Cuộc sống của con người từ xưa đến nay đều xoay quanh nền kinh tế, nhờ có sự vận hành của nền kinh tế mà con người mới có thể phát triển được cuộc sống an sinh xã hội và các khía cạnh như tài chính, công nghệ,… Trong kinh tế cơ bản thì có hai nền kinh tế học được nghiên cứu chuyên sâu gồm có kinh tế vi mô và kinh tế học vĩ mô. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về kinh tế học vi mô, nó nghiên cứu gì và so sánh với vĩ mô.
1. Kinh tế vi mô là gì?
Kinh tế vi mô dịch từ tiếng Anh là Microeconomics, đây là một phân nhóm trong lĩnh vực kinh tế học, phân tích và nghiên cứu về những đối tượng có mặt trong nền kinh tế như người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhà sản xuất,… những cá thể nhỏ hơn của nền kinh tế.
Nghiên cứu về kinh tế vi mô là một lĩnh vực khoa học kinh tế có vị trí và vai trò quan trọng với các nhà quản trị, nhà hoạch định. Mục đích của những nghiên cứu này đó là nghiên cứu cơ chế hình thành giá cả trong các sản phẩm, dịch vụ ở mỗi lĩnh vực và xử lý yếu tố phân bổ nguồn lực khan hiếm tối ưu nhất.
Nói một cách dễ hiểu thì kinh tế học vi mô là cách thức phân tích, nghiên cứu về hành vi của các cá nhân, tổ chức và sự tương tác lẫn nhau trên những thị trường nào đó.
Trong đó:
Kinh tế học vi mô phân tích sự liên kết giữa cung và cầu sản phẩm, với giá cả, thị trường. Xác định phương thức tìm ra điểm cân bằng và đánh giá những xu hướng tác động đến sự thay đổi cung cầu, điểm cân bằng.
Phân tích cơ cấu thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường không cạnh tranh hoàn hảo hay thị trường độc quyền.
Thị trường những khía cạnh sản xuất như vốn, tài nguyên và lao động.
Tìm hiểu về cách thức nhà nước, chính phủ tác động đến thị trường.
2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế vi mô
2.1 Đối tượng
Khi tiến hành đánh giá những mảng kiến thức trong nền kinh tế học vi mô, bạn sẽ nắm được các hành vi qua từng thành phần ở nền kinh tế như các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, nhà sản xuất,… ảnh hưởng đến thị trường ra sao, chính phủ có sự tác động đến sự thất bại thị trường thế nào, vì sao những cá nhân hay tổ chức lại lựa chọn hành động như vậy và họ bằng cách nào đưa ra được những quyết định như vậy.
Vì vậy mà kinh tế học vi mô nghiên cứu về các đối tượng:
Các vấn đề trong khía cạnh kinh tế cơ bản ở mỗi đơn vị kinh tế.
Phân tích và tìm ra tính quy luật cùng xu thế vận hành của những khía cạnh hoạt động trong nền kinh tế.
Những yếu điểm mà nền kinh tế thị trường đang gặp phải
Chính phủ có vị trí như thế nào trên thị trường.
2.2 Nội dung nghiên cứu
Do tính chất không đơn giản và quy mô lớn giữa những sự liên kết trong các thành phần kinh tế học vi mô nền nghiên cứu này sẽ đánh mạnh vào những khía cạnh quan trọng gồm:
Kinh tế học vi mô cùng những yếu tố cơ bản trong doanh nghiệp gồm có: mức phí, sản xuất, tác động của nguyên tắc khan hiếm, yếu tố sinh lợi giảm dần, nguyên tắc chi phí cơ hội và sự hiệu quả kinh tế.
Cung và cầu hàng hóa: phân tích chuyên sâu về cung cầu, những khía cạnh tác động đến mức cung cầu, vì sao mức giá hình thành cùng sự biến động giá do cung cầu biến động và cách thức điều chỉnh giá cả thị trường.
Nguyên lý hành vi người tiêu dùng: lý giải hành vi tiêu dùng kinh tế của đối tượng con người. Nguyên tắc về lợi ích cận biên giảm dần và những quyết định tiêu dùng tối ưu của họ.
