Một nơi trao đổi thông tin về nền kinh tế của các nước trên toàn thế giới được tin cậy sử dụng và hướng đến là Diễn đàn kinh tế thế giới, hay còn được viết tắt là WEF. Vậy WEF là gì? Dưới đây sẽ cung cấp mọi kiến thức từ A-Z cho bạn đọc về kênh thông tin này.
Định nghĩa WEF là gì?
WEF, tên tiếng Anh đầy đủ – World Economic Forum là diễn đàn kinh tế thế giới, hoạt động dựa trên tính chất phi lợi nhuận. Tổ chức wef này được đặt tại Thụy Sĩ và vận hành bởi những chuyên gia, lãnh đạo hàng đầu. Các tin tức sự kiện, thông tin kinh tế, y tế,… được trao đổi tại đây.
Những thành viên của tổ chức wef đều là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho đến chính trị của các quốc gia trên thế giới. Họ trao đổi về những sự kiện có tầm ảnh hưởng vĩ mô toàn cầu: chính trị, xã hội, kinh tế hay môi trường,…
Hàng năm diễn đàn wef tiến hành các cuộc họp tại Davos, một địa điểm nổi tiếng về trượt tuyết nằm tại Thụy Sĩ. Lúc này sẽ có đông đủ những nhà chính trị gia, nhà lãnh đạo trên toàn thế giới hội tụ lại và trao đổi thông tin trên wef.
Lịch sử hình thành và phát triển của WEF là gì?
WEF ra đời vào năm 1971 dưới sự sáng lập của các công ty top đầu của châu Âu lúc bấy giờ. Vào thời điểm đó tổ chức wef được hỗ trợ bởi Ủy ban châu Âu cùng với tổ chức lớn khác là Hiệp hội Công nghiệp châu Âu. Một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp sáng lập là WEF là giáo sư Schwab với cái tên là Diễn đàn quản trị toàn cầu. Cho đến năm 1987 tổ chức wef chính thức có tên Diễn đàn kinh tế thế giới.
Như đã chia sẻ ở trên, tổ chức wef sẽ được họp định kỳ hàng năm. Tuy nhiên do dịch Covid 19 ảnh hưởng đã làm cho hoạt động này bị đình trệ.
WEF thường xuyên tổ chức những diễn đàn ở các khu vực nhằm thảo luận những vấn đề phát sinh ở khu vực đó. Các khu vực như Đông Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, Mỹ La-tinh,…
Ý nghĩa của tổ chức WEF là gì?
Diễn đàn thông tin kinh tế của thế giới sẽ không được đưa ra bất kỳ quyết định nào nhưng các ý kiến, thảo luận của những thành viên tham gia có tác động lớn đến các quyết định đó. Tổ chức wef quy tụ lại những người có quyền lực lớn nhất của các quốc gia trên thế giới lại và trao đổi, bàn bạc hay tranh luận những sự kiện. Các sự kiện đó thông thường sẽ mang tính cấp bách và vĩ mô, từ đó sẽ đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất cho từng vấn đề. Những vấn đề thường được xuất hiện trong các cuộc họp mang tính chất toàn cầu này nổi bật như biến đổi khí hậu, sự kiện kinh tế, hoạt động đô thị,…
Thành viên WEF là gì?
Thành viên WEF là ai? Họ chính là những người có quyền lực của mỗi quốc gia trên cả thế giới. Từ những chủ doanh nghiệp lớn, các nhà chính trị gia, các chuyên gia kinh tế, nhà ngoại giao, những nhân vật của công chúng, các vị lãnh đạo tôn giáo,… Những thành viên wef không phân biệt là trực thuộc nhà nước hay là các cá nhân tư nhân. Họ là thành viên của WEF, cũng là những người tự tài trợ cho tổ chức của mình với mục tiêu chung vì thế giới ổn định, hòa bình.
Hoạt động hiện nay của WEF là gì?
Hiện nay, diễn đàn kinh tế wef được thực hiện các hoạt động liên quan đến những sự kiện biến đổi khí hậu, về chăm sóc sức khỏe con người và sự phát triển của đô thị. Đây là những vấn đề rất cấp bách và được mọi người trên toàn thế giới quan tâm.
