Lịch kinh tế là công cụ không thể thiếu giúp ra các quyết định giao dịch của những nhà đầu tư Forex. Hãy cùng tìm hiểu cách hoạt động của lịch và nên áp dụng như thế nào để có thể đưa ra những quyết định kinh doanh tốt hơn nhé.
1. Lịch kinh tế là gì?
Lịch kinh tế là lịch tóm tắt những ngày có sự kiện đã được công bố từ trước mà có thể ảnh hưởng đến sự chuyển động của tiền tệ, đây là công cụ được các nhà đầu tư Forex tin tưởng để phân tích thị trường nhằm lập kế hoạch và phân bổ đầu tư hiệu quả.
Thời điểm phát hành các thông tin và hay những báo cáo về GDP, các báo cáo tài chính, chỉ số giá tiêu dùng, công bố từ ngân hàng trung ương,… và những sự kiện tương tự đều là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường Forex sẽ được cập nhật trong lịch. Bên cạnh đó, tuỳ vào mức độ sự kiện đó có thể tác động đến thị trường mà được xếp vào ba loại: thấp, trung bình hoặc cao.
Các nhà đầu tư của thị trường Forex và giao dịch ngoại hối sẽ dựa vào những sự kiện kinh tế và chính trị từ lịch cùng với kinh nghiệm cá nhân để đánh giá các biến động thị trường ở thời điểm tin tức đó được phát hành. Có những nhà đầu tư sẽ tận dụng cơ hội này để phân bổ thêm đầu tư nhưng cũng sẽ có những người quyết định không giao dịch ở những thời điểm có biến động cao như vậy.
Hiện nay, lịch kinh tế được cung cấp sẵn tại các trang web chuyên về tài chính và thị trường đầu tư như, Investing.com, Fxstreet.com, ForexFactory… Bên cạnh đó những trang web này còn cập nhật nhiều bài phân tích uy tín đến từ các nhà môi giới ngoại hối uy tín mà nhà đầu tư có thể tham khảo thêm.
2. Cách xem lịch kinh tế
Lịch kinh tế được trình bày và hiển thị ở dạng bảng với các cột lần lượt: thời gian (Time), tiền tệ (Cur.), tầm quan trọng (Ipm.), sự kiện (Event), thực tế (Actual), dự báo (Forecast), trước đó (Previous). Lịch cũng được cập nhật theo chuỗi thời gian giờ, ngày, tháng cụ thể.
Như đã đề cập ở trên thì mỗi sự kiện tuỳ vào mức độ tác động lên thị trường, mà sẽ được chia thành 3 cấp độ thấp, trung bình và cao, lần lượt được ký hiệu là 1 sao, 2 sao, 3 sao ở cột “Tầm quan trọng” (Ipm.) như trong mẫu lịch dưới đây.
Ngoài ra những thành phần khác như thực tế (Actual) thể hiện những giá trị hiện tại, dự báo (Forecast) là giá trị dự báo cho tương lai và trước đó (Previous) là những giá trị trong quá khứ. Dữ liệu được màu xanh lá cây biểu thị kết quả tốt hơn mong đợi, trong khi màu đỏ tức là tệ hơn dự đoán và màu xám là dự báo chính xác.
Khi dùng lịch, điều quan trọng là phải điều chỉnh múi giờ phù hợp để tránh những sai lầm liên quan về thời điểm diễn ra sự kiện vì lịch tổng hợp thông tin của rất nhiều quốc gia. Nhà đầu tư có thể tuỳ chọn những loại thông tin tài chính và tiền tệ của những quốc gia mình đang quan tâm để đánh giá khi đầu tư. Những sự kiện của quốc gia đó có thể ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ của họ, hoặc trong vài trường hợp khác như đồng đô la Úc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những tin tức về Trung Quốc vì mối quan hệ xuất nhập khẩu của 2 quốc gia này.
3. Những dữ liệu đáng quan tâm trong lịch kinh tế
Ngoài những thành phần cơ bản cần chú ý khi xem lịch kinh tế, nhà đầu tư nên xem xét bốn thông tin chính dưới đây khi đưa ra các kế hoạch đầu tư vì đây là nhóm những thông tin quan trọng nhất vã sẽ tác động mạnh lên thị trường tài chính thế giới.
