Vay vốn để kinh doanh, đầu tư là điều bình thường đối với các cá nhân, tổ chức hiện nay. Hình thức này cũng dần trở nên phổ biến hơn tại các vùng nông thôn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để được cho vay, các cá nhân thường phải vượt qua được sự phê duyệt từ CIC. Họ cung cấp và kiểm tra các thông tin về nợ xấu của người cho vay. Nếu chưa từng dính phải nợ xấu, người cho vay sẽ dễ nhận được khoản vay hơn. Nhưng ngược lại, nếu từng có thông tin về nợ xấu trên CIC thì rất khó để nhận được khoản vay. Vậy CIC là gì?
1. CIC là gì?
CIC hay Credit Information Center là một tổ chức của Việt Nam với tên gọi đầy đủ là Trung tâm thông tin tín dụng. CIC là tổ chức hoạt động dưới sự kiểm soát của Ngân hàng nhà nước của Việt Nam. Nhiệm vụ chính là thu thập, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng.
Thành lập từ năm 1999, cho đến thời điểm hiện tại, CIC đang lưu trữ đến hơn 30 triệu thông tin khách hàng về tín dụng tại Việt Nam. Với lượng lớn thông tin như vậy, CIC cho thấy tầm ảnh hưởng cũng như vai trò rất lớn của CIC đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. CIC có vai trò gì đối với tín dụng Việt Nam
Được thành lập dưới sự kiểm soát của Ngân hàng nhà nước, CIC có nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong việc thu nhập các thông tin tín dụng trên thị trường. Các trung tâm thông tin tín dụng có một vai trò quan trọng trong thị trường tài chính. CIC cung cấp một điểm tín dụng cho người vay và người cho vay tiềm năng. Đây là quyết định cuối cùng của người cho vay về việc một người có đủ điều kiện để được vay hoặc thẻ tín dụng hay không.
+ Đăng ký tín dụng quốc gia: CIC sẽ trở thành một đơn vị, nơi tiếp nhận đăng ký tín dụng cho tất cả các thành viên trên cả nước. Tất nhiên, những người này đều phải đáp ứng được các điều kiện của pháp luật.
+ Khi đã đăng ký ở trên CIC, tất cả các cá nhân, thành viên vay vốn hay sử dụng các dịch vụ tín dụng của CIC đều có thể tiến hành kiểm tra các thông tin của mình. Việc kiểm tra cũng được tiến hành trong thời gian khá nhanh thông qua các ứng dụng, trực tuyến chứ không cần đến trực tiếp như trước.
+ Với các vấn đề liên quan đến nợ xấu của các cá nhân hay doanh nghiệp thì CIC cũng sẽ tiến hành đảm nhận chức năng thu thập thông tin. Với các thông tin này thì CIC có quyền được xử lý, lưu trữ chúng để làm căn cứ, dữ liệu để phân tích tình hình tài chính ở thời điểm đó. Đây không phải là một vấn đề mới, bởi việc này là cần thiết để các cơ quan chức năng có thể nắm bắt được tình hình tài chính, tín dụng của thị trường trên cả nước.
+ Dựa trên các thông tin đã thu nhập được, CIC sẽ đưa ra các tình huống và giải pháp cho các trường hợp mà người cho vay và người đi vay tín dụng có thể gặp phải. Đưa sẵn ra các tình huống và hướng để xử lý chúng giúp cho việc ứng phó trở nên nhanh chóng hơn. Không bị bỡ ngỡ khi ảnh hưởng lâu dài.
+ CIC cũng sẽ cung cấp một số dịch vụ về tín dụng khác theo quy định về pháp luật. Tại đây, nếu người sử dụng dịch vụ đăng ký sử dụng tại CIC thì việc này giúp tiết kiệm thời gian và an toàn hơn. Bởi đây là trung tâm trực thuộc Ngân hàng nhà nước nên sẽ hạn chế được các trường hợp lừa đảo.
+ Chưa dừng lại ở đó, dựa trên việc thu nhập các dữ liệu, thông tin liên quan đến vấn đề tín dụng, CIC sẽ chấm điểm mức tiêu dùng của mọi người. Từ đó, CIC đánh giá được khả năng tiêu dùng của các cá nhân và tổ chức. Biết được mức độ chi tiêu và tình hình kinh tế của người dân.
