Khách hàng đang là trung tâm của nhiều lĩnh vực trên thị trường hiện nay và là thành phần quan trọng của Big Data. Đây là dữ liệu phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá khách hàng. Big Data cũng chính là kết quả tất yếu của hệ thống internet ra đời song hành của sự phát triển của công nghệ 4.0. Chính Big Data hiện nay đang hỗ trợ rất nhiều vào quá trình hoạt động của các lĩnh vực kinh doanh trên thị trường.
1. Big Data là gì?
Dữ liệu lớn là cách hiểu cơ bản của Big Data, về mặt định nghĩa thì vẫn chưa có các quy định chung về cái gọi là Big Data. Nhưng xét về tính năng thì Big Data là lượng dữ liệu khổng lồ, khó thu thập, xử lý và quản lý trong một khoảng thời gian nhât định…
Trong đó những tiêu chí này cụ thể là các nhóm đối tượng như sau:
Volume: thể hiện được độ lớn của một tập dữ liệu thông qua dung lượng, khối lượng… tuy nhiên trong thực tế chưa có một quy định cụ thể nào cho độ lớn này. Bởi tùy thuộc vào mỗi ngành mà độ lớn của nó sẽ khác nhau.
Variety: Thể hiện ở sự đa dạng và không bị giới hạn của lượng thông tin. Trong đó, những dữ liệu này sẽ thuộc những nhóm khác nhau và không bị bó buộc trong một khuôn khổ nhất định. Các loại dữ liệu phổ biến nhất có thể kể đến như âm thanh, hình ảnh, text,..
Velocity: Thể hiện tính tăng trưởng, sự gia tăng liên tục của dữ liệu theo thời gian. Đây là lý do khiến dung lượng của dữ liệu sẽ ngày càng lớn hơn. Và tiêu chí này cũng chưa được đánh giá rằng bao nhiêu là đủ lớn, bao nhiêu là đủ xếp vào hàng Big Data.
2. Những lĩnh vực, yếu tố làm xuất hiện Big Data
Trong thực tế, Big Data luôn tồn tại xung quanh chúng ta, nhưng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Dữ liệu trong hệ thống hộp đen ghi lại những hành trình di chuyển, ghi âm cuộc hội thoại. Đặc biệt là của những chuyến bay trên các phương tiện hàng không.
Big Data trên phương tiện mạng xã hội như Twitter, Facebook, được thể hiện chủ yếu qua những loại dữ liệu video, hình ảnh, Comment… Những dữ liệu này khi tập hợp lại với nhau đều có khả năng trở thành Big Data.
Những công cụ tìm kiếm ở thời điểm hiện tại cũng được xem là một dạng Big Data. Bạn có thể thực hiện tìm kiếm và một lượng dữ liệu lớn sẽ xuất hiện sau khi truy xuất từ máy chủ của Google.
3. Big Data mang lại những lợi ích gì?
Những điều cơ bản mà một người sở hữu dữ liệu lớn nên và có thể thực hiện được đó là phân tích, lưu trữ và đánh giá chúng.
Tại thời điểm internet kết nối mọi người trên không gian mạng thì Big Data được xem là một loại tài nguyên mang gí trị khổng lồ. Hãy thử nghĩ trong tay bạn đang có dữ liệu người dùng của những người có nhu cầu mua xe và việc nhặt được một thỏi vàng vậy. Cả hai trường hợp này đều sẽ mang lại tiền cho bạn với hai cách khác nhau.
Big Data ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với việc xây dựng chỉ số, đánh giá và lên chiến lược. Ví dụ như nếu bạn sở hữu một lượng dữ liệu lớn về hình ảnh check in trong một khoảng thời gian. Dựa vào đó mà chúng ta có thể đánh giá được xu hướng thời trang hay xu hướng tiêu dùng của nhiều đối tượng khách hàng, rồi cho ra mắt sản phẩm ứng với thị hiếu đó.
4. Những lĩnh vực áp dụng Big Data mang lại hiệu quả cao
Big Data được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực nếu không muốn nói là tất cả, dù là kinh doanh hay phân tích và nghiên cứu khoa học. Chính dữ liệu lớn đã tạo ra nhiều sự thay đổi tích cực trong nền kinh tế, giúp tăng hiệu quả công việc, đưa ra được những giải pháp, xu hướng mới… Dưới đây là một số ngành tiêu biểu sử dụng Big Data. Ngoài những ngành này thì dữ liệu còn được dùng trong rất nhiều những lĩnh vực khác.
