Để quá trình đầu tư được diễn ra một cách hiệu quả nhất thì điều đầu tiên mà bất cứ ai tham gia thị trường chứng khoán đó là hiểu được những thông tin được thể hiện lên trên bảng điện tử với những nội dung như khối lượng khớp lệnh, giá khớp lệnh, giá sàn, giá trần, giá tham chiếu… và những đặc điểm, quy tắc của các thông tin được thể hiện trên bảng điện tử. Đây chính là bài học quan trọng đầu tiên mà NĐT mới nên biết để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có khi đầu tư. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách phần biệt giá sàn, giá trần và giá tham chiếu trong nội dung dưới đây.
Giá tham chiếu
Giá tham chiếu chính là mức giá tại thời điểm phiên đóng cửa gần nhất, điều này sẽ đúng chỉ cho hai sàn giao dịch HNX và HOSE. Đây là dữ liệu giúp cho hệ thống xác định giá sàn và giá trần của phiên giao dịch tại thời điểm hôm đó. Tuy nhiên, đối với riêng sàn UPCOM thì giá tham chiếu sẽ là dữ liệu quan trọng được tính toán bằng cách xác định bình quân gia quyền của mức giá giao dịch trong những phiên gần nhất. Mức giá tham chiếu sẽ được thể hiện bằng màu vàng trên bảng điện tử.
Giá trần
Giá trần chính là mức giá tối đa trong một phiên giao dịch đối với mỗi loại cổ phiếu mà NĐT có thể thực hiện đặt lệnh mua hoặc bán trong một ngày giao dịch. Môi sàn sẽ có những quy định riêng về mức độ đặt giá trần. Về bản chất, giá trần là mức giá giữ cho thị trường đạt được một sự ổn định, không bị những đối tượng thao túng giá trị của tài sản. Giá trần cũng được thể hiện trong kinh tế truyền thống khi thị trường rơi vào những thời điểm khó khăn khiến cho giá cả hàng hóa thiết yếu tăng cao. Màu tím sẽ là màu sắc đặc trưng thể hiện giá trần.
Giá sàn
Giá sàn là mức giá thấp nhất mà người giao dịch có thể tiến hành đặt lệnh bán hoặc mua trong một ngày giao dịch. Biên độ của mức giá trần cũng sẽ có một vài sự khác nhau nhất định. Màu xanh lơ sẽ là đại diện cho mức giá sàn trên bản điện tử. Chức năng của giá sàn cũng tương tự như giá trần nhằm để ổn định thị trường.
Phân biệt giá trần, giá sàn và giá tham chiếu
Phân biệt giá sàn giá trần và giá tham chiếu không phải là một điều quá phức tạp. Tại những doanh nghiệp đều cũng có thể sở hữu sàn giao dịch riêng cho mình. Đây sẽ là nơi mà các giao dịch của một doanh nghiệp có thể diễn ra. Đối với những công ty độc quyền trên thị trường thì các giao dịch sẽ bị gom lại vào trong một vùng. Những tổ chức sẽ thực hiện trao đổi tiền tệ với nhau trong một sàn mua bán, với những chủ thể như các đối tượng giao dịch và ngân hàng.
Sàn giao dịch là nơi diễn ra những sự kiện mua bán nổi bật và có cả những giao dịch gây ra sự chú ý và phản đối của thị trường. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của nền tảng internet và công nghệ, các giao dịch đều có thể thực hiện qua một màn hình. Từ thời điểm trước khi chưa có những công nghệ thì quá trình giao dịch chứng khoán đều được thực hiện qua một hệ thống mở tập trung với việc giao dịch được thực hiện bằng hành động la hét hoặc những dấu hiệu bằng tay.
Tuy nhiên, hiện nay công nghệ đã giúp cho quá trình giao dịch được diễn ra một cách cởi mở hơn và mang tới những cơ hội lớn để mọi người có thể tham gia thị trường đầu tư với một mức giá tốt và sự cạnh tranh công bằng nhất. Những công ty chứng khoán hoặc những đơn vị giao dịch có thể tiến hành đặt những lệnh giao dịch độc quyền dành cho những khách hàng của mình. Đây là những lệnh không được tiến hành thông qua cách giao dịch trên sàn điện tử.