Hàng hóa xuất hiện chính là kết quả họa động, phát triển của loài người nói chung. Từ thời điểm xã hội được hình thành dưới dạng những bộ lạc. Con người đã biết sản xuất các sản phẩm nhằm đáp ứng những vấn đề cơ bản nhất để tồn tại. Nhận ra sự quan trọng của hàng hóa, những nghiên cứu về tính cấp thiết đã được ra đời. Đại diện cho nội dung này chính là lý luận của Mác về hàng hóa. Vậy hàng hóa có những đặc tính cốt yếu nào?
1. Hàng hóa là gì?
Hàng hóa được hình thành trong xã hội khi xuất hiện quá trình hoạt động sản xuất. Đây là kết quả của một khoảng thời gian lao động tạo thành sản phẩm phục vụ cho mục đích mua bán trên thị trường. Sự ra đời của hàng hóa nào cũng đều để thỏa mãn một nhu cầu nhất định.
Theo như cách diễn tả của Karl Marx, hàng hóa ở đây chính là những loại đồ vật với hình dáng cụ thể. Chúng được hình thành nhằm để đáp ứng nhu cầu cho xã hội, con người bởi những đặc tính, công dùng mà chúng sở hữu. Tóm lại, để là một “hàng hóa” chúng phải có những đặc tính như:
Mức độ hữu dụng đối với xã hội, cụ thể là con người.
Mang một giá trị kinh tế nhất định, điều này được biểu hiện qua chi phí sản xuất, lao động.
Mức độ khan hiếm của sản phẩm được tạo nên.
Dưới góc độ nhìn nhận của Karl Marx, Nó chính là hệ quả của quá trình lao động phục vụ cho các hoạt động trao đổi, mua bán nhằm để đáp ứng các nhu cầu từ cơ bản cho đến phức tạp của xã hội. Nếu nhìn theo góc độ rộng hơn thì nó còn có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Chính vì thế nó có thể tồn tại dưới dạng phi vật lý hay vật lý
Ba yếu tố giúp hình thành nên một món hàng hóa bao gồm:
Hàng hóa chính là kết quả, sản phẩm từ quá trình lao động.
Sản phẩm được tạo ra có thể thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
Sản phẩm được sử dụng cho việc mua bán, trao đổi.
Dưới quá trình phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, cách hiểu về hàng hóa ngày càng biến đổi và mở rộng hơn trước đây. Quy mô của sản phẩm không chỉ nằm trong giới hạn chủ thể vật lý mà nó đang được mở rộng ra thêm dưới góc nhìn giá trị. Cụ thể tại thời điểm này quy mô của nó còn có thể đề cập đến các sản phẩm như cổ phiếu, sức lao động, quyền sở hữu trí tuệ, tiền ảo, trái phiếu… mặc dù một vài những tính chất cơ bản của hàng hóa không tồn tại trong các loại hình này.
2. Những đặc điểm cơ bản mà hàng hóa sở hữu
Mỗi khu vực kinh tế, xã hội sẽ có những đặc điểm, môi trường khác nhau. Nhưng chung quy lại thì mỗi hàng hóa ra đời từ quá trình sản xuất đều sở hữu cho mình hai loại đặc tính đó là giá trị và giá trị sử dụng.
2.1 Giá trị sử dụng
Đây chính là những lợi ích, tác dụng cơ bản của sản phẩm khi được tạo nên nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể nào đó. Điều này rất dễ nhận thấy như quần áo được dùng để mặc, xe dùng để di chuyển, thực phẩm dùng để ăn,… một đồ vật nào đó có thể sở hữu nhiều đặc tính khác nhau. Cụ thể như gạo có công dụng để nấu thành cơm, thực phẩm; nhưng cũng có thể chế biến thành rượu, hay bún…
Dưới sự phát triển của xã hội, những giá trị sử dụng trở nên đa dạng hơn trong xã hội, điều này xuất phát từ nhu cầu ngày một nhiều hơn của con người.