4.1 Ngành Ngân hàng
Big Data đóng một vai trò không thể thiếu đối với hiệu quả hoạt động, từ việc tư vấn cho đến quản lý tài chính của hệ thống. Vậy trong thực tế Big Data tại ngân hàng được sử dụng như thế nào?
Bộ phận kỹ thuật của ngân hàng dựa vào những dữ liệu từ người dùng để phân tích. Từ đó, đánh giá được địa điểm nào tập trung lượng lớn khách hàng để lập kế hoạch phát triển chi nhánh tại vị trí phù hợp.
Phân tích dữ liệu thu thập được trong thời gian hoạt động, giúp dự tính được lượng tiền cần thiết để một chi nhánh hoạt động trong một năm, từ đó lên được kết hoạch phân bổ vốn tối ưu.
Ngân hàng kỹ thuật số cũng hoạt động dựa trên quá trình phân tích dữ liệu người dùng. Thêm vào đó, AI và Machine Learining đang được phát triển để áp dụng vào quá trình giám sát những hành động gian lận, từ đó báo cao cho cơ quan giám sát.
Những ngành khoa học dữ liệu sẽ được hỗ trợ rất nhiều từ quá trình phân tích dữ liệu người dùng, liên tục thu thập và bổ sung theo thời gian.
4.2 Thương mại điện tử
Lĩnh vực thương mại điển tử vẫn đang trên đà bùng nổ. Doanh số bán hàng trên mạng tăng lên không ngừng theo theo thời gian. Đây là lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất từ Big Data. Chính vì thế những doanh nghiệp trên thị trường luôn luôn tập trung khai thác liên tục vào mảng này để nâng cấp công nghệ. Thông qua quá trình nghiên cứu và chọn lọc, lượng dữ liệu này mang lại những thông tin có chất lượng cao thông qua những kết quả đánh giá về xu hướng người dùng.
Những ứng dụng thực tế của Big Data vào ngành thương mại điện tử cụ thể như sau:
Những dữ liệu của khách hàng được thu thập dù chưa diễn ra giao dịch hay đã thực hiện mua bán.
Xây dựng được môi trường tiếp thị hiệu quả trên nền tảng internet.
Xác định được đối tượng, cá nhân hóa hiển thị các loại sản phẩm phù hợp, dự báo nhu cầu người dùng dựa vào nhu cầu và lịch sử tìm kiếm.
Hành vi của khách hàng sẽ được xem xét và đánh giá, từ đó cung cấp những kết quả tìm kiếm phù hợp với khách hàng. Việc này giúp nâng trải nghiệm và hiệu quả phân phối hàng hóa, nâng cao doanh thu.
Đối với các sản phẩm được khách hàng tìm kiếm nhưng chưa thực hiện mua, hệ thống data sẽ xem xét để gửi những mã giảm giá cụ thể đến.
Những dữ liệu thu thập được có thể được sử dụng để phân loại người dùng theo nhiều tiêu chí cần thiết phục vụ trong báo cáo.
Dựa vào thông tin thu thập được từ khách hàng, cung cấp những loại hình sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng nhu cầu.
Dựa vào hành vi và xu hướng, gợi ý những nhóm sản phẩm tiềm năng mà khách hàng có thể cần.
Tự động đưa đến những sản phẩm tốt với chi phí tối ưu nhất lên hàng đầu.
Dựa vào dữ liệu để xây dựng nên mô hình tiếp thị có thể lọc theo những nhóm, tiêu chí, đối tượng, khả năng, nhu cầu…
Dựa vào những nhóm khách hàng được phân tích để lên kế hoạch marketing một cách hiệu quả hơn, nhắm đến các đối tượng người dùng cụ thể hơn.
5. Tổng kết
Big Data trong thời đại công nghệ và internet ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực trên thị trường. Những doanh nghiệp hoạt động dựa trên việc phân tích nguồn dữ liệu sẽ dễ dàng tiếp cận được đúng nhóm khách hàng mục tiêu của mình hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và doanh số bán hàng. Chính vì thế, công nghệ dữ liệu hiện nay đang được rất nhiều tập đoàn theo đuổi.