Với những thế hệ 8x trở lên, chắc không còn lạ lẫm gì với cuộc khủng hoảng năm 2008 xảy ra trên đất nước Mỹ. Một cuộc khủng hoảng không chỉ làm Mỹ phải điêu đứng, nó còn ảnh hưởng nặng đến cả nền kinh tế Việt Nam. Hoàng loạt doanh nghiệp phá sản, người lao động thất nghiệp, giá hàng hóa tăng vọt, v.v.
Đây chính là biểu hiện rõ nhất cho tác động của khủng hoảng kinh tế lên một quốc gia. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm cũng như nguyên nhân gây ra khủng hoảng là gì trong bài viết dưới đây nhé!
1. Khủng hoảng kinh tế là gì? Bản chất của khủng hoảng
Khủng hoảng kinh tế không còn là một cụm từ xa lạ với nhiều người. Bởi nó diễn ra hàng ngày và có ảnh hưởng đến tất cả các mặt trong đời sống của con người.
1.1 Khái niệm
Khủng hoảng kinh tế là một tình trạng xấu mà nền kinh tế đang gặp phải và ngày càng xấu đi, rất khó để kiểm soát. Lúc này nền kinh tế sẽ có những sự suy giảm về hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài ở một hoặc nhiều quốc gia trên Thế giới.
Khủng hoảng trong nền kinh tế không phải đột nhiên mà có, nó nằm trong chu kỳ kinh doanh của bất kỳ một quốc gia hay hình thức kinh tế nào. Điều quan trọng là con người biết kiểm soát và điều chỉnh kịp thời để tình trạng này xảy ra trong một thời gian ngắn hoặc xảy ra nhưng không để lại hậu quả nghiêm trọng.
1.2 Bản chất của việc khủng hoảng kinh tế
Hiểu một cách đơn giản thì khủng hoảng cho một nền kinh tế dù ở phạm vị nhỏ như là doanh nghiệp, phạm vi lớn như quốc gia hay Thế giới thì đều đến từ sự mất cân bằng, mất đi tính ổn định trong kinh tế. Nó không đến từ một ngành nghề, mặt hàng hay lĩnh vực nhất định hay cụ thể nào đó. Mà đến từ nhiều mặt khác cộng lại như thị trường tài chính, thị trường lao động hay kinh doanh.
Một khi sự cân bằng giữa nguồn cung (quá trình sản xuất) và nhu cầu (sự tiêu thụ) của con người bị phá vỡ thì chính là khởi nguồn tạo ra khủng hoảng. Và khủng hoảng trong nền kinh tế không xuất hiện đột ngột mà nó luôn nhen nhóm trên thị trường. Điều quan trọng là làm thế nào để kiểm soát sự căn bằng giữa nguồn cung và cầu, không để tạo ra sự mất cân bằng quá lớn. Đây cũng chính là lý do mà các nhà quản lý, nhà chức trách luôn can thiệp ngay lập tức khi xuất hiện tình trạng mất cân bằng này.
Một quốc gia khi đã để xảy ra tình trạng khủng hoảng thì rất khó có thể khắc phục được trong một thời gian ngắn. Nhà nước sẽ phải đưa ra nhiều biện pháp để cải thiện nó trong nhiều năm liền. Bởi hệ quả của nó là không hề nhẹ. Nó sẽ kéo theo sự sụp đổ của rất nhiều các lĩnh vực khá như Văn hóa, Chính trị, Xã hội, v.v.
Chưa dừng lại ở phạm vị quốc gia, khủng hoảng còn có thể lan rộng và gây ảnh hưởng đến các nước khác. Đặc biệt là nước đó càng có vị thế mạnh trên đấu trường quốc tế, một khi đã bị khủng hoảng thì rất nhiều nước cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Điển hình nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 đã tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới, khiến cho hàng loạt các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp phải lao đao.
Và một điều đặc biệt đó là đất nước càng phát triển thì nguy cơ xảy ra tình trạng khủng hoảng càng lớn. Hậu quả nó để lại cũng lớn hơn so với khủng hoảng ở các nước nhỏ.
2. Các hình thức của Khủng hoảng kinh tế
Hiện nay, có ba hình thức khủng hoảng điển hình được các nhà kinh tế ghi nhận là: khủng hoảng thừa, khủng hoảng thiếu và khủng hoảng nợ.
2.1 Khủng hoảng thừa
Khủng hoảng thừa sẽ xuất hiện khi mà một mặt hàng được sản xuất ra quá nhiều, vượt ngưỡng “cầu” cần thiết. Trong khi nhu cầu nhỏ, cung quá lớn, giá sản phẩm giảm mạnh. Kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy liên quan như sản phẩm không bán được, nhân công không có việc làm, thất nghiệp, số tiền đã đầu tư không thu hồi lại được vốn, dẫn đến tình trạng phá sản.
Một ví dụ đơn giản như năm 2020, các nước gặp phải đại dịch COVID-19. Lưu thông bị đình trệ, người nông dân sản xuất quá nhiều một mặt hàng dẫn đến không bán được, bán nhưng không được giá và xuất hiện tình trạng giải cứu lương thực thực phẩm. Thay vì chỉ sản xuất 1 năm 3 vụ, nông dân tăng lên thành 1 năm 4 – 5 vụ mà không nghiên cứu về nhu cầu của thị trường. Điều này gây ra tình trạng cung vượt cầu.
Mặc dù chưa tạo ra tình trạng khủng hoảng lớn, nhưng nó chính là dấu hiệu và sự nhen nhóm của khủng hoảng trong cuộc sống hàng ngay. Và ngay lập tức, chính quyền phải can thiệp, tạo ra các biện pháp khắc phục ngắn hạn và chiến lược dài hạn.
2.2 Khủng hoảng thiếu
Trái ngược với khủng hoảng thừa, khủng hoảng thiếu thể hiện bản chất của việc cầu lớn hơn cung. Số lượng mặt hàng, sản phẩm sản xuất ra không đủ đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Nguyên nhân hình thành nên cuộc khủng hoảng này chính là hệ lụy của việc gia tăng dân số quá nhanh, tài nguyên bị cạn kiệt, thêm vào đó là năng lực sản xuất còn yếu kém,v.v. Hậu quả của cuộc khủng hoảng này chính là việc giá cả sản phẩm bị leo thang, tăng nhanh chóng. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng lạm phát, tạo ra Khủng hoảng kinh tế.
2.3 Khủng hoảng nợ
Hình thức khủng hoảng này sẽ xảy ra khi mà chính phủ không có khả năng thanh toán các khoản nợ mà họ đã vay từ các nước khác. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này thực chất lại không đáng sợ như hai hình thức khủng hoảng ở trên. Bởi nhà nước có nhiều cách thể thỏa thuận với các nước cho vay hoặc tìm các biện pháp để tăng số dư cho ngân sách. Ví dụ như tăng thế, đánh thuế cao hơn và các nhóm ngành kinh tế, đầu tư tài chính, v.v.
Chính xác là họ có thể chủ động trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng. Rất ít quốc gia bị rơi vào tình trạng này.
Trong nền kinh tế, có nhiều kiểu khủng hoảng khác nhau như khủng hoảng tài chính, khủng hoảng ngân hàng hay khủng hoảng tiền tệ. Cách thức xảy ra tình trạng khủng hoảng có thể khác nhau. Nhưng về cơ bản thì nó cũng thuộc một trong ba hình thức Khủng hoảng kinh tế ở trên nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Điều quan trọng là các doanh nghiệp, bộ tài chính điều chỉnh và quản lý như thế nào để không xảy ra tình trạng khủng hoảng trên phạm vi cả quốc gia.
3. Nguyên nhân gây ra Khủng hoảng kinh tế
Nguyên nhân điển hình và cơ bản nhất tạo ra khủng hoảng của nền kinh tế xuất phát từ các cuộc khủng hoảng tài chính. Bởi đây là yếu tố lớn nhất, có những tác động lớn nhất đến nền kinh tế.
Khi GDP (thu nhập bình quân trên đầu người) của một quốc gia giảm xuống, thanh khoản kém, giá của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán giảm mạnh sẽ gây ra tình trạng suy thoái kinh tế.
Nếu như tình trạng suy thoái diễn ra một cách trầm trọng và ngày càng tồi tệ, thời gian lâu hơn thì khả năng xảy ra khủng hoảng là rất lớn nếu như nhà nước không có các biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời.
Tổng kết
Không một ai muốn để xảy ra tình trạng Khủng hoảng kinh tế, bởi nó sẽ phá vỡ toàn bộ những gì đã xây dựng trong nhiều năm liền. Tác hại để lại là vô cùng lớn. Thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn xã hội, nặng hơn là xung đột chính trị nội bộ không chỉ một mà là nhiều thế hệ con cháu sau này.