Ngày nay, tiền tệ là công cụ chủ yếu để giao dịch và trao đổi mua bán. Vậy tiền tệ là gì? Vai trò của tiền tệ như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết sau đây chúng tôi sẽ phân tích các chức năng của tiền tệ. Để giúp bạn hiểu rõ hơn giá trị của đồng tiền và vận dụng một cách hiệu quả nhất.
1. Tiền tệ là gì?
Tiền tệ là một phát minh vĩ đại của loài người, là phương tiện thanh toán hợp pháp nhất hiện nay và được pháp luật quy định phục vụ cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia hay của một nền kinh tế. Do đó, tiền còn được gọi là tiền lưu động. Tiền tệ có phạm trù kinh tế và phạm trù lịch sử. Tiền giúp thúc đẩy các hoạt động của xã hội, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt kinh tế thế giới.
Nói cách khác, tiền để trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ hay dùng để đo lường biểu hiện giá trị của các loại hàng hóa. Thông thường, tiền được chia thành 2 loại gồm: Tiền pháp định và tiền mã hóa. Trong đó, tiền pháp định do trung Ương phát hành và tiền mã hóa hay tiền điện tử do một mạng lưới máy tính hay một sàn forex nào đó phát hành và thường gọi là đồng coin.
Mỗi quốc gia sẽ có tên gọi đồng tiền khác nhau như: Dollar Mỹ, đồng France của Pháp, VNĐ của Việt Nam…
2. Vai trò của tiền tệ đối với sự phát triển kinh tế
Tiền đóng vai trò rất quan trọng, là công cụ để trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước. Đây được xem là một thứ hàng hóa đặc biệt, dùng để trao đổi và mua bán. Cụ thể, tiền tệ đóng vai trò như sau:
2.1 Mở rộng và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế hàng hóa
Tiền tệ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nền kinh tế hàng hóa, giúp mở rộng hơn trong sản xuất và trao đổi. Theo C. Mác, để sản xuất được hàng hóa cần có tiền. Nếu không mọi việc sẽ bị chậm trễ , thậm chí là không thể tiến hành thực hiện được.
Ngoài ra, tiền tệ còn đóng vai trò là thước đo giá trị, giúp cho việc đo lường trong mua bán, kinh doanh hàng hóa trở nên đơn giản và thuận lợi hơn. Đồng thời, dựa vào đó để người sản xuất tính toán, dự trù chi phí sao cho có lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh.
Như vậy, tiền đã trở thành công cụ duy nhất và không thể thiếu để đảm bảo quy luật phát triển của xã hội . Cũng như trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán và sản xuất.
2.2 Mở rộng và thực hiện các quan hệ quốc tế
Cùng với sự phát triển của xã hội như hiện nay, việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia với nhau là việc làm vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để làm được điều này chắc chắn không thể thiếu tiền tệ. Khi nền kinh tế hàng hóa chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không chỉ thực hiện mọi trao đổi trong nước. Mà nó còn mở rộng và thực hiện các quan hệ quốc tế trong phạm trù kinh tế, xã hội.
Đây chính là công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước trên toàn cầu. Một trong những lĩnh vực đó có thể kể đến như: Ngoại thương, tài chính, kinh tế xã hội hay hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật,… Nhằm học hỏi, mở rộng và đưa nước ta đi lên thành một nước phát triển.
2.3 Công cụ phục vụ phục vụ trong mọi mục đích
Tiền tệ còn có vai trò là công cụ thực hiện mọi mục đích cho người sử dụng. Trong tất cả các mối quan hệ mua bán, giao dịch tiền tệ được xem là công cụ vạn năng giúp giải quyết mọi vấn đề cho con người. Đồng thời, có vai trò giải tỏa mọi quan hệ ràng buộc khi trao đổi trong nền kinh tế trong nước và trên thế giới.
Bởi vậy, tiền tệ giúp con người thỏa mãn mọi mục đích mà họ mong muốn. Nhằm mang lại quyền lợi tốt nhất cho mình, tạo mối quan hệ lâu dài, hợp tác vui vẻ. Đồng thời, tiền tệ luôn phát huy sức mạnh của nó mọi lúc, mọi nơi và trong tất cả các lĩnh vực. Khi nào nền kinh tế hàng hóa còn tồn tại thì giá trị của tiền vẫn luôn hiện hữu.
