ trợ nữa nên lại tăng. Nếu cứ tiếp tục tăng mạnh break out qua luông neckline cũ thì sau đó sẽ là một đợt tăng giá mạnh.
Mô hình 2 đáy này được cấu thành bởi 3 phần chính, gồm có:
- Đáy đầu tiên (mức giá bị từ chối đầu tiên): Giá trên chart chạy lên cao hơn nhưng chỉ ở một mức độ, biên độ dao động nhỏ. Các nhà giao dịch cần cẩn trọng ở giai đoạn này, chú ý quan sát kĩ và kết hợp thêm nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật khác để hỗ trợ phân tích chứ đừng nên quá nóng vội ở đây.
- Đáy số 2 (mức giá bị từ chối tiếp theo): Do thị trường đã từ chối mức độ biên dao động nhỏ liền trước. Tại đây đã thể hiện có sức mua của phe tăng, nếu đã có thêm nhiều dữ kiện khác từ nhiều phương pháp phân tích khác để chắc chắn thì bạn có thể mạo hiểm để bắt đáy. Nhưng nếu chỉ dựa vào mô hình này để phán đoán thì rủi ro vẫn còn quá cao, chưa biết được rằng giá có thể tiếp tục phá vỡ kháng cự không, hay chỉ là một con sóng hồi khác để rồi quay đầu giảm mạnh. Nếu quá nóng vội chắc bạn sẽ khó mà tìm được thấy bờ.
- Giá break out khỏi vùng kháng cự neckline hay còn gọi là đường viền cổ: Khi này thị trường đã lên phá bỏ vùng kháng cự trên. Phe mua đang chiếm ưu thế quyết định quyền kiểm soát biểu đồ giá. Khá là chắc kèo rằng xu hướng tăng mạnh sẽ xuất hiện.
3. Phương pháp giao dịch với mô hình double bottom này
Mô hình giá này dự báo một đợt đảo chiều từ xu hướng có lợi cho phe bán sang thế thượng phong nắm quyền kiểm soát của phe mua. Khi phe bán yếu thế, đây là thời điểm tốt để các nhà giao dịch để đặt lệnh mua. Tuy vậy, để tối đa lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro thì bạn hãy theo dõi biểu đồ giao dịch qua những bước sau đây.
3.1. Xác định xem hiện tại thì thị trường đang nằm ở giai đoạn nào
Các trader hãy lưu ý bước này bởi vì mô hình được đề cập trong bài viết hôm nay chỉ thật sự có hiệu quả khi thị trường đang trong một xu hướng giảm. Tránh việc xác định sai xu hướng để rồi sử dụng sai phương pháp. Nếu giá tạo thành mô hình 2 đáy, nhưng trend chung của toàn cục biểu đồ lại là đang đi ngang hoặc tăng thì mô hình sẽ không còn ý nghĩa nữa.
3.2. Đảm bảo rằng 2 đáy tạo thành phải có mức giá tương đồng nhau, nếu có chênh thì mức đồ chênh lệch này chỉ nhỏ chứ không quá lớn
Đây là điều kiện quyết định để xác nhận rằng đây là một mô hình double bottom – 2 đáy phải ngang bằng nhau. Nếu mắc giá giữa 2 đáy này có sự chênh lệch thì mức chênh lệnh phải rất nhỏ.
3.3. Chỉ vào lệnh mua khi giá đã phá vỡ đường kháng cự neckline
Như đã được để cập ở đoạn trên, thì không nên vội vào lệnh ở 2 giai đoạn đầu, vì lúc này mô hình chưa hoàn tất. Để an toàn thì bạn chỉ nên mua khi giá thị trường lúc này đã phá vỡ đường kháng cự neckline để chắc chắn rằng đây là một tín hiệu đảo chiều thật sự.
Còn nếu bạn đã có thêm nhiều thông tin chắc chắn thì mới có thể đặt lệnh để bắt đáy. Nhưng nếu chỉ dựa vào mô hình này để phán đoán thì rủi ro rất cao, có thể giá sẽ không phá vỡ được kháng cự mà quay đầu giảm tiếp. Nếu quá nóng vội bạn sẽ đối mặt với nguy cơ thua lỗ rất lớn.
3.4. Nguyên tắt khi đặt lệnh, phải tính toán và luôn luôn đặt stop loss và take profit
Đây là một nguyên tắc sống còn để giữ cho bạn tồn tại ở thị trường, đó là luôn phải đặt mức cắt lỗ và mức chốt lời.
Mức stop loss an toàn là ngay dưới 2 đáy hoặc vùng hỗ trợ, còn điểm vào lệnh là nằm trên đường khác cự một khoảng nhỏ. Mức lợi nhuận tối ưu là khoảng từ giá bán mục tiến đến giá mua bằng với khoảng từ neck line tới đáy hoặc đường hỗ trợ.
4. Một ví dụ điển hình cho mô hình 2 đáy
Để cho dễ hiểu chúng ta hãy cùng xét theo một case study như sau: Lấy cặp tiền USD/JPY là ví dụ
Xem biểu đồ tôi đang thấy giá nằm ở xu hướng đi xuống, thị trường thì biến động ổn định và đã hình thành được 2 đáy với mức giá đáy cũng mỗi đoạn ngang bằng với nhau.
Dùng công cụ vẽ 1 đường ngang đi qua 2 đáy này tạo thành được một đường hỗ trợ
Sau đáy 1, biên độ giao động giữa mua và bán không nhiều và 2 phe Bull và Bear vẫn còn ở trạng thái khá cân bằng.
Đến cái đáy thứ 2 là cái đáy quan trọng thì giá đột nhiên tăng gấp, bên Bull nắm thế thượng phong và kéo cho xu hướng tăng vượt qua đường kháng cự.
Lúc đó là báo hiệu đây chính là một mô hình 2 đáy thật sự và các nhà giao dịch có thể tiến hành mua vào.
Xem thêm: Atari breakout là gì? Hướng dẫn sử dụng Atari breakout
5. Kết luận
Phân tích kỹ thuật là những phân tích rất rất quan trọng khi đầu tư ngoại hối forex nói riêng và bất kì hình thức giao dịch tài chính nào nói chung. Hy vọng qau bài viết này đã giúp bạn mường tượng được phần nào về một mô hình cơ bản là mô hình 2 đáy. Chúc cho các bạn sẽ giao dịch thành công trong thị trường.
Tổng hợp: toptradingforex.com