Kiểm soát cảm xúc khi đầu tư chứng khoán không hề đơn giản

Với sự lên xuống thất thường của đồng tiền sẽ khiến các nhà đầu tư dễ rơi vào các trạng thái như hoang mang, lo sợ, tham lam,… Đó là lý do tại sao bạn nên biết cách kiểm soát cảm xúc của chính mình trước dòng chảy của đồng tiền. Chỉ khi ban kiểm soát tốt được mạch cảm xúc của bản thân mới có thể giúp bạn đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn nhất.

Làm cách nào để kiểm soát được cảm xúc khi tham gia đầu tư?

Không chỉ riêng về đầu tư chứng khoán mà bất kỳ một hình thức đầu tư nào, khi đã quyết định đầu tư thì các nhà đầu tư nên rèn luyện cho mình khả năng kiềm chế cảm xúc. Vì khi lý trí không bị cảm xúc lấn áp, khi bạn tỉnh táo nhất mới là thời điểm vàng để bạn đưa ra các quyết định của mình. Sau đây là một số cách kiểm soát cảm xúc khi đầu tư mà bạn có thể tham khảo:

kiểm soát cảm xúc
Cách để kiểm soát cảm xúc

Hãy quyết định ít hơn

Với những nhà đầu tư dài hạn thì việc đưa ra ít quyết định hơn se xlaf cách phù hợp nhất dành cho họ bởi đây sẽ giúp các nhà đầu tư theo phương pháp an toàn là trung bình hóa các chi phí đầu tư. Với cách này, các nhà đầu tư có thể chọn các cổ phiếu nào thật sự phù hợp với chiếc lược đầu tư của bạn ngay từ ban đầu, việc đầu tư này sẽ có một khoản cố định và dành riêng cho nó. Bạn sẽ giữ khoản đầu tư này trong một thời gian dài cho đến khi nó bị phá vỡ hoặc không còn phù hợp với hướng đi ban đầu hay mục tiêu mà bạn đề ra trước đó.

Đưa ra các quyết định ít hơn sẽ giúp bạn có vốn lẫn thời gian để có thẻ tái cân bằng các mục đầu tư của mình 1,2 lần từ đó mà xem xét và phân bổ lại nguồn vốn của mình. Đây có thể được coi là cách “ăn chắc mặc bền”, hạn chế được các rủi ro từ sự suy thúy hoặc biến động lớn từ thị tường.

Đặc biệt với cách này rất khó để cảm xúc có thể tác động đến hoạt động cũng như các bước thực hiện giao dịch do bạn không phải đưa ra các quyết định ngay lúc đó đồng thời sự đầu tư đó cũng sẽ không chịu các tác động từ thay đổi về giá.Hãy quyết định nhỏ

Nếu như chiếc lược đầu tư ban đầu của bạn không nằm trong cách trên và bạn cần phân bổ nguồn đầu tư của mình thì để kiểm soát cảm xúc bạn có thể áp dụng cách đưa ra các quyết định nhỏ vào nhiều thứ thay vì tập trung vào một thứ. 

Tại mục đầu tư bạn có thể thay đổi lại cách cân bằng vốn của mình, nếu cách ở trên mau và bán với số lượng lớn vào một cổ phiếu thì với cách này bạn có thể chia nhỏ số mau, bán và điều chỉnh từ từ để phù hợp với các khoản đầu tư mới nhưng vẫn giữ được các lợi ích từ khoản đầu tư cũ.

Vậy giao dịch dần dần như thế sẽ giúp các mục đầu tư của bạn được phân bố một cách chặt chẽ và không thể để cảm xúc chi phối bởi nó cần theo trình tự đã được bạn lên kế hoạch từ trước.

Kỷ luật với chiến lược ban đầu

Tự kỷ luật là vấn đề cốt lõi để bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình khi tham gia đầu tư. Việc kỷ luật này đòi hỏi bạn cần bám sát và tuân theo quy trình, chiếc lược bạn đã đề ra trước đó. Đều này sẽ giúp ích rất lớn trong việc hạn chế cảm xúc ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư và giảm được những sai lầm không đáng có.

