Bạn đọc đã khi nào bị thị trường “lừa bẫy” làm cho tài khoản bay hết chưa? Khi nhà đầu tư nhận định thị trường phù hợp cùng với sự phân tích kỹ càng nhưng vẫn bị gài bẫy một cú đau, nguyên nhân là do thị trường biến động hay chiến lược của người chơi gặp phải bẫy? Một trong những bẫy luôn được mọi người đặc biệt lưu ý đến là Bear Trap tại hầu hết thị trường tài chính. Bear Trap là gì? Làm thế nào để phòng ngừa hay giải quyết khi gặp tình trạng này. Xem chia sẻ tại bài này của chúng tôi ngay.
Khái niệm về Bear Trap là gì?
Bear Trap là gì? Ở đây, Trap là cái bẫy, còn Bear được hiểu là thị trường gấu. Bear Trap chỉ tình hình thị trường đang giảm giá. Tổng lại, Bear Trap được mọi người hiểu như là một dạng bẫy giảm giá.
Bear Trap hay bẫy giảm giá chỉ những tín hiệu cho thấy xu hướng giảm giá giả tại thị trường đang có sự tăng giá. Ngay khi giá bắt đầu vượt các khung hỗ trợ, những nhà đầu tư sẽ nhận định thị trường lúc này sẽ ngược chiều tăng lên. Họ sẽ thực hiện các lệnh Sell với mong muốn có thể nắm bắt được xu hướng đầu tiền. Nhưng sự thật cho thấy, khi giá giảm xuống một phần thì đã quay đầu đi lên nhanh chóng, duy trì xu hướng tăng giá lúc ban đầu.
Khi nhà đầu tư nghĩ rằng thị trường tăng nhưng giá giảm thì chính là bẫy tăng giá, và ngược lại là bẫy giảm giá, thị trường giảm nhưng giá vẫn cứ tăng tiếp tục.
Tâm lý nhà đầu tư và thị trường với Bear Trap là gì?
Khi có hiện tượng Bear Trap, khi giá giảm xuống và ở ngay ngưỡng kháng cự thì sẽ có hai trường hợp diễn ra: giá sẽ quay đầu hoặc giá sẽ vượt ngưỡng và giảm tiếp.
Vào lúc này, các nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ phá vỡ và giảm mạnh, họ nhanh chóng vào lệnh Sell với hy vọng nắm bắt được xu hướng kịp thời. Diễn ra giai đoạn giằng co, giá tăng lên một chút, người chơi dùng lệnh trong hoảng loạn ngay lập tức. Một số người chơi sẽ đóng vị thế lại để ngưng lỗ. Khi đó họ lại bắt đầu mua vào nhanh chóng, càng làm giá tăng lên cao. Tức là kết quả của Bear Trap.
Ngoài ra, khi có sự tăng mạnh, những người chơi đang ở ngoài thị trường sẽ cảm thấy tiếc nuối vì không gia nhập. Đây chính là tâm lý đa số của những người chơi mới còn ít kinh nghiệm.
Ngay khi giá nằm ở khung kháng cự, hay giảm xuống mạnh mẽ, cho thấy xu hướng tăng đã kiệt sức. Điều này cho thấy tâm lý của người chơi đã được thỏa mãn. Họ nhanh chóng tham gia để lấy lại phần lỗ hay phần hụt trước. Đánh vào tâm lý này, một bẫy đã được tạo nên chính từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Họ khiến cho những người chơi mới đồng loại dùng lệnh Sell, làm cho giá giảm, lúc này các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẵn sàng để mua vào với mức giá không thể nào thấp hơn. Lượng mua vào quá lớn sẽ làm giá quay đầu tăng lên. Lúc này các thành viên mới lại bắt đầu đóng vị thế, lại làm giá tăng lên cao.
Thời điểm xảy ra Bear Trap là gì?
Một số trường hợp Bear Trap xảy ra như sau:
Thị trường bị cá mập thao túng
Những người chơi nắm trong tay số vốn lớn chính là các cá mập, họ có khả năng dẫn dắt cũng như thao túng thị trường, dẫn đến tình trạng Bear Trap. Họ sẽ tạo ra những lệnh mua bán thường xuyên để mở cung cầu giả với mục tiêu là đẩy giá của chúng xuống thấp nhất. Nhiều khi họ sẽ sử dụng những tin tiêu cực khiến cho tâm lý nhà đầu tư hoang mang để thu về lợi nhuận.
