Warrant là gì? Kiến thức đầy đủ nhất về Warrant (Chứng khế)

Warrant là gì? là một trong những khái niệm cơ bản trong hệ thống kiến thức giao dịch chứng khoán. Am hiểu về chứng khế giúp nhà đầu tư dễ dàng tạo ra lợi nhuận bằng các hình thức giao dịch cổ phiếu, trái phiếu ưu đãi. Cùng Top Trading Forex tham khảo bài viết sau đây để nắm vững những kiến thức tổng quan về Warrant (Chứng khế) 

1. Warrant là gì?

Warrant (chứng khế) được hiểu là một loại chứng khoán được công ty cổ phần phát hành, nhằm cho phép người sở hữu mua một khối lượng chứng khoán nhất định trong thời điểm được xác định trước trong tương lai. Warrant được phát hành cùng thời điểm với cổ phiếu và trái phiếu ưu đãi.

Warrant là gì? Kiến thức đầy đủ nhất về Warrant (Chứng khế)
Warrant là gì?

2. Tổng quan về Warrant

Warrant áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: hàng hóa, chứng khoán, v.v. Nếu đối với hàng hóa, chứng khế nghĩa là quyền sở hữu đối với một khối lượng sản phẩm hàng hóa nào đó. Thì đối với lĩnh vực chứng khoán, chứng khế tức là công cụ phái sinh có mức giá được áp dụng theo những quy định khác nhau và có hạn định sử dụng được xác định từ trước. 

Với những người sử dụng chứng khế, họ được phép mua một loại chứng khoán bất kỳ hoặc chuyển đổi chứng khoán thành cổ phiếu trong một thời hạn chất định và mức giá xác định. Đặc biệt, giá định ước của chứng khế cao hơn giá chứng khoán trên thị trường và thời hạn phát hành của chứng khế cũng dài hơn rất nhiều so với thời hạn phát hành chứng khoán.

Trong nhiều trường hợp, chứng khế vẫn mang 1 mức giá thị trường nhất định. Đặc biệt là giá trị đầu cơ được xác định dựa trên mức độ tăng giá của chứng khoán trên thị trường có ghi rõ ở trên Warrant.

Nếu Warrant hoạt động độc lập không đính kèm với chứng khoán thì chủ sở hữu có thể sử dụng chúng với các mục đích như mua, bán sản phẩm trong thị trường tự do, không cần bận tâm đến giá trị của chứng khoán hiện tại. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, khi Warrant liên quan mật thiết với chứng khoán, đi kèm với chứng khoán thì loại Warrant này không được phép trao đổi riêng lẻ mà chỉ được giới hạn quyền mua bán một phần chứng khoán đi kèm.

Warrant là gì? Kiến thức đầy đủ nhất về Warrant (Chứng khế)
Tổng quan về Warrant – Chứng khế trong thị trường chứng khoán

3. 3 loại cơ bản của Warrents là gì?

Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại Warrant. Trong bài viết dưới đây, Top Trading Forex sẽ chia sẻ 3 loại Warrant cơ bản sau: Traditional Warrant, Naked Warrant và Gold Warrants.

3.1 Traditional Warrant

Traditional Warrant (Chứng khế truyền thống) là loại chứng khế được phát hành song song với trái phiếu và được giao dịch ngay trên sàn chứng khoán. Khi sở hữu loại Warrant này, chủ sở hữu sẽ được quyền mua cổ phiếu của đơn vị đã phát hành trái phiếu ở trên. Nói rõ hơn, thực chất của việc này: Đơn vị phát hành cổ phiếu cũng chính là nơi “khai sinh” ra loại Traditional Warrant.

Trong trường hợp này, Tradition Warrant đóng vai trò là “đòn bẩy” hỗ trợ tích cực trong việc bán trái phiếu của công ty phát hành, tác động làm dịu tỷ lệ lãi suất cho khách hàng khi mua trái phiếu tại công ty.

3.2 Naked Warrant

Nếu chứng khế truyền thống là một bộ phận không thể tách rời với trái phiếu thì Naked lại là chứng khế không có trái phiếu đi kèm. Ngoài điểm này ra thì bản chất và nguyên lý hoạt động của Naked cũng tương tự với Traditional Warrant.

Chứng khế không có trái phiếu đi kèm sẽ được giao dịch tại các sàn chứng khoán tập trung do Sở giao dịch chứng khoán quản lý. Thông thường, Naked sẽ được các công ty chứng khoán hoặc ngân hàng phát hành.

3.3 Gold Warrants

Đây là loại chứng khế đặc biệt ám chỉ hoạt động của nó gắn liền với vàng, bạc, đá quý, v.v. Tương tự với lĩnh vực hoạt động trên, Gold Warrants được phát hành bởi các công ty khai thác và phát hành vàng, và hiện nay, được mở rộng ra các công ty và ngân hàng đầu tư lớn.

