Đầu tư chứng khoán là quyết định đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực này. Hiểu được cách xem bảng giá chứng khoán sẽ giúp bạn bước đầu tiếp cận cũng như đưa chiến lược đầu tư hiệu quả. Cụ thể như thế nào mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là một bằng chứng nhằm xác minh tính sở hữu hợp pháp một phần giá trị hay tài sản của một tổ chức, công ty phát hành. Chứng khoán chính là nguồn vốn mà các công ty, doanh nghiệp phát hành huy động từ thị trường và chứng khoán cũng có thể được giao dịch mua bán.
Thị trường chứng khoán là nơi cho phép các giao dịch mua bán, trao đổi cổ phiếu diễn ra. Hầu hết những giao dịch này sẽ thông qua bên môi giới thứ ba đó là các sàn giao dịch chứng khoán. Việc giao dịch chứng khoán này sẽ dẫn đến việc thay đổi chủ sở hữu của cổ phiếu đó trên thị trường chứng khoán.
Một số đặc điểm của chứng khoán
- Có thể thấy chứng khoán là một loại tài sản được phép tự do giao dịch mua bán trên các sàn giao dịch điện tử, vì nó có tính thanh khoản lỏng.
- Lợi nhuận của chứng khoán phụ thuộc và nhiều yếu tố tác động. Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng lớn đến mức giá tăng hoặc giảm của chứng khoán, cũng chính vì vậy mà chứng khoán có tính rủi ro khá cao.
- Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng chứng khoán có khả năng sinh lợi nhuận cao. Thông qua quá trình sử dụng nguồn vốn huy động và tạo ra nguồn lãi ròng.
- Khi một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đó phát triển mạnh mẽ thì giá cổ phiếu cũng tăng nhanh chóng, từ đó đơn vị sẽ chia cho các nhà đầu tư cổ tức tương ứng.
Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán để hiểu được tình hình giao dịch
Đọc được bảng giá chứng khoán là điều cần thiết và quan trọng không chỉ những ai mới tham gia mà kể cả những người có nhiều kinh nghiệm cũng vẫn phải xem xét và học hỏi thường xuyên. Cụ thể cách đọc như thế nào bạn xem qua hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán dưới đây:
- Cột “Mã CK” (Mã chứng khoán)
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cung cấp mã chứng khoán nhất định niêm yết cho từng công ty cụ thể. Vì vậy trên bảng chứng khoán sẽ luôn có cột này xuất hiện đầu tiên, với sắp xếp theo thứ tự từ A-Z để bạn dễ dàng tìm kiếm mã chứng khoán mình cần xem. Có thể thấy mã CK này cũng chính là tên viết tắt của công ty đó, vậy nên chỉ cần bạn gõ chính xác tên viết tắt trong ô tìm kiếm là có thể ra được.
- Cột “TC” – Màu vàng
Đây là cột hiển thị giá đóng của cổ phiếu ở phiên giao dịch gần nhất. Trên cơ sở cột “TC” này và trong mỗi giao dịch khác nhau sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra một sự dự đoán giá trần và giá sàn.
Tại các sàn UPCOM bạn cần lưu ý một vài điểm khác biệt như sau, tại đây giá tham chiếu tính theo công thức giá trung bình của phiên giao dịch trước đó. Vậy nên nếu bạn giao dịch tại UPCOM bạn nên nhớ kỹ điều này để tránh có sự nhầm lẫn không đáng có.
- Cột “Giá trần” – Màu tím
Có thể hiểu đây là một mức giá cao nhất, thông thường là giá đỉnh mà bạn hoàn toàn có thể đặt lệnh mua hoặc bán nó trong thời gian ngắn. Tùy vào mỗi sàn giao dịch khác nhau cũng sẽ có những mức giá trần chênh lệch và không giống nhau, cụ thể như sàn HOSE để có thể đạt tới mức cao nhất cần so với giá tham chiếu sau đó lấy giá tăng + 7%. Hoặc sàn HNX để đạt được ngưỡng cao nhất đó thì so với giá tham chiếu, giá trần tăng +10%. Và so với giá bình quân phiên trước thì giá trần +15% đối với sàn UPCOM.
- Cột “Giá sàn”
Ngược lại với cột Trần thì cột Sàn thể hiện mức giá thấp nhất đối với một lệnh giao dịch cổ phiếu đó trong một ngày. Đối với mỗi sàn giao dịch khác nhau cũng sẽ có mức giá sàn khác nhau. Để chạm đáy hay chạm mức thấp nhất thì sàn HOSE giá trần giảm – 7%, sàn HNX giá trần giảm -10% và giá trần giảm -15% đối với sàn UPCOM.