Đây chính là đặc tính mà sản phẩm phải sở hữu, hay nói cách khác đây chính là điều kiện cơ bản để đồ vật trở thành sản phẩm trao đổi. Nhưng nếu nói bất cứ thứ gì thỏa mãn điều kiện này đều trở thành hàng hóa thì không hẳn. Như không khi rất quan trọng và nó cần thiết để duy trì sự sống, tuy nhiên đây không phải là hàng hóa. Chính vì thế để trở thành một sản phẩm thì nó phải trải qua một quá trình sản xuất phục vụ mục đích mua bán và nó phải mang một giá trị trao đổi cụ thể trên thị trường. Đối với nền kinh tế chung ở thời kỳ nào đi nữa thì giá trị sử dụng chính được thể hiện qua khả năng trao đổi của chúng trên thị trường.
2.2 Giá trị
Để nắm được giá trị của hàng hóa chúng ta phải bắt đầu từ việc trao đổi nó. Theo góc nhìn của Mác, việc trao đổi sản phẩm được thể hiện qua sự tương quan giữa số lượng. Một đồ vật nào đó sẽ được trao đổi một đồ vật khác theo một mức độ lớn hay nhỏ sẽ dựa vào khả năng thỏa mãn của sản phẩm. Mặc dù hai loại sản phẩm không cùng chung giá trị nhưng việc trao đổi vẫn có thể xảy ra. Cụ thể như thóc và vải, hai loại sản phẩm này trong quá trình trao đổi phải tuân theo một tỷ lệ nào đó. Tại sao lại như vậy?
Bởi vì trong quá trình trao đổi, thị trường khi chưa có tiền tệ đánh giá rằng thời gian lao động để tạo ra 1m vải sẽ phải mất một khoảng thời gian tương đương để tạo ra 10kg thóc. Đây chính là biểu hiện của giá trị thông qua hao phí lao động để tạo nên một sản phẩm. Từ yếu tố này, chúng ta có thể nói rằng, giá trị chính là hao phí lao động đã được hình thành trong quá trình tạo nên hàng hóa.
3. Hai đặc tính của hàng hóa tương quan như thế nào?
3.1 Thống nhất
Hai yếu tố này đều cùng xuất hiện trong một loại hàng hóa. Nếu một sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu nào đó của xã hội, thị trường (giá trị sử dụng), nhưng không được tạo ra bởi quá trình lao động, sản xuất (giá trị), thì nó cũng tương tự như không khí, không thuộc vào những loại hàng hóa. Ngược lại, một loại đồ vật được tạo nên từ quá trình sản xuất nhưng lại không hề đáp ứng một nhu cầu nào của con người, xã hội nói chung thì đó không phải là một dạng sản phẩm.
3.2 Đối lập
Đầu tiên, xét dưới góc độ giá trị sử dụng thì những sản phẩm được tạo nên sẽ có một sự khác nhau nhất định về chất, góc nhìn vật lý (sắt thép, gạo, quần áo…). Nhưng nếu đứng trên phương diện giá trị thì mọi sản phẩm đều chính là những kết tinh từ quá trình sản xuất và lao động, trải qua quá trình con người làm việc mà được tạo nên.
Thứ hai, hai yếu tố giá trị và quá trình xây dựng giá trị đều có sự khác biệt nhau rất rõ ràng gồm thời gian và không gian.
Giá trị chính là yếu tố được hình thành và được thực hiện đầu tiên.
Giá trị sử dụng được thể hiện qua khả năng tiêu dùng và được thực hiện sau.
Đối với quá trình lao động tạo ra sản phẩm thì người sản xuất sẽ chú trọng vào giá trị. Nhưng để đạt được mục tiêu này họ phải chú ý đến giá trị sử dụng của sản phẩm. Bởi chính người tiêu dùng, người mua sản phẩm thường sẽ quan tâm đến việc nó có thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của họ hay không.
4. Tổng kết
Hàng hóa là kết quả không thể thiếu từ quá trình lao động của xã hội. Đây là biểu hiện, kết tinh của một quá trình sản xuất trên thị trường. Giá trị và giá trị sử dụng của những loại sản phẩm cụ thể đều có mối tương quan với nhau và không thể tách rời. Một đồ vật muốn trở thành một hàng hóa thì cần phải đáp ứng hai yếu tố này.