Trong thị trường tiền điện tử có rất nhiều cách để kiếm tiền, Bounty là một trong nhiều hình thức như vậy. Ưu điểm của nó là người thực hiện không cần phải bỏ vốn của mình để đầu tư. Bounty như một kế hoạch marketing của những người phát hành dự án với mục đích đưa thông tin của mình đến với nhiều người nhất. Nhưng ai tham gia tiền ảo chắc cũng đã từng nghe đến Bounty, vậy thức chất Bounty là gì?
1. Bounty là gì?
Bounty chính là kế hoạch marketing của các doanh nghiệp mới thành lập nhằm để phát hành ICO ra thị trường. Một tỷ lệ cố định được dành ra để người dùng cùng phát triển dự án. Theo đó, người tham gia sẽ thực hiện chia sẻ thông tin trên các trang mạng xã hội, diễn đàn.
Vào thời điểm thế kỷ 19, thuật ngữ Bounty được sử dụng cho những nhiệm vụ truy bắt các đối tượng phạm tội nguy hiểm đổi lại họ sẽ được trao thưởng. Số tiền càng lớn sẽ tương đương với độ nguy hiểm càng cao. Ngày nay, trong lĩnh vực tiền điện tử, phần thưởng của Bounty sẽ là các loại token miễn phí được airdrop sau khi người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến đăng bài trên diễn đàn, mạng xã hội.
2. Bounty và Airdrop có gì khác nhau?
Nhìn chung Bounty và Airdrop đều là các hành động sử dụng các token để phân phối cho người dùng một cách miễn phí. Nhưng chúng sẽ có một vài điểm khác biệt, cụ thể:
Điểm khác nhau đầu tiền giữa hai khái niệm phân phối Token đó là độ khó. Thông thường người dùng cần phải thực hiện các yêu cầu trước khi nhận được phần thưởng. Tuy nhiên, nếu xét về độ khó thì Bounty có phần khó hơn so với Airdrop.
Người tham gia cần phải có những kỹ năng nhất định mới có thể thực hiện được các nhiệm vụ. Hay nói cách khác độ khó của yêu cầu Bounty sẽ cao hơn nhiều.
Ngược lại, về phía của Airdrop các nghiệm vụ có phần không khó, và không nhất thiết phải đạt các kỹ năng cụ thể. Một vài những kế hoạch được triển khai mà không kèm theo những yêu cầu cụ thể nào. Dễ dàng nhận ra, Airdrop đã xây dựng cộng đồng của họ theo hướng phát triển nhanh gọn nhất.
Một một vài những trường hợp khi thực hiện Bounty, người thực hiện khi kết thúc cần phải xác nhận bằng một bước cuối cùng. Nhưng đối với Airdrop, người tham gia không cần phải làm như vậy.
3. Những loại Bounty nào đang có trên thị trường?
Đa số các dự án Bounty đều tập trung chủ yếu đến linh vực tiền ảo, những hoạt động xoay quanh nội dung mà người tham gia thực hiện Bounty bao gồm:
Thực hiện chèn các dự án tiền điện tử trên BitcoinTalk vao các chữ ký.
Viết những nội dung xoay quanh việc giới thiệu dự án Bounty mới trên Medium.
Upload các video với nội dung nhằm giới thiệu các dự án Bounty về tiền ảo trên Youtube.
Chuyển ngữ nội dung yêu cầu ra nhiều loại ngôn ngữ.
Chia sẻ những nội dung trên các trang MXH như Facebook, Twitter.
Referral – mời bạn bè của mình đăng ký tham gia thông qua các link.
Bug Bounty – Tìm kiếm những lỗi của hệ thống bảo mật.
3.1 Chèn dự án trên BitcoinTalk
Các loại nhiệm vụ Bounty thông thường sẽ được triển khai cho các cá nhân thuộc diễn đàn Bitcointalk. Việc mà người tham gia cần làm đó là chèn những dự án được yêu cầu vào chữ ký mà chúng ta được tạo trên diễn đàn.
Khi chúng ta thực hiện đăng một thông tin mới về một dự án Bounty, lúc này chữ ký sẽ được cung cấp. Tương ứng với một chữ ký trên hệ thống của Bitcointalk, người dùng cần phải thực hiện những nội dung quảng cáo.
Dựa vào thứ hạng của nội dung và số token nhận lại được sẽ tương xứng. Một điểm cần chú ý đó là chỉ có những member Jr trở lên mới có quyền thực hiện những nhiệm vụ Bounty này.
