Có thể nói vàng trắng đang là nguyên liệu làm trang sức được rất nhiều chị em ưa chuộng. Một phần là bởi màu sắc của vàng mang lại mà giá trị mỹ thuật của nó cũng rất cao. Những ai mang trên mình một vài những món trang sức bằng vàng đều có những nét sang trọng riêng. Vì thế trên thị trường luôn có một sự đa dạng những món trang sức được làm từ vàng trắng.
1. Vàng trắng là gì?
Vàng trắng chính là sự pha trộn của những nhóm kim loại quý. Trong mỗi đơn vị vàng sẽ có chứa khoảng từ 58,3% đến 75% là vàng 18k. Phần còn lại là một vài những nhóm kim loại khác như Platin, Niken, Paladi… Qua quá trình chế tác sản phẩm sẽ không còn màu đặc trưng của vàng.
Mặc dù qua quá trình chế tác, sản phẩm không còn giữ được màu sắc đặc trưng của vàng. Tuy nhiên, giá trị của vàng vẫn không bị mất đi. Một số nhóm kim loại quý cũng còn chứa bên trong Platin, đây là một kim loại khá quá hiếm, hơn nữa đặc tính của nó rất khó để chế tạo các trang sức quý. Thành công trong việc chế tạo được các loại trang sức từ vàng là một dấu ấn trong lĩnh vực trang sức. Bởi những chất liệu từ Platin mang lại một sự sang trọng và lịch lãm cùng vẻ đẹp thanh cao, thuần khiết…
Xét về lịch sử vàng trắng, kim loại quý này có mặt và bắt đầu phổ biến từ năm 1997. Và cho đến thời điểm hiện nay, vàng đang được sử dụng rất phổ biến để làm những món đồ trang sức. Nhóm vàng nữ trang có hai loại cơ bản đó là vàng 14k và 18k thể hiện cho mức độ tinh khiết của vàng trong trang sức. Đối với nhóm vàng 18k bởi vì chứa hàm lượng vàng cao hơn nên vì thế mà màu sắc của vàng cũng mất đi ít nhiều độ trắng.
Tại thị trường Việt Nam, vàng trắng được chế tạo ra phần lớn là từ vàng 24k và có sự kết hợp cùng với nhóm Alloy từ các thị trường như Đức, Ý. Bởi vì có sự kết hợp của nhiều nhóm kim loại quý hiếm với nhau nên giá trị của vàng tây tại thị trường trong nước cũng có giá trị tương đương với thị trường quốc tế. Một ưu điểm của các nhóm trang sức tại thị trường trong nước đó là giá trị gia công nội địa luôn thấp hơn nước ngoài.
2. Tỷ lệ tinh chất có trong các loại vàng trắng
Tùy vào tỉ lệ của những hợp chất có trong vàng trắng mà những thành phẩm sẽ có những đặc tính riêng. Đồng thời cũng dựa vào mục đích của các loại vàng mà các tỷ lệ này sẽ khác nhau. Cụ thể, như những sản phẩm vàng để làm các chốt đeo hay nhẫn sẽ có những kim loại phụ như Niken bởi độ bền của nó rất cao. Những kim loại quý dùng để tạo trang sức gắn đá quý thường sẽ là Palladium hoặc vàng vì chúng có một độ nhất định.
Để tạo ra được một sản phẩm từ vàng trắng có chất lượng cao, một số kim loại khác được thêm vào như đồng, bạc hay bạch kim. Những kim loại này sẽ góp phần làm tăng thêm một phần độ bền cũng như khối lượng cho sản phẩm.
Đối với những loại trang sức trên thị trường hiện nay đều sử dụng một tỷ lệ cụ thể đó là 90% nhóm kim loại pha vàng và 10% còn lại nà Niken. Để làm giảm đi màu của vàng và tăng độ trắng, thợ chế tác sẽ dùng thêm kẽm. Bên cạnh đó, vàng cũng có thể được pha với những kim loại khác như bạc, palladium. Để tạo ra được lớp móng sáng cho sản phẩm Rhodium sẽ được phủ lên một lớp. Đây là kim loại có giá trị cao hơn rất nhiều lần so với vàng tạo nên được sự đẳng cấp và sang trọng.