Lý thuyết về các công ty: quan niệm việc bản chất tổng quan ở những doanh nghiệp là tối ưu về lợi nhuận, đánh giá những quy tắc trong sản xuất, mức phí mà mức sinh lời.
Cạnh tranh và độc quyền: phân tích về nguồn gốc vì sao thị trường cạnh tranh hoàn hảo được tạo ra, thị trường độc quyền cũng như thị trường cạnh tranh không hoàn hảo mà trong đó có cả cạnh tranh độc quyền và tập đoàn.
Thị trường cùng những khía cạnh về lao động, vốn, đất đai, sản xuất.
Các yếu điểm trong nền kinh tế thị trường khi có sự tác động từ chính phủ.
3. Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế học vĩ mô
3.1 Sự giống nhau
Cả hai đều phân tích nền kinh tế ở các khía cạnh riêng biệt và đều là những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế một nước. Cả hai đều bổ túc và có sự ảnh hưởng qua lại với nhau để phát triển nền kinh tế.
3.2 Sự khác nhau
Phạm vi nghiên cứu
Vi mô: phân tích về tâm lý từ từng thành phần tạo ra nền kinh tế, mang quy mô nhỏ ví dụ như cá nhân hay tổ chức… kinh tế học vi mô đánh giá một chu kỳ kinh tế thị trường chi tiết.
Vĩ mô: đánh giá tổng quan về nền kinh tế, gồm có những biến động kinh tế tổng quan trong một nước và nước ngoài. Phân tích tổng quát về nền kinh tế gồm có các phân khúc thị trường.
Đối tượng nghiên cứu
Vi mô: những khía cnahj có tác động đến những đối tượng kinh tế như giá cả, cung cầu, hàng hóa, mức phí, phúc lợi kinh tế, mức tiêu thụ, sinh lời,…
Vĩ mô: nghiên cứu về thông số kinh tế tổng quan như GDP, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát, giảm phát, GNP, tỷ lệ tăng trưởng, chu ky kinh tế, thất nghiệp, chính phú tác động đến sự ổn định của kinh tế vĩ học mô, chính sách tài khóa, tài chính, thương mại giữa các quốc gia,…
Mục tiêu
Nghiên cứu về cơ chế hình thành giá ở các hàng hóa, dịch vụ kèm với mức giá của hàng hóa bổ sung và sản phẩm thay thế ở những lĩnh vực cũng như xử lý yếu tố phân bổ nguồn lực khan hiếm tối ưu nhất về hiệu quả.
Vĩ mô: giữ vững được mức giá tổng quan và xử lý những khía cạnh quan trọng trong nền kinh tế như xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, giảm phát, lạm phát, thất nghiệp đói nghèo, sự tăng trưởng kinh tế, giao thương,…
4. Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ học mô
Kinh tế học vi mô đánh giá về hành vi ở những khía cạnh tạo ra sự phát triển trong nền kinh tế. Các hành vi đó khi thực hiện ở quy mô rộng lớn có thể tạo ra sự tác động đến kinh tế học vĩ mô.
Nhưng chính sách về kinh tế học vĩ mô lại có sự ảnh hưởng đến mỗi cá nhân, tổ chức, tác động đến yếu tổ tiêu dùng, sản xuất, đầu tư, sử dụng tài chính của họ.
Bên cạnh đó, phân tích về kinh tế học vi mô là sự phân tích về sự vận hành ở mỗi yếu tổ riêng lẻ trong nền kinh tế. Còn với kinh tế học vĩ mô là hình thành điều kiện, môi trường cho những yếu tổ trong nền kinh tế học vi mô cải tiến.
Điều đó tức là, từng tổ chức, từng cá nhân, người dân, hộ gia đình ở nền kinh tế học vi mô mà giữ ổn định, phát triển thì nền kinh tế học vĩ mô cũng có thể thể hiện sự phát triển thích ứng tuy nhiên quy mô rộng lớn cùng nhiều thay đổi hơn.
Lời kết
Và đó là những thông tin về kinh tế vi mô mà bạn cần quan tâm. Đây được xem là kiến thức nền tảng của một nền kinh tế, Hai khía cạnh được nghiên cứu và phân tích này đã giúp cho nhiều nhà nghiên cứu nhận ra và đánh giá kỹ hơn về thị trường, nơi mà đang xoay quanh cuộc sống con người.