3.2 Giới thiệu dự án
Đối với những ai đang có ý định tham gia vào phần này, cụ thể chúng ta cần phải viết các nội dung để đăng tải trên Blog. Hoặc thực hiện những video có liên quan đến nội dung của dự án. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi làm Bounty.
3.3 Dịch nội dung
Người tham gia Bounty chỉ cần dịch nội dung của whitelist, trang web sang các loại ngôn ngữ khác nhau, dựa theo đó số lượng token được trả sẽ tương ứng.
3.4 Chia sẻ dự án trên MXH
Để thực hiện được các nội dung Bounty, đòi hỏi chúng ta cần phải có dự án trên các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook. Các dự án Bounty sẽ mang đến những nhiệm vụ như chia sẻ nội dung, đi kèm với đó là tag vài người bạn bè. Đồng thời nội dung trên các bài đăng phải là nhận xét tích cực.
Những dự án Bounty với cách thức trao thưởng bằng token thực hiện kiểm tra thông tin người dùng và có thể loại bỏ những user giả mạo thông qua TwitterAudit.
3.5 Bug Bounty
Nếu người tham gia có những kỹ năng IT, chúng ta vẫn có thể kiếm tiền từ phương thức này. Những lỗ hổng bảo mật, những lỗi của hệ thống được tìm ra sẽ được trả bằng những token tương ứng.
4. Những điều bạn cần chuẩn bị khi làm Bounty
4.1 Ví
Đa số những ví điện tử được cung cấp bởi sàn giao dịch sẽ không thể nhận Token khi thực hiện Bounty. Vì vậy chúng ta cần đăng ký một số các ví phù hợp với dự án như:
Ethereum (ERC20)
Binance Smart Chain (BEP 20)
Solana (SOL)
Tron (TRC 20)
Chúng ta cũng có thể tận dụng những ví Multi – Chain, các ví này có thể tương thích với rất nhiều nền tảng Bounty khác nhau.
MetaMask
Coin98 Wallet
Exodus
MyEtherWallet
Parity
Mist
imToken
Sau khi nhận được token từ quá trình làm Bounty, người dùng có thể chuyển đến các sàn giao dịch thông qua ví. Hoặc cũng có thể đầu tư theo nhiều cách khác tùy vào nhu cầu.
4.2 Email
Khi tham gia, mỗi cá nhân cần phải có một email riêng để hệ thống gửi những nhiệm vụ thông qua email. Có khá nhiều thông tin về dự án Bounty được gửi đến bạn, đôi khi là các loại thư spam hoặc quảng cáo. Vì vậy người tham gia cần tách biệt thông tin.
4.3 Tài khoản mạng xã hội
Một số loại tài khoản mạng xã hội cần thiết cho quá trình làm Bounty như:
Telegram
Discord
4.4 Tìm kèo Bounty
Những dự án Bounty thông thường sẽ được tìm thấy tại Bitcointalk. Nếu là người đã có thông tin liên quan đến Bounty, hoặc lần đầu tìm hiểu thì bạn có thể tìm kiếm tại các trang web như:
Airdrop Alert
CoinMarketCap Airdrop
AirdropKing
AirdropBob
Airdrops.io
4.5 Đánh giá dự án
Để làm được điều này và có sự đánh giá chính xác, người tham gia cần phải tìm hiểu một cách kỹ càng. Nghiên cứu nhiều thông tin về dự án, mức độ tiềm năng, mục tiêu của dự án… Yếu tố được niêm yết trên sàn chính là điều kiện cần nghiên cứu rất nhiều.
5. Bounty có phải là một hệ thống lừa đảo không?
Những lời đồn về Bounty lừa đảo cũng xuất hiện trên cộng đồng. Người dùng nhận các loại token không có giá trị hoặc không nhận được phần thưởng. Nhưng hầu hết các nguyên nhân đều xuất phát từ việc tham gia các dự án không rõ ràng, hoặc bị các đối tượng lừa đảo. Vì vậy, khi tham gia cần cân nhắc các dự án có độ uy tín cao, tham khảo các cộng đồng Bounty.
6. Những kinh nghiệm giúp Bounty hiệu quả
Chỉ nên làm một dự án Bounty trong một thời điểm.
Nên cân nhắc không tham gia Bounty cần quá nhiều thời gian.
Khi tham gia Bounty cần xem xét cách thức thanh toán.
Đánh giá các nhiệm vụ của dự án để biết được kế hoạch có triển vọng trong tương lai hay không.
Tìm hiểu nhiều thông tin cụ thể như cộng đồng Bounty, trang web, đội ngũ điều hành, dự án, mục tiêu….