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Đây là dữ liệu quan trọng để đánh giá quốc gia đó đang có hiện trạng kinh tế tăng tăng trưởng hay suy giảm. Hiện nay các quốc gia đều đang có kế hoạch thúc đẩy phát triển nền kinh tế để tăng chỉ số GDP, do đó điều quan trọng để đánh giá là chỉ số GDP có tăng, nhưng tăng bao nhiêu. Nếu mức độ tăng trưởng của một nước nhanh hơn rất nhiều so với nước khác, thì tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ cũng sẽ thay đổi tương ứng. Và điều quan trọng là sự tăng trưởng của GDP sẽ vượt qua tình trạng lạm phát tại quốc gia đó.
- Lãi suất ngân hàng trung ương
Lãi suất cho vay thường sẽ được xác định bởi ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia và đây sẽ là lãi suất chung của tất cả các ngân hàng trong nước, lịch thông báo lãi suất của các ngân hàng trung ương các nước cũng được cập nhật chi tiết trong lịch. Nhìn chung, khi lãi suất ngân hàng thấp sẽ tạo nên ảnh hưởng tốt đối với sự tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên đây chỉ là tương đối do sự tăng trưởng kinh tế còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác.
- Dữ liệu lạm phát
Sức mua hàng hoá và dịch vụ sẽ được phản ánh thông dữ liệu lạm phát của quốc gia đó, và điều này thường được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Dữ liệu này cho biết liệu tiền tệ của quốc gia đó có đang bị mất giá vì lạm phát khiến mức giá chung tăng liên tục và khiến một đơn vị tiền sẽ mua được ít hơn so với trước đây. Sẽ là tin xấu cho người dân và ảnh hưởng đến đời sống của họ nếu sự tăng trưởng của quốc gia đó không vượt qua được mức tăng giá.
- Dữ liệu việc làm.
Để xem xét nền kinh tế của một quốc gia có đang tạo thêm việc làm cho người dân hay không thì ta sẽ xem xét dựa trên chỉ số thất nghiệp được thống kê của quốc gia đó. Tỷ lệ thất nghiệp tạo ra những ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và lạm phát tại quốc gia đó. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái.
Bên cạnh đó vẫn còn một yếu tố rất quan trọng cần phải xem xét là những thay đổi của nền kinh tế Mỹ, do đây là cường quốc kinh tế lớn trên thế giới nên cũng sẽ tạo nên nhiều sự tác động lên sức mua của người tiêu dùng và ảnh hưởng lên thị trường thế giới.
4. Sử dụng lịch kinh tế để hạn chế rủi ro khi giao dịch.
Các nhà đầu tư thường sử dụng lịch kinh tế cho 2 mục đích:
- Đánh giá sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và trên thế giới để xác định xu hướng thị trường trong tương lai.
- Đánh giá các sự kiện sẽ tác động như thế nào lên nền kinh tế để ra các quyết định phân bổ đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Dù là với mục đích gì thì hãy chắc rằng bạn có thể hiểu được các chỉ số, các sự kiện và cách nó tác động lên nền kinh tế, cũng như phải sử dụng thành thạo và trau dồi để tích lũy kinh nghiệm cá nhân nhằm đánh giá thị trường một cách chính xác hơn.
Các thông tin về kinh tế và chính trị của một quốc gia sẽ tác động lên tiền tệ và làm thay đổi giá trị của cặp tiền tệ đó. Việc sử dụng và phân tích thành thạo lịch kinh tế sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán trước được những thay đổi của thị trường và ra những quyết định trước những người khác để chốt được lợi nhuận tốt, thay vì đợi đến khi nền kinh tế đã bị ảnh hưởng và thua lỗ.
Nếu bạn là người mới tập làm quen với lịch kinh tế thì hãy tạo thói quen kiểm tra lịch vào mỗi buổi sáng trước thời điểm giao dịch, ghi chép lại những dữ kiện quan trọng và những phán đoán của mình để tự rút kinh nghiệm về khả năng dự đoán thị trường của mình. Nên hạn chế rủi ro của mỗi giao dịch với con số lý tưởng là 1% vốn chủ sở hữu hoặc ít hơn, đừng để quá hơn 2%.
5. Kết luận
Để trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp và thành công, bạn nên tập thói quen xem lịch kinh tế và tự đưa ra các phán đoán để rút kinh nghiệm thay vì chỉ lệ thuộc vào những vài phân tích sẵn. Việc xem xét các dữ kiện sẽ không mất quá nhiều thời gian mỗi ngày của bạn nhưng sẽ mang lại hiệu quả tích cực giúp bạn đầu tư thành công hơn khi biết cách kết nối các dữ kiện để bổ đầu tư phù hợp. Chúc bạn đầu tư thành công.
Tổng hợp: toptradingforex.com