Nếu sở hữu chứng khế vàng trong tay, bạn sẽ được công ty phát hành cấp quyền mua một khối lượng vàng nhất định, tại một thời điểm được ấn định trong tương lai. Nếu mức giá ước định của vàng hiện tại thấp hơn giá thị trường của nó, bạn sẽ thu lại lợi nhuận. Và tất nhiên với trường hợp ngược lại, nếu giá ước định của vàng hiện tại cao hơn giá trị thực của nó, bạn sẽ bị thua lỗ.

Warrant là gì? Kiến thức đầy đủ nhất về Warrant (Chứng khế)
Có 3 loại Warrant: Tradition, Naked và Gold Warrants

4. So sánh sự khác nhau giữa Warrant và Option

Option được hiểu là hợp đồng quyền chọn. Và giữa Warrant và Option có những điểm giống và khác nhau nhất định. Muốn hiểu và ứng dụng một trong hai công cụ này, nhà đầu tư phải phân biệt được chứng khế và hợp đồng quyền chọn. Vậy điểm giống và khác nhau giữa Option và Warrant là gì?

  • Giống nhau: Cả Warrant và Option đều là một loại chứng khoán. Tiếp nữa, cả hai đều cấp quyền cho chủ sở hữu được phép mua một khối lượng cổ phần nhất định, có giá xác định, trong thời điểm được hạn định trước, của công ty phát hành ra nó.
  • Khác nhau: Trong khi Warrant hoạt động chặt chẽ và bài bản hơn bởi sự giám sát nghiêm ngặt của công ty thì Option lại tỏ ra kém cạnh do không có tổ chức nào đứng ra quản lý loại chứng khoán này cả. Đặc biệt, thời hạn của Warrant kéo dài vài năm thậm chí là vĩnh viễn trong khi Option lại có “tuổi thọ” vài tháng.
Warrant là gì? Kiến thức đầy đủ nhất về Warrant (Chứng khế)
Warrant và Option có những điểm giống và khác nhau

5. Tham khảo mức giá ước định của Warrant

Thông thường, giá ước định của Warrant sẽ cao hơn giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại và thời hạn của chúng cũng dài hơn thời hạn của chứng quyền. Lưu ý, thường thì thời hạn của Warrant là vĩnh viễn hoặc kéo dài từ một vài năm. Khi chứng khế được tách riêng và hoạt động độc lập với chứng khoán cơ sở, chủ sở hữu sẽ được thực hiện những giao dịch tự do hơn trên thị trường. 

Công thức tính Warrent là gì?

Giá trị của chứng khế = Giá trị nội tại + Giá trị về thời gian

Giải thích chi tiết:

  • Giá trị nội tại = (Giá trị của cổ phần – Giá thực hiện) * Khối lượng cổ phần mua được từ chứng khế
  • Một khi chứng khế được áp dụng thực hiện, khối lượng cổ phần của công ty phát hành sẽ tăng lên đáng kể. Điều này dẫn đến tình trạng “tụt dốc” về giá cổ phần.
  • Công thức tính giá trị của Warrant trên được áp dụng theo những nguyên tắc cơ bản trong công thức tính hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ. Và đặc biệt, đó còn là sự vận dụng linh hoạt hiệu ứng “pha loãng” trong lợi nhuận của quyền.

Công thức tính giá trị hợp lý của Warrant được thể hiện cụ thể như sau:

Giá trị hợp lý của Warrant = [Giá trị hợp đồng quyền chọn/ (1+tỷ lệ tăng trưởng số cổ phần)] x Số cổ phần được mua của chứng quyền

6. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của Warrants là gì?

Xác định giá trị chính xác của chứng khế không hề đơn giản. Tuy nhiên, nhiều nhà chuyên gia đầu tư chứng khoán và các trader vẫn “men” theo những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của nó để có góc nhìn đa chiều hơn về Warrant. Cụ thể:

  • Mức thời hạn còn lại của Warrant
  • Mức giá hiện tại của cổ phiếu có chênh lệch so với mức giá trị thực của chúng
  • Sự hấp dẫn của cổ phiếu so với nhà đầu tư 
  • Lãi suất
  • Thời gian và phương thức trả cổ tức
  • Biến động của thị trường giá, v.v.

Ngoài ra, nhà đầu tư nên theo sát các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và tình hình kinh doanh của công ty phát hành để xác định chính xác giá trị của Warrant.

6. Lời kết

Thông qua bài viết trên đây, Top Trading Forex muốn chia sẻ cho các nhà đầu tư những kiến thức sâu và rộng hơn về Warrant – Chứng khế đầu tư trong thị trường chứng khoán. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho các bạn trong đầu tư, giao dịch chứng khoán hiệu quả. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!

Google search engine