Đây là chức năng quan trọng để ngân hàng có thể nắm bắt được nhu cầu cũng như các ý định của người dân. Từ đó CIC biết được người dân có đang mong muốn sử dụng các dịch vụ tín dụng như trước không hay dần dịch chuyển sang đầu tư kinh doanh, chơi chứng khoán.
Thông qua đó, Bộ tài chính cũng có thêm nguồn dữ liệu để đưa ra các chính sách và phương hướng phát triển trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển mình.
3. CIC có lưu lại lịch sử tín dụng không?
Trên thực tế, CIC sẽ lưu trữ lại toàn bộ lịch sử tín dụng của mọi người, tất cả các cá nhân hay tổ chức đã từng tham gia hoặc sử dụng các dịch vụ tín dụng này.
Tuy nhiên, việc kiểm tra lại lịch sử thì không phải ai cũng được phép. Bạn chỉ có quyền kiểm tra lịch sử tín dụng của bản thân tại CIC chứ không có quyền kiểm tra của người khác.
Khi bạn cần vay tại một tổ chức tín dụng nào đó, CIC sẽ kiểm tra các thông tin về nợ xấu của bạn trước, biết bạn có đang dính nợ xấu hay không. Sau đó sẽ quyết định có phê duyệt khoản vay của bạn hay không.
Như vậy, CIC vẫn sẽ cho phép kiểm tra lịch sử tín dụng. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với một số đơn vị, cơ quản, tổ chức tài chính theo quy định của Nhà nước hoặc các ngân hàng mới được phép kiểm tra các thông tin tín dụng từ đối tượng đi vay và các thông tin về người này. Liệu có đủ khả năng tài chính và từng dính các khoản nợ xấu nào không.
Nhờ vào CIC, các ngân hàng được kiểm tra các thông tin tín dụng mà không mất quá nhiều thời gian điều tra và nắm được đầy đủ thông tin hơn. Tuy nhiên, họ sẽ phải mất một khoản phí để trả cho CIC để có được các thông tin tín dụng này.
4. Lời cảnh báo từ CIC
Trên thực tế hiện nay, xuất hiện rất nhiều các tổ chức hoạt động trái phép, biến tướng dưới hình thức tín dụng, cho vay với lãi suất cao. Rất nhiều cá nhân đang rơi vào tình trạng thiếu tiền, do vay tạm thời mà phải gánh một khoản lãi khổng lồ.
Dưới tình hình này, CIC đã đưa ra một số lời cảnh báo đến các cá nhân có nhu cầu sử dụng tín dụng như sau:
+ Với các thông tin, giấy tờ cá nhân như Chứng minh nhân dân hay căn cước công dân, địa chỉ cư trú, số điện thoại, v.v. không dễ dàng cung cấp các thông tin này với các tổ chức tài chính không uy tín ngoài CIC. Hạn chế tối đa việc công khai các thông tin cá nhân này ra bên ngoài. Hãy dành thời gian kiểm tra các thông tin về tổ chức tín dụng cho vay trước khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
+ Không cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, mật khẩu tài khoản ngân hàng, tài khoản cá nhân, v.v. hay truy cập vào các đường link không chính thống. Việc này có thể dẫn đến các trường hợp bị lừa đảo, lấy tiền qua hình thức baking. Nếu cảm thấy có những bất thường hoặc nhận được các thông tin không rõ hãy liên lạc với cơ quan chủ quản, CIC hoặc cơ quan chức năng để nhận được phản hồi tốt nhất.
+ Một số đối tượng lừa đảo có thể lợi dụng, tự nhận mình là nhân viên đến từ CIC để tiến hành lừa đảo, yêu cầu người dùng tín dụng nộp các khoản phí. Hoặc yêu cầu truy cập vào những đường dẫn bất thường nào đó. Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nộp bất cứ khoản phí hay nộp tiền cho họ. Hãy liên lạc với CIC để nhận được các thông tin chính xác.
Tổng kết
Với độ dài bài viết, chắc chắn không thể nào cung cấp được toàn bộ các thông tin về CIC. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hy vọng mọi người đã có thêm thông tin, hiểu rõ hơn CIC là gì, chức năng cũng như cách CIC hoạt động.