Khi bạn muốn đặt lệnh giao dịch sao cho khớp thì bạn phải xem xét trong phạm vi giá giao động giữa giá trần và giá sàn này nhé, nếu không lệnh sẽ không được khớp và giao dịch sẽ không được tiến hành.
- Cột “Tổng Khối lượng”
Bạn có thể tính được tính thanh khoản của cổ phiếu thông qua cột tổng khối lượng này. Mỗi ngày tổng khối lượng sẽ khác nhau và thay đổi liên tục. Vì mức giao dịch mỗi ngày là không giống nhau. Dựa vào số liệu thể hiện trong cột các nhà đầu tư cũng có thể đánh giá chung được phần nào về cổ phiếu đó.
- Cột “Bên mua”
Trong cột mua bạn sẽ nhìn thấy 3 cột, cột “Giá 1” và “KL1”, cột “Giá 2” và “KL2”, cột “Giá 3” và “KL3”. Đây sẽ là 3 mức giá đặt mua phù hợp cũng như tốt nhất mà bạn tham khảo. Với giá 1 cho thấy mức giá đặt mua hiện tại là cao nhất, và cũng được ưu tiên hàng đầu. Tương tự như vậy thì giá 2 và giá 3 là những mức giá ưu tiên đứng sau giá 1.
- Cột “Bên bán”
Cũng giống như bên cột bán sẽ có mức giá đặt phù hợp nhất dành cho bạn. Bên cạnh 2 giá đó vẫn có các giá đặt tốt khác nhưng để tránh quá nhiều thông tin hệ thống sẽ không hiển thị chi tiết.
- Cột “Khớp lệnh”
Cột khớp lệnh này sẽ hiển thị bao gồm các cột giá, cột khối lượng, và cột +/-. Cụ thể ở cột giá sẽ cho chúng ta thấy mức giá được khớp lệnh trong cùng một ngày hoặc qua một phiên giao dịch sáng, chiều. Với cột khối lượng hiển thị mức giá đã khớp với cổ phiếu đó. Cột +/- tăng hoặc giảm giá hiển thị sự thay đổi giá của cổ phiếu đó so với mức giá tham chiếu trên thị trường chung của chứng khoán.
- Cột ‘Giá”
Trong cột này sẽ được chia làm ba giá cơ bản đó là giá cao nhất, giá thấp nhất và giá trung bình. Theo như tên gọi thì mỗi loại giá biểu hiện cho mức giá tính từ lúc bắt đầu phiên giao dịch cho đến khi kết thúc phiên đó để suy ra mức khớp lệnh tương ứng là cao hay thấp.
- Cột “Dư mua/ Dư bán”
Cho đến cuối phiên giao dịch nếu những số cổ phiếu vẫn chưa được khớp lệnh và đang trong trạng thái chờ, thì sẽ được hiển thị ở cột này. Như vậy thì bạn cũng sẽ dễ dàng theo dõi nắm được cách xem bảng giá chứng khoán cơ bản rồi.
Có nên tham gia vào thị trường chứng khoán không?
Chứng khoán là một kênh giao dịch đầy tiềm năng, lợi nhuận cực cao nhưng rủi ro cũng là đáng kể. Vì vậy nếu bạn là một người theo chủ nghĩa an toàn thì nên cân nhắc trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán này. Ngược lại nếu như bạn ưa chuộng sự mạo hiểm, đầu tư ít lãi nhiều thì đây là một hình thức đầu tư hoàn toàn phù hợp với bạn. Tuy nhiên đã gọi là đầu tư thì chúng ta phải thực sự nghiêm túc để học hỏi kiến thức cũng như trau dồi kinh nghiệm.
Nhìn chung, đây là một thị trường mang tính biến động cũng như bị ảnh hưởng khá lớn từ những tác động bên ngoài. Để thực sự tham gia và có lời các nhà đầu tư nên học kiến thức về thị trường tài chính chứng khoán, có kế hoạch, chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể, quan trọng hơn hết lựa chọn một sàn môi giới uy tín và an toàn. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã biết được cách xem bảng giá chứng khoán cơ bản cũng như bước đầu tiếp cận với thị trường chứng khoán này.