Trước khi quyết định thực hiện một giao dịch nào đó bạn cần lên kế hoạch cụ thể và chi tiết về mục tiêu, tiến độ, phân bổ những vốn đầu tư của mình trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Sau đó kết hợp với các kiến thức, kỹ thuật phân tích để đánh giá tình hình khách, chủ quan đối với môi trường cần đầu tư mới quyết định là có đầu tư hay không. Bên cạnh đó bạn cũng nên có thời gian để theo dõi các yếu tố có thể làm thay đổi chứng khoán đó đê có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.

Tự kỷ luật không chỉ giúp bạn thành công trong việc kiểm soát đầu tư mà với bất kỳ việc gì, khi có tinh thần kỷ luật mọi thứ đều có thể nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

Hãy nhìn lại mục tiêu và kỳ vọng ban đầu

Trong quá trình đầu tư chứng khoán không thể tránh khỏi sự lo lắng, sợ hãi khi sự biến đổi thị trường dao động quá lớn và dòng tiền của bạn đang ngày một thâm hụt. Những lúc như này là thời điểm bạn cần phải biết kiểm soát cảm xúc. Nếu bạn rơi vào trạng thái hoang mang không biết làm như thế nào với sự đầu tư hiện tại. Hãy nhìn lại mục tiêu và kỳ vọng ban đầu bạn đã đặt ra khi quyết định đầu tư vào chứng khoán đó. Bạn đầu tư vì điều gì? Kỳ vọng bạn như thế nào về nó? Thời gian mà bạn đề ra cho sự đầu tư này là bao lâu?

kiểm soát cảm xúc
Hãy nhìn lại mục tiêu và kỳ vọng ban đầu

Tự đánh lừa bản thân bạn

Hãy suy nghĩ cách khác, đánh lạc hướng sự suy nghĩ của bạn khi gặp phải những biến động cũng là một cách để bạn kiểm soát cảm xúc. Ví dụ bạn đang thấy giá đang vô cùng lý tưởng để mua vào và nó đang thôi thúc bạn làm điều đó. Tuy nhiên trên thị tế sự giao động này là không nên thực hiện giao dịch. Vào những lúc thế này bạn cần phải tự đánh lừa bản thân mình rằng cái giá đó hoàn toàn không hề lý tưởng và nó chỉ là một đòn bẩy của sự rủi ro.

kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc thông qua đánh lừa bản thân

Bạn cần tập thói quen trước khi quyết định giao dịch gì đó cũng cần suy nghĩ đánh giá kỹ càng, không nên vì cái lợi hay quá lo sợ mà quyết định nhanh chóng và thiếu chuẩn xác. Bạn cần xem lại quyết định ngay lúc này của bạn có thật sự phù hợp với chiếc lược, mục tiêu mà bạn đã đề ra từ ban đầu hay không. Sau quá trình xem xét và nhận thấy việc thực hiện giao dịch ngay bây giờ là không phù hợp hãy thoát ra khỏi phần mềm đang hiển thị tài khoản đầu tư của bạn. Cách này sẽ giúp bạn tránh suy nghĩ cũng như thay đổi quyết định của mình.

Thất bại không phải là nơi để bạn đắm chìm

Khi đầu tư, nhất là trên thị trường luôn luôn thay đổi của chứng khoán, việc bạn đưa ra các quyết định sai là việc không thể tránh khỏi. Và bất kể nhà đầu tư nào từ mới đầu tư hay nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng không thể không có sự sai lầm. Hãy nghĩ rằng đầu tư sai là một điều hiển nhiên mà bất kỳ ai tham gia vào chứng khoán đều cũng sẽ trải qua. Do đó, đây cũng là một kết quả tất yếu, những nhà đầu tư khác có thể vượt qua được còn bạn tại sao lại không?

Sau những sai lầm, bạn nên học hỏi, rút kinh nghiệm và tìm ra giải pháp phù hợp, biết kiểm soát cảm xúc để khắc phục cũng như không để sai lầm đó tiếp diễn một lần nào nữa. Bạn có thể để bản thân thời gian nghỉ ngơi nhưng không được đắm chìm trong thất bại của mình. Bởi nó sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự đầu tư cũng như các quyết định trong tương lai của bạn. 

Lời kết

Khi tham gia đầu tư vào chứng khoán việc bị các yếu tố tác động đến cảm xúc l làm nó chi phối đến các quyết định là điều mà ai cũng trải qua. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư biết cách kiểm soát cảm xúc của chính mình thì đó sẽ là bước thành công đầu tiên trên con đường đầu tư của mình.

Google search engine