3. Vàng trắng có những nhược điểm và ưu điểm
3.1 Ưu điểm
Vàng trắng sở hữu vẻ đẹp riêng để phục vụ cho việc làm trang sức
Vàng có màu sắc và hình dạng tương tự bạch kim nhưng rẻ hơn.
Có thể sử dụng hàng ngày như một loại phụ kiện bởi có màu sắc trung tính.
3.2 Nhược điểm
Bởi vì làm như nhiều hợp chất kết hợp lại nên dễ bị đen theo thời gian.
Mất chi phí để đánh bóng lại để giữ được vẻ trắng sáng.
Không thể mua để đầu tư vì khó sinh lợi nhuận.
4. Vàng trắng và bạch kim có khác nhau không?
4.1 Vàng trắng có phải là bạch kim?
Bởi vì có màu sắc và hình dáng khá giống nhau nên tạo ra nhiều sự nhầm lẫn giữa vàng trắng và bạch kim. Nếu là những khách hàng khi nhìn vào thì rất khó để phân biệt được hai loại này. Nhưng nếu là các thợ chế tác thì việc nhận biết hai loại này không quá khó khăn bởi một số đặc tính riêng mà vàng và bạch kim sở hữu được.
Bạch kim có giá trị rất cao và lại có được tính dẻo tốt cùng màu trắng sáng hơn so với vàng tây. Còn màu sắc của loại vàng này có được là do sự kết hợp của những chất khác vì vậy mà giá trị của nó không bằng so với bạch kim hay những loại vàng nguyên chất.
4.2 Làm thế nào để phân biệt vàng trắng và bạch kim?
Đối với những sản phẩm trang sức từ vàng trắng sẽ rất dễ bị tối màu, ố vàng theo thời gian sử dụng. Bởi vì nguyên liệu làm nên vàng rất đa dạng và không phải vàng tinh khiết nền cần phải đánh bóng định kỳ.
Bạch kim thì đã có màu trắng một cách tự nhiên và thường sẽ có một ít màu xám đặc trưng. Vì thế trong quá trình sử dụng cũng cần nên đánh bóng để lấy lại độ sáng ban đầu.
Ngoài ra, một số những người có làn da nhạy cảm sẽ có trường hợp bị kích ứng khi mang vàng trắng. Bởi vì nó có chứa nhiều tạp chất kim loại khác nhau. Còn riêng với bạch kim thì chúng rất phù hợp với bất kỳ người nào mang nó.
5. Nên chọn mua vàng trắng hay vàng ta?
Điều này còn tùy vào mục đích sử dụng của người mua là dùng để làm trang sức hay phục vụ cho nhu cầu đầu tư của mình.
Đối với những trường hợp dùng để làm trang sức thì vàng trắng có lẽ là chựa chọn phù hợp hơn bởi màu sắc của nó khá đẹp. Ngoài ra vàng tây cũng là lựa chọn phù hợp nếu bạn có nhu cầu về trang sức.
Tuy nhiên, nếu mua vàng để dự trữ tài sản, làm quà cưới, hay phục vụ cho mục đích đầu tư của mình… thì vàng ta vẫn là lựa chọn phù hợp nhất vì có độ tinh khiết cao và không bị mất giá.
6. Vàng trắng PNJ giá bao nhiêu tại thời điểm này?
Giá vàng luôn biến động trên thị trường bởi ảnh hưởng của các loại kim loại quý trên thế giới. Đặc biệt là vào thời điểm diễn ra đại dịch làm ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế thế giới. Giá vàng, vàng trắng ý, vàng tây trong nước cũng sẽ chịu tác động của giá vàng trên thế giới.
Cụ thể giá vàng trắng trong nước tại thời điểm hôm nay sẽ có giá như sau:
Vàng 24K giá giao động từ 4.886,900 đến 5,406.900đ/chỉ.
Vàng 18K giá giao động từ 3.752.600 đến 4,032.600đ/chỉ.
Vàng 14K giá giao động từ 2.924.100 đến 3.405.100đ/chỉ.
Vàng 10K giá giao động từ 2.101.400 đến 2.481.400đ/chỉ.
7. Tổng kết
Vàng trắng được dùng phổ biến để làm những món trang sức có giá trị cao. Tuy nhiên, nếu để đầu tư thì sