Cung cầu là một trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế. Sự tác động của cung sẽ ảnh hưởng đến cầu và ngược lại, từ đó tác động làm cho chu kỳ kinh tế thay đổi. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về công thức tính đường cầu là gì, cách đo lường độ co dãn của cầu.
1. Định nghĩa
Trước khi tìm hiểu công thức tính đường cầu thì cần biết đường cầu là gì. Đường cầu hay người ta còn gọi đây là Demand Curve, đây là khái niệm chỉ đường thể hiện sự tương tác giữa mức cầu cũng như giá cả.
2. Đặc điểm
Đường cầu thể hiện được mức cầu về một loại hàng hóa biến động ra sao nếu như mức giá của nó dịch chuyển. Do mức giá hàng hóa càng nhỏ thì mức cầu càng tăng cao và khi đó đường cầu dốc xuống.
Sự vận động dọc theo đường cầu
Sự dịch chuyển hay biến động dọc theo đường cầu là sự biến động của mức cầu về món hàng nào đó mà mức giá của món hàng này có sự thay đổi.
Khi mà những yếu tố xung quanh giữ nguyên mà mức giá của một hàng hóa tăng lên thì mức cầu hàng hóa này giảm theo (chuyển động lên phía trên đường cầu). Trái lại khi mà mức giá giảm xuống thì mức cầu đi lên (sự dịch chuyển ở dưới đường cầu.
3. Co giãn của cầu theo giá hàng hóa
Có thể thấy rằng nếu như đường giá dịch chuyển từ P1 đến P2 thì mức cầu gia tăng tại điểm H3 cao hơn nhiều so với điểm H2 lý do là bởi độ dốc của hình 2 cao hơn độ dốc của hình 3.
Giả sử như có món hàng là tăm tre, mức cầu của tăm tre dường như là đường thẳng đứng, nó phản ánh là cho dù giá có gia tăng gấp đôi thì mức cầu cũng không giảm là bao nhiêu do phần gia tăng thêm không tác động nhiều đến người dùng. Hay với các món hàng hóa không sử dụng nhiều hay có thể là bắt buộc cần dùng mức dốc là chắc chắn.
Với mặt hàng là lương thực thực phẩm thì người tiêu dùng sẽ có mức độ nhạy cảm cao hơn do cần phải dùng mỗi ngày. Nếu như giá của thịt heo gia tăng thì mức cầu sẽ suy giảm, do không còn dùng hay là có nhiều mặt hàng thay thế giá rẻ hơn như thịt gà chẳng hạn.
Đây được xem là hệ số co dãn của cầu và công thức tính đường cầu như sau:
Công thức tính hệ số co dãn của cầu
Hệ số co giãn của cầu theo giá
Khái niệm này được đo lường bằng % sự biến động mức cầu chia lại cho % sự biến động giá với sự giả định những khía cạnh còn lại giữ nguyên.
Hệ số co giãn nếu nhỏ hơn 0 là vì giá và sản lượng có sự tương tác nghịch biến, nếu giá tăng lên thì mức cầu giảm và trái lại cầu tăng thì giá giảm. Giả sử như mức giá thay đổi tăng 5% thì mức cầu sẽ giảm vì nó mang số âm, giả sử là -10%. Hệ số co dãn của cầu theo giá được xem là giá trị tuyệt đối nhưng có thể hiểu ngầm rằng nó là số âm.
Khi mà cầu có công thức là P = b + aQ (cần lưu ý vài lúc sẽ viết ngược thành Q=c+dP, bản chất là tương tự, chủ yếu thì Q và P cần ở 2 vế thì mới mang nghĩa là hệ số a hoặc d là số âm. Khi đó công thức tính đường cầu là:
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số co giãn:
Sự sẵn có để thay thế của hàng hóa: giả sử thay vì ăn thịt gà người ta có thể ăn thịt heo.
Thời gian càng lâu thì mức cầu sẽ co giãn càng nhiều do ở dài hạn thì sản phẩm thay thế dễ dàng tìm thấy và có nhiều sự chọn lựa hơn là ở ngắn hạn.
Tỷ trọng hàng hóa trong doanh thu của người tiêu dùng càng lớn thì mức cầu càng co dãn. Tương tự với ví dụ tăm tre thì vì tỷ trọng nhỏ nên người ta không chú ý đến, tuy nhiên nếu là lương thực thực phẩm thì sẽ là một con số khác.