Bandwagon là gì? Bandwagon có vai trò và ứng dụng như thế nào trong các lĩnh vực hiện nay. Nếu như bạn vô tình bắt gặp khái niệm bandwagon trong cuộc sống và không biết ý nghĩa và ứng dụng của nó ra sao thì bài viết dưới đây sẽ dành cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.
Bandwagon là gì?
Dưới góc nhìn của kinh tế học, bandwagon là khái niệm diễn tả một khả năng khi hàng hóa giảm kéo theo sức mua tăng lên. Một khi sức mua đã tăng lên thì lượng người mua hàng cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Nó nói lên sức hút của đám đông về cùng một vấn đề.
Bandwagon – Hiệu ứng 5 con khỉ và 1 nải chuối
Người ta còn ví hiệu ứng bandwagon là hiệu ứng 5 con khỉ và 1 nải chuối. Điều này xuất phát từ một thí nghiệm cổ xưa, khi các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm. Để thực hiện thí nghiệm này, họ đã cho 5 con khỉ nhốt chung vào một chuồng. Lũ khỉ muốn ăn chuối thì phải trèo lên chiếc thang lớn mới có thể ăn được.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, những con khỉ còn lại sẽ bị dội nước nếu như anh em của chúng trèo lên thang lấy chuối. Sau một thời gian, những con khỉ này hiểu được rằng một khi những lũ khỉ khác trèo lên thang thì chính chúng sẽ là người bị dội nước lạnh. Khi đó, chẳng một con khỉ nào dám trèo lên thang và lấy chuối cả.
Khi điều này xảy ra, các nhà khoa học đã lấy ra một con khỉ cũ và thay thế bằng một con khỉ mới. Ban đầu, con khỉ mới này chưa hiểu được những quy tắc trong chuồng nên đã với tay lên lấy chuối. Kết cục là nó bị lũ khỉ còn lại đánh. Dần dần, nó hiểu được rằng việc lấy chuối trong chuồng là bất khả thi và nó không tiếp tục thực hiện hành động này nữa. Hiệu ứng bandwagon bắt đầu xuất hiện.
Từ sau hiệu ứng 5 con khỉ và một nải chuối này, thuật ngữ bandwagon ra đời khi Dan Rice – Một chú hề cực kỳ nổi tiếng đã ứng dụng chúng để khuếch tán một hệ tư tưởng về đám đông như sau: Một người có xu hướng thực hiện theo những gì mà đám đông đang làm dù họ không hiểu rõ được nguyên do tại sao họ lại làm như vậy.
Hiệu ứng Bandwagon được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?
Nhìn chung, hiệu ứng bandwagon có thể được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Đây là một hiệu ứng bandwagon thuộc về đám đông phổ biến mà khi ứng dụng sẽ tạo ra những kết quả cực kỳ khả quan.
Đối với lĩnh vực Food and Beverage: Hiệu ứng bandwagon xuất hiện khi một người mua một sản phẩm chỉ còn một số lượng ít trên kệ bán hàng. Khi đó, họ sẽ xuất hiện một suy nghĩ trong đầu rằng chắc hẳn loại thực phẩm này có lượt mua tốt, chất lượng cao nên mới nhanh hết hàng như vậy.
Đối với lĩnh vực về thời trang: Hiệu ứng bandwagon xuất hiện khi chúng ta yêu thích một nam diễn viên, một ca sĩ thần tượng của mình. Họ có một phong cách thời trang độc đáo và khác biệt, do vậy, chúng ta cũng sẽ bắt chước và học theo những kiểu tóc và cách phối đồ theo hiệu ứng bandwagon.
Đối với lĩnh vực Social media: Hiệu ứng bandwagon được thực hiện khi các cá nhân sẽ thực sự ưa thích và sử dụng một ứng dụng mạng xã hội nào đó nếu như mạng xã hội này thành công thu hút được nhiều lượt đăng ký từ người dùng.
Đối với lĩnh vực chứng khoán: Hiệu ứng bandwagon cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của những nhà đầu tư. Khi họ thấy có quá nhiều người đổ dồn vào để mua cổ phiếu của một công ty nào đó thì tâm lý bandwagon cũng bắt đầu xuất hiện. Hiệu ứng bandwagon được một số công ty ứng dụng để thu hút sự chú ý cũng như lực đầu tư từ những nhà đầu tư trên thị trường.
Hiệu ứng bandwagon ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đầu tư?
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy rằng hiệu ứng bandwagon thực sự là một ứng dụng cực kỳ được ưa thích đối với những công ty để thu hút được sự đầu tư từ những nhà đầu tư. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ từ những nhà đầu tư thì hiệu ứng bandwagon thực sự rất nguy hiểm và nó có thể biến bạn trở thành một con rối của đám đông.
Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Bandwagon cho chúng ta thấy được những gì số đông đang làm và không phải tất cả những gì số đông bandwagon đang lựa chọn đều phù hợp với chỉ riêng bạn mà thôi. Mỗi một cá nhân sẽ có một cách tiếp cận riêng biệt và không phải ai cũng như nhau. Việc chỉ dựa vào một nguyên tắc chung từ xã hội bandwagon vô hình chung sẽ là một con dao hai lưỡi khiến bạn gặp phải nhiều rủi ro.
Trong các giao dịch forex, chứng khoán, hiệu ứng bandwagon được hiểu là việc một nhà đầu tư cá nhân đưa ra những quyết định đầu tư từ những tín hiệu bandwagon của đám đông. Hiệu ứng bandwagon cực kỳ phổ biến khi hiện nay, một loạt những nhóm zalo kín phím hàng bắt đầu tăng mạnh. Nhà đầu tư không hiểu rõ về thị trường, chấp nhận rủi ro và tin vào những lời dẫn dắt từ người phím.
Nếu như một cá nhân bị cuốn theo những làn sóng tăng giá bandwagon thì khi đó, một loại những người khác sẽ đổ xô đi theo mà không biết những rủi ro tiềm ẩn của chúng là gì. Điển hình nhất vẫn là phi vụ bong bóng bandwagon của Dotcom vào năm 1990. Khi tất cả mọi người đều đổ xô vào việc đầu tư vào công ty công nghệ. Sau đó, đến đầu năm 2001, công ty dotcom chính thức bị thua lỗ từ bandwagon và bong bóng chính thức bị phá vỡ.
Phải làm sao để hạn chế sự ảnh hưởng từ hiệu ứng bandwagon?
Câu trả lời là chúng ta cần cân nhắc một cách cực kỳ kỹ lưỡng trước khi đi đến bất kỳ một quyết định nào. Hãy dành thời gian để xem xét những yếu tố này có thực sự đủ và đúng để chúng ta đi theo hay không.
Nếu là nhà đầu tư, không nên đi theo đám đông bandwagon mà hãy bình tĩnh và theo dõi tin tức, đánh giá những tác động từ thị trường như thế nào rồi mới tiến hành thực hiện đầu tư. Nên nhớ rằng, nếu như bạn chọn đưa ra một quyết định mang tính chất độc lập thì bạn phải tự mình tìm kiếm và đánh giá chúng một cách toàn diện nhất.
Đừng ngại ngần khi bạn đi ngược lại với những gì mà số đông như bandwagon đang làm. Trong quá trình tìm kiếm một cổ phiếu tiềm năng, bạn cần phải thiết lập được những phương án dự phòng và những phương án hoàn hảo khác sẽ xuất hiện và nó chứng minh được những gì mà số đông đang đặt cược hoàn toàn không tốt như những gì họ nghĩ.
Một điểm cực kỳ quan trọng để giúp những nhà đầu tư thoát khỏi hiệu ứng bandwagon đó chính là biết tiết chế cảm xúc, không nên quá bốc đồng và hãy thật cẩn trọng trước khi tiến hành một hành vi đầu tư nào.
Hãy rèn luyện cho mình một thói quen phải biện trước bất kỳ một ý kiến nào. Tư duy này sẽ giúp bạn tìm kiếm được những lỗ hổng trong nhận định của người khác cũng như nó sẽ giúp cho các bạn có thể tự tin đi theo quan điểm của chính mình.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích cho bạn đọc về khái niệm bandwagon là gì cũng như ứng dụng của bandwagon và những lưu ý giúp bạn thoát khỏi hiệu ứng bandwagon. Hiệu ứng bandwagon kiểm soát mọi lĩnh vực trong đời sống con người và đặc biệt là sự tác động lên tài chính. Vì vậy, chúng ta cần phải tỉnh táo để không rơi vào sự kiểm soát bandwagon từ đám đông.