Lý thuyết cung cầu đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính nói chung và đầu tư Forex nói riêng. Tuy dấu hiệu nhận biết và quá trình sử dụng chỉ báo này khá khó khăn. Nhưng nếu nhà đầu tư biết cách tận dụng các thông tin từ vùng cung – cầu sẽ có kết quả giao dịch như mong muốn. Cùng tìm hiểu về mức độ tác động lên thị trường Forex của lý thuyết cung cầu trong bài viết sau!
1. Sơ lược về lý thuyết cung cầu
Lý thuyết cung cầu hàm chứa nhiều ý nghĩa quan trọng trong thị trường tài chính. Do đó, nhiều nhà đầu tư nỗ lực tìm kiếm các kiến thức liên quan đến cung – cầu và áp dụng nó vào quá trình đầu tư, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
Sau đây là một số kiến thức sơ lược về lý thuyết cung cầu bạn cần nắm:
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Cung là gì?
Cung được coi là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán sẵn sàng muốn bán hay có khả năng cung cấp để bán trên thị trường, được xác định ở một thời gian cụ thể, với một mức giá được định trước tương ứng với chi phí sản xuất, v.v.
Trong thị trường Forex, “cung” là lượng tiền điện tử được phát hành và tồn tại trên các sàn giao dịch, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giao dịch, mua – bán của nhà đầu tư.
1.1.2 Cầu là gì?
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có nhu cầu muốn mua với một khoản tiền khác nhau trong những khoảng thời gian xác định. Với thị trường Forex thì “cầu” chính là nhu cầu mua tiền ảo của các nhà đầu tư.
1.1.3 Vùng cung là gì?
Khi thị trường Forex đã trải qua giai đoạn Tích lũy, tăng trưởng và đang trong thời kỳ phân phối, xu hướng tăng đã bắt đầu bị kìm hãm. Giá tăng cao, lực mua có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Lúc này, phe “cung” sẽ có cơ hội “lật ván bài” để chiếm ưu thế. Giai đoạn này gọi là vùng cung.
1.1.4 Vùng cầu là gì?
Ngược lại với vùng cung là vùng cầu. Ở giai đoạn tích lũy của thị trường tiền điện tử, giá giảm mạnh liên tục, thậm chí chạm đáy báo hiệu cho lực “cung” bắt đầu thua thế. Nhân cơ hội này, lực mua vào sẽ tăng lên để chuẩn bị cho đợt tăng giá tiếp theo. Tại đây, biểu đồ sẽ hình thành nên vùng cầu.
1.2 “Bỏ túi” quy luật cung cầu trong đầu tư Forex
Trước khi bắt đầu vào tìm hiểu quy luật cung cầu, bạn cần nắm chắc 4 giai đoạn tất yếu của thị trường là: Tích lũy – Tăng trưởng – Phân phối và Suy thoái. Trong đó, hai giai đoạn tích lũy và phân phối là thời điểm thể hiện rõ quy luật cung – cầu rõ nhất. Cụ thể:
- Quy luật cầu thường diễn ra tại thời điểm tích lũy. Nếu giá càng cao thì lượng cầu càng ít và ngược lại.
- Quy luật cung lại thể hiện rõ nhất ở giai đoạn phân phối. Khi giá càng cao, nhà đầu tư càng muốn bán giá cao nên khiến nguồn cung tăng cao. Ngược lại, khi giá tiền điện tử càng thấp thì nguồn cung càng thấp.
Trong lý thuyết cung cầu có thể hiện rõ, hai yếu tố cung và cầu quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Sự tăng lên hay giảm xuống về giá của một đồng tiền điện tử kích thích hoặc hạn chế nhu cầu giao dịch của sản phẩm đó (mua vào hoặc bán ra). Thậm chí, nó còn tác động đến các mặt hàng khác và toàn bộ thị trường tài chính.
2. Cung – cầu ảnh hưởng như thế nào đến đầu tư Forex?
Lý thuyết cung cầu ảnh hưởng nhất định đến quá trình đầu tư Forex. Điều này được thể hiện rõ như sau:
- Là “bức tranh” toàn cảnh phản ánh mức độ giao dịch của thị trường Forex trong một khoảng thời gian nhất định.
- Qua vùng cung cầu, nhà đầu tư có thể biết được khối lượng mua vào, bán ra của đồng tiền điện tử. Từ đó biết được nhu cầu của nhà đầu tư và dự đoán chính xác xu hướng biến động giá trong tương lai.
- Lý thuyết cung cầu cung cấp kỹ năng, kiến thức cho nhà đầu tư trong nhận biết, phân tích và đánh giá thị trường Forex.