Nhà đầu tư thực hiện chốt lời
Tại một số thời điểm, một số lượng người chơi nhận định thị trường đang đi lên tốt thì sẽ muốn nhanh chóng chốt lời. Lúc này sẽ tạo nên hiệu ứng điều chỉnh giá. Quan trọng nhất là những dịp đặc biệt, ví dụ như lễ tết.
Cách nhận biết Bear Trap là gì?
Để nhận biết một xu hướng có phải là gài bẫy hay không thì cần chú ý đến nhiều yếu tố để tránh mọi rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận của mình. Có rất nhiều cách hay phương pháp cũng như công cụ để nhận biết trường hợp này. Tại bài chia sẻ này, chúng ta sẽ tìm hiểu công cụ được sử dụng rộng rãi nhất là Fibonacci. Đây là một tín hiệu hội tụ và phân kỳ bởi những chỉ báo cũng như price action.
Để nhận diện chúng cần các bước sau:
- Bước 1: Xác định những vùng giá chính, quan trọng, các khung hỗ trợ, ngưỡng kháng cự
- Bước 2: Ngay khi giá có dấu hiệu vượt ngưỡng hỗ trợ/kháng cự, dùng những công cụ nhận biết để xem giá có thực sự đảo chiều hay không.
Người chơi cần lưu ý rằng, giá có thể vượt ngưỡng và nhanh chóng quay đầu tại trong phiên giao dịch một lúc, hay vượt ngưỡng rồi vài phiên sau đó mới quay trở lại.
Bear Trap thông thường sẽ diễn ra vào lúc xảy ra sự phân kỳ. Lúc này giá giảm, tảo đỉnh và đáy ở mức thấp hơn với đỉnh đáy cũ, tuy nhiên dấu hiệu lại báo tăng thì cần cẩn thận. Ngay khi giá có xu hướng đảo chiều vượt những mức Fibonacci.
Cách tránh tình trạng Bear Trap là gì?
Ngay cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng đã từng dính bẫy này nhiều lần chứ không riêng gì các người chơi mới tham gia thị trường. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế tối đa việc sập bẫy cũng như giảm thiểu rủi ro thua lỗ. Cách duy nhất và thích hợp nhất chính là tích lũy cho bản thân kinh nghiệm cũng như kiến thức.
Những kiến thức về phân tích kỹ thuật cơ bản, price action cùng với các kiến thức nâng cao một cách thành thạo. Thực hành nhiều lần trên thị trường sẽ cho nhà đầu tư quá trình tích lũy kinh nghiệm. Không bất kỳ ai thành thạo một thị trường nào, muốn thành công đều phải thực hành và luyện tập chăm chỉ.
Một số nguyên tắc nhà đầu tư cần tuân thủ như sau:
- Tham gia stop loss cho mọi lệnh giao dịch. Hầu hết những nhà đầu tư chuyên nghiệp đều dùng lệnh stop loss như là một điều tất yếu không thể thiếu.
- Duy trì điểm cắt lỗ không quá 2% tổng tài sản đối với từng lệnh giao dịch.
- Sử dụng tỷ lệ đòn bẩy phù hợp
- Không được “all in one” tại thị trường, nên phân bổ mọi tài sản một cách hợp lý để hạn chế tối đa rủi ro và tối ưu lợi nhuận.
Ngoài ra người chơi cần phải biết cách sử dụng cũng như quản lý vốn một cách hiệu quả. Việc này không chỉ giúp người chơi tránh xa được những bẫy Bear Trap mà còn có giúp bạn thực hiện giao dịch tốt hơn. Nắm rõ các quy tắc trong giao dịch, đánh giá thị trường và dùng những công cụ chỉ báo trong quá trình phân tích kỹ thuật một cách chuyên nghiệp, thành thạo. Những việc này sẽ giúp người chơi nhận định được tín hiệu đảo chiều thực sự của thị trường và tránh xa mọi bẫy do cá mập tạo nên. Trang bị mọi thứ đầy đủ sẽ khiến cho nhà đầu tư tự tin hơn trong cuộc chơi của mình.
Mong rằng với những kiến thức vừa được chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp mọi người nắm rõ khái niệm về Bear Trap là gì. Từ đó biết cách phòng tránh cũng như giải quyết vấn đề khi gặp phải trường hợp bị gài bẫy này. Hãy trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm để trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp, tránh được mọi bẫy của thị trường nhé. Chúc bạn đọc thành công!