3. Phân tích các chức năng của tiền tệ
Nói đến chức năng, theo các nhà nghiên cứu thì tiền gồm có 4 chức năng chính: Là thước đo giá trị, trung gian trao đổi, bảo toàn giá trị và phương tiện thanh toán toàn hiệu. Nhưng theo C. mác, đối với hàng hóa thì qua phân tích các chức năng của tiền tệ gồm có 5 chức năng chính: Thước đo giá trị, phương tiện thanh toán, cất trữ, lưu thông và tiền tệ thế giới.
Để giúp bạn hiểu hơn chúng tôi sẽ phân tích chức năng của tiền tệ ngay sau đây.
3.1 Thước đo giá trị tiền tệ
Đầu tiên, phân tích chức năng của tiền tệ thì nó có chức năng đo lường và thể hiện các giá trị của mọi hàng hóa hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, muốn đo lường được các giá trị của hàng hóa thì tiền cũng phải có giá trị tương ứng.
Trong thực tế, vàng và tiền mặt có giá trị ngang nhau. Vì vậy, khi thực hiện trao đổi hay đo lường giá trị hàng hóa không nhất thiết phải sử dụng đến tiền mặt, mà có thể thay thế bằng vàng.
Ngoài ra, giá trị hàng hóa do 3 yếu tố quyết định nên gồm: Giá trị hàng hóa, tiền và cung – cầu. Bởi vậy, có thể nói giá trị của tiền và hàng hóa mới là yếu tố quyết định nên giá cả mà không phải chịu bất kỳ yếu tố nào khác.
Mặt khác, muốn đo được giá trị của tiền tệ thì đòi hỏi tiền tệ phải quy ước ra một đơn vị nhất định. Qua phân tích các chức năng của tiền tệ thì mỗi đơn vị sẽ được chia ra thành các phần nhỏ với đơn vị tương ứng. Nhằm làm tiêu chuẩn để trao đổi, mua bán hay là thước đo giá trị của các mặt hàng hóa đó.
4. Chức năng tiền tệ là phương tiện lưu thông
Đối với phân tích chức năng của tiền tệ thì tiền là phương tiện lưu thông, tiền dùng để trao đổi hàng hóa. Nhưng để đạt được điều này thì tiền phải là tiền mặt. Khi sử dụng tiền để trao đổi gọi là lưu thông hàng hóa, công thức tính như sau: Lấy hàng hóa – tiền mặt – hàng hóa ( H-T-H).
Trong mỗi thời kỳ, để có thể lưu thông hàng hóa bắt buộc phải có một lượng tiền nhất định. Trong đó, số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào số hàng hóa ra thị trường và tốc độ lưu thông của tiền tệ.
4.1 Phương tiện cất trữ
Chức năng cất trữ có nghĩa là tiền không lưu thông trên thị trường mà sẽ được cất trữ. Trong kinh doanh, khi giao dịch mua bán hay trao đổi có lợi nhuận thì số lợi nhuận này được quy ra bằng tiền và cất trữ. Đây là một hình thức cất giữ của cải nhằm phục vụ cho mục đích khi cần thiết.
Bên cạnh đó, tiền cất trữ phải có đủ giá trị, có thể là tiền mặt, tiền vàng hay bạc. Trên thị trường, nếu sản xuất tăng thì số tiền này sẽ được sử dụng để mua bán hàng hóa. Ngược lại, khi sản xuất giảm thì tiền sẽ được đưa vào cất trữ, bởi số lượng hàng hóa ít không cần sử dụng đến khoản tiền này.
4.2 Phương tiện thanh toán
Khi phân tích các chức năng của tiền tệ cho thấy, thanh toán cũng là phương tiện cần thiết của tiền. Một trong những phương tiện thanh toán đó là: Mua hàng, trả nợ, nộp thuế,… Để sản xuất hiệu quả thì nhu cầu sử dụng cũng cần phải tăng lên. Vì vậy, việc trao đổi giữa người mua và người bán cần rõ ràng, thanh toán đầy đủ. Nếu không sẽ xảy ra vấn đề mâu thuẫn và phá vỡ hệ thống dẫn đến khủng hoảng về kinh tế.
4.3 Phân tích chức năng của tiền tệ thế giới
Việc trao đổi giữa các quốc gia với nhau thì đồng tiền đóng vai trò rất quan trọng. Nó là công cụ thanh toán giao dịch giữa các nước với nhau. Để có thể thanh toán quốc tế thì tiền tệ phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng. Dựa vào tỷ giá đối hoái để việc trao đổi diễn ra thuận lợi và thành công.
Bài viết trên chúng tôi đã phân tích các chức năng của tiền tệ. Mong rằng, qua đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiền để sử dụng và đầu tư hiệu quả nhất.
Tổng hợp: toptradingforex.com