- Là tín hiệu giao dịch rõ nét cho nhà đầu tư dễ dàng thực hiện lệnh mang lại tỷ lệ thắng cao, v.v.
Nhìn chung, cung cầu đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính nói chung và đầu tư Forex nói riêng. Cùng với đường hỗ trợ, kháng cự và các chỉ báo kỹ thuật khác, vùng cung cầu cho trader những thông tin cần thiết khi đầu tư tiền điện tử.
3. Cách nhận biết vùng cung – cầu trên biểu đồ Forex
Có một sai lầm mà các nhà đầu tư rất dễ gặp phải khi xác định vùng cung cầu trên biểu đồ Forex, đó là: Nhầm lẫn với vùng hỗ trợ, kháng cự. Tuy nhiên, có một số mẹo nhỏ để nhận biết vùng cung – cầu mà các trader cần biết như sau:
- Giá bắt đầu rơi vào trạng thái giằng co, mập mờ xu hướng, cộng với đó là sự xuất hiện của một số cây nến nhỏ. Lúc này, bạn có thể xác định đây là vùng cơ sở. Có khả năng, một vùng cung – cầu sẽ xuất hiện chồng lên vùng cơ sở. Giá sẽ bắt đầu đảo chiều. Cơ hội giao dịch của nhà đầu tư rộng mở hơn.
- Trường hợp phổ biến hơn để hình thành vùng cung – cầu đó là khi giá đột ngột biến động, một cây nến duy nhất được hình thành (nến Hammer hay nến nhấn chìm, v.v).
Nếu bạn là một nhà đầu tư “gạo cội” thì việc phát hiện ra vùng cung – cầu trên biểu đồ không quá khó khăn. Nhưng là trader mới vào “nghề” thì chỉ nên hành động khi vùng cung – cầu được thể hiện rõ nét. Ví dụ như:
- Phạm vi giá có biên độ dao động hẹp.
- Ở vùng cơ sở hình thành dưới 10 cây nến. Nếu xuất hiện nhiều nến quá, bạn cũng nên liều mình xác định đây là vùng cung – cầu.
- Một dấu hiệu của vùng cung – cầu rõ nét là sau khi bứt phá ra khỏi thời điểm tích lũy hoặc phân phối, giá đảo chiều mạnh.
- Nếu bạn đang dựa vào dấu hiệu một cây nến để xác định vùng cung – cầu thì nên chọn cây nến Spring. Đây là cây nến có “râu dài”, thể hiện khá tường minh vùng cung – cầu trên biểu đồ.
4. Hướng dẫn cách sử dụng vùng cung – cầu hiệu quả nhất
Nếu đã xác định được vùng cung – cầu thì cách thức giao dịch với mô hình này khá đơn giản. Điển hình, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua ở vùng cầu và lệnh bán tại vùng cung. Tuy nhiên, để mang lại kết quả giao dịch cao nhất, nhà đầu tư nên lưu ý một số điểm sau:
- Nên đặt lệnh mua ở những vùng cung hoặc vùng cầu rõ nét
- Hãy tìm những vùng cung – cầu chưa bị phản ứng giá ở trước đó
- Sau mỗi lần thử nghiệm với vùng cung – cầu, giá trị của nó sẽ bị giảm đi ít nhiều. Ví dụ, ở lần đầu tiên, giá thị trường sẽ được phản ánh chân thật tại vùng cung và vùng cầu. Tuy nhiên, càng thử nghiệm, việc phản ứng giá tại đây càng trở nên chai lỳ. Thậm chí, nó chỉ như đang phản ứng theo tâm lý của nhà đầu tư rằng: thị trường sẽ phản ứng như các lần trước. Do đó, vùng cung – cầu sẽ phản tác dụng.
- Cần tìm hiểu kỹ lưỡng lý thuyết cung cầu trước khi bắt tay vào giao dịch với quy luật này.
- Vùng cung – cầu hỗ trợ tích cực cho nhà đầu tư khi giao dịch Forex. Tuy nhiên, mức độ chính xác của nó chỉ đạt mức tương đương. Nhà đầu tư không nên lạm dụng chỉ số từ vùng cung – cầu.
Xem thêm: Phương pháp tổng hợp là gì? Làm sao để áp dụng hiệu quả?
5. Lời kết
Tìm hiểu về lý thuyết cung cầu và vận dụng chúng vào đầu tư Forex là cách các nhà đầu tư thông minh tăng cao tỷ lệ thắng khi giao dịch. Sau khi xác định chính xác vùng cung – cầu, bạn nên lên chiến lược đặt lệnh thích hợp nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Chúc bạn thành công!