SSI đang là một trong những công ty chứng khoán lớn trên thị trường thời điểm hiện tại. Số lượng người sử dụng dịch vụ của SSI hiện nay đang là rất lớn. Nếu các NĐT đang trong quá trình tìm kiếm các đơn vị để mở tài khoản thì SSI là một trong những cái tên đáng để lựa chọn bởi iBoard của SSI là một trong những công cụ được thiết kế rất dễ quan sát. Trong nội dung lần này, hãy cùng tìm hiểu về cách đọc bảng iBoard.
Thông tin quan trọng khi đọc bảng iBoard
Đây là một số những khái niệm cơ bản nhất về các thông số được hiển thị trên iBoard khi NĐT theo dõi biến động trên thị trường.
CK: Nằm ở vị trí ngoài cùng của phía bên trái, đây là cột tập hợp toàn bộ tên của những mã cổ phiếu được liệt kê theo trình tự từ A đến Z và không có giá trị trùng lặp. Mỗi mã chứng khoán sẽ là tên đại diện của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường và được cơ quan chứng khoán nhà nước cấp mã giao dịch.
Trần (màu tím): Thể hiện mức giá cao nhất hay còn gọi là giá trần của thị trường tương ứng với một mã chứng khoán. NĐT có thể đặt lệnh giao dịch một cách tự do tuy nhiên phải có giá trị thấp hơn hoặc bằng so với mức giá trần tại phiên đó.
Sàn (màu xanh dương): Đây là mức giá thấp nhất của cổ phiếu hay còn gọi là giá sàn của các mã CK. NĐT trên thị trường sẽ giao dịch với giá trị lớn hơn hoặc bằng và không thể mua bán cổ phiếu với giá thấp hơn giá sàn.
TC (màu vàng): Đây là cột thể hiện mức giá tham chiếu. Tại hai sàn lớn hiện nay là Hose và HNX thì mức giá tham chiếu sẽ được lấy cơ sở từ phiên kết thúc của ngày hôm trước. Bên cạnh đó sẽ có một số những tình huống cụ thể cần xác định giá tham chiếu theo nhiều cách khác.
Cột bên mua sẽ được tạo thành từ 3 cột nhỏ với giá trị của nó chính là 3 mức giá tương ứng với 3 khối lượng cụ thể. Ví dụ như KL3 sẽ tương ứng với Cột giá thứ 3. Đồng thời cột ở vị trí thứ 3 cũng sẽ được ưu tiên phía sau giá và khối lượng ở vị trí cột thứ 2, hay nói cách khác vở vị trí cột thứ 2 sẽ có sự ưu tiên về khớp lệnh hơn cột và giá thứ 3. Theo đó giá và khối lượng của cột thứ 1 sẽ được ưu tiên thực hiện trước so với cột thứ 2.
Cột khớp lệnh sẽ thể hiện giá trị của những giao dịch được khớp vào thời điểm diễn ra phiên giao dịch và vào cuối ngày. Nó thể hiện được giá trị tăng giảm so với giá tham chiếu đầu ngày.
Cột bên bán sẽ bao gồm 3 giá trị thể hiện 3 mức giá cao nhất cùng với lượng giao dịch đi kèm với 3 mức giá này. Theo đó cột KL1 và giá 1 sẽ thể hiện mức giá bán thấp nhất đi kèm với khối lượng, ở cột thứ 1 lệnh sẽ được ưu tiên trước so với các cột còn lại. Cột thứ 2 tương tự sẽ thể hiện giá bán thấp thứ 2 cùng với KL đi kèm theo giao dịch. Và cuối cùng lệnh ở cột thứ 3 sẽ có sự ưu tiên thấp nhất.
Cột Tổng KL sẽ hiển thị tổng giá trị của cổ phiếu về mặt khối lượng đã được mua bán trong này. Đây là yếu tố để đánh giá thanh khoản của tài sản.
Hai cột thấp và cao thể hiện mức giá đã được khớp ở mức lớn nhất và không nhất thiết phải là mức giá trần. Tương tự với đó là mức giá thấp nhất không phải trong trường hợp nào cũng là mức giá sàn.
Cột ĐTNN thể hiện được tổng KL cổ phiếu được mua bán trong phiên giao dịch bởi những NĐT từ nước ngoài bao gồm có những yếu tố như lượng cổ phiếu được đặt mua và bán từ NĐT nước ngoài, cột dư hay còn gọi là cột chưa được khớp.
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến cách đọc bảng iBoard hiệu quả, hy vọng đã giúp cho bạn đọc hiểu thêm những thông tin bổ ích này. Chúc các bạn sẽ có những trải nghiệm đầu tư tốt nhất.