Nghiên cứu các phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu là một trong những công đoạn hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư chứng khoán nói chung. Bởi thông qua việc này, nhà đầu tư có thể biết được mức giá trị thực tế cổ phiếu của doanh nghiệp. Từ đó mà có thể lên chiến lược mua vào – bán ra hợp lý nhất. Trong bài viết sau đây, các nhà đầu tư chứng khoán được làm quen với một số phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu hay nhất hiện nay. Tham khảo ngay!
1. Tầm quan trọng của việc xác định giá trị thực của cổ phiếu
Xác định giá trị thực của cổ phiếu là phương pháp định mức cổ phiếu thực tại của doanh nghiệp sở hữu. Mục đích của phương pháp này là giúp nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá tốt nhất (giá mua cao hơn giá hiện tại). Mặc dù hiện tại đã có những bộ lọc cổ phiếu có tính năng tính giá trị thực của cổ phiếu.
Ý nghĩa của việc xác định giá trị thực của cổ phiếu có thể kể đến là:
- Xác định chính xác giá cổ phiếu của mỗi doanh nghiệp. Từ đó tính toán được giá tiền cổ phiếu hiện có trên thị trường.
- Tính được mức độ lời lãi khi mua vào – bán ra một loại cổ phiếu
Chỉ vài thao tác nhỏ với công thức tính giá trị thực, người tham gia đầu tư chứng khoán đã có thể phần nào kiểm soát được kết quả lãi – lỗ. Từ đó, lên chiến lược hành động phù hợp hơn.
2. Hướng dẫn cách tính giá trị thực của cổ phiếu chính xác nhất
Mặc dù đã có công cụ tính giá trị thực của cổ phiếu. Tuy vậy, bạn cần nắm một số thông tin chính xác sau đây:
Phương pháp chiết khấu luồng tiền
Công thức tính giá trị thực của cổ phiếu được xác định như sau: PV = FV / (1 + r)^n
Giải thích công thức:
- PV là ký hiệu của giá trị thực cổ phiếu cần tính
- r là chiết khấu luồng tiền
- n là thời gian đã tham gia đầu tư (đơn vị tính bằng năm)
Công thức này khá hàn lâm và được nhiều nhà đầu tư chứng khoán mới tham gia áp dụng. Cách tính đơn giản, đưa lại kết quả khá chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhà đầu tư gạo cội thì phương pháp tính giá trị thực thông qua chiết khấu luồng tiền chưa hẳn là một cách tính tối ưu.
Phương pháp tính thông qua chiết khấu cổ tức
Công thức tính: Chiết khấu cổ tức = Cổ tức / Thị giá thị trường
Thực tế, nhiều nhà đầu tư chứng khoán đang lựa chọn công thức này để xác định giá trị thực của cổ phiếu. Song, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Hoặc bạn có thể kết hợp kết quả trên với các động thái của thị trường hoặc công thức tính khác để có được lời đáp chi tiết nhất.
Phương pháp tính thông qua giá trị P/E
Công thức như sau: P/E = Giá thị trường hiện tại / EPS
Giải thích công thức tính:
EPS được hiểu là lợi nhuận ròng của cổ phiếu cần xác định
P là ký hiệu giá thị trường tài chính thời điểm cần tính
Ngoài công thức tính giá trị thực của cổ phiếu qua giá trị P/E thì bạn có thể tính qua giá trị P/B. Thông qua giá trị của hai công thức này mang lại, bạn có thể tính được giá trị thực của cổ phiếu của doanh nghiệp. Song, giá trị tính được chỉ mang tính nhất thời, không bao quát cả quá trình dài.
3. Lời kết
Nhìn chung, tìm hiểu về giá trị thực của cổ phiếu là việc làm quan trọng và cần thiết trong mỗi quá trình đầu tư. Do đó, người tham gia cần tận dụng nhiều công cụ khác nhau để tính toán một cách cẩn trọng. Thông qua bài viết, hy vọng nhà đầu tư đã “bỏ túi” được các phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công!