Ngoài ra, WEF hiện nay đang thảo luận về ảnh hưởng và các cách khắc phục hậu quả của nạn dịch Covid đến kinh tế – xã hội toàn thế giới. Những thách thức mà mọi quốc gia trên thế giới đang gặp phải khi đối diện với đại dịch này.
Hội nghị năm 2021 được diễn ra tại Singapore thay vì định kỳ tại Davos như mọi năm. Đây là lần đầu tiên tổ chức WEF lựa chọn nước thuộc châu Á làm nơi diễn ra thảo luận toàn cầu. Điều này đã phần nào làm cho các nước ở châu Á thêm tự tin về kinh tế – xã hội của nước mình ra toàn thế giới.
WEF Đông Á
Một thành viên của WEF là WEF Đông Á – Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á. Hàng năm tổ chức wef diễn ra cuộc họp với mục đích mở rộng và tăng cường mối quan hệ kinh tế, thương mại của các quốc gia trong khu vực nói chung và các quốc gia tại Đông Á nói riêng với toàn thế giới. Hiện tổ chức wef đang được vận hành bởi giám đốc Sushant Palakurthi Rao.
Nội dung của cuộc họp WEF Đông Á năm 2010 bàn về vai trò lãnh đạo của mỗi người trong tổ chức. Ngoài ra thảo luận về những rủi ro mang tính toàn cầu có khả năng ảnh hưởng lớn. Từ đó đưa ra các kế hoạch phát triển môi trường sống xanh, kinh tế bền vững của các quốc gia trong khu vực châu Á trong thời gian tới.
Nước chủ nhà tổ chức WEF Đông Á 2010 là Việt Nam đã được đánh giá rất tốt trong lần này. Tạo nên những dấu ấn đặc biệt và tầm ảnh hưởng lớn đối với những nhà lãnh đạo của các quốc gia khác khi tham gia diễn đàn 2010.
Quan hệ giữa Việt Nam và WEF là gì?
Mối quan hệ của nước ta với WEF là gì? Việt Nam thiết lập mối quan hệ với tổ chức thảo luận kinh tế thế giới vào năm 1989. Tổ chức WEF gửi lời mời nước ta tham gia các Hội cuộc họp định kỳ được diễn ra tại Davos hàng năm. Việt Nam được chú ý và đánh giá cao bởi những chủ trương kinh tế khác biệt và có sự ảnh hưởng toàn cầu.
Việt Nam đã được tổ chức cuộc họp WEF Đông Á vào năm 2010. Đây là một sự kiện rất quan trọng của nước ta, đánh dấu sự phát triển và đưa nước ta ra toàn thế giới. Cuộc họp wef này đã quy tụ hơn 450 thành viên tham gia. Bao gồm những vị lãnh đạo của các quốc gia trong tổ chức cho đến những vị lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng, các chuyên gia,… cũng như đơn vị báo chí truyền thông.
Vào năm 2017, tại cuộc họp diễn ra ở Davos định kỳ, nước ta vinh dự là nước tiên phong ký thỏa thuận với tổ chức WEF trong vấn đề hợp tác công tư (viết tắt là PPP). Các vị lãnh đạo của nước ta đã tiến hành gặp gỡ, trao đổi với các thành viên trong tổ chức wef nhằm vì mục đích chung.
Hiện nay có 13 doanh nghiệp nổi tiếng hàng đầu nước ta là thành viên của diễn đàn WEF này. Đơn cử phải kể đến như:
- VinaCapital
- VNPT – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
- Vinaconex
- Cofico – Tổng công ty CP XD số 1
- SIG – Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn
- FPT
- Tập đoàn Bảo Việt
- Sovico Holdings – CTCP Sovico
- Saigon Tourist
- EVN
- Tập đoàn Viettel
- Tập đoàn Tân Tạo
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
WEF là gì? Chúng ta đã biết là một diễn đàn được vận hành bởi các thành viên quyền lực toàn cầu. Tổ chức wef có sự độc lập cao và mang trong mình sứ mệnh lớn lao phát triển của từng quốc gia. Sự hợp tác được xây dựng từ những mối quan hệ thành viên trong diễn đàn đã mang lại kết quả vô cùng lớn đối với nền kinh tế – chính trị – xã hội của mỗi nước. Hoạt động phi lợi nhuận của tổ chức wef đã mang lại lợi ích vô cùng to lớn với mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Với những chia sẻ trên mong người đọc đã nắm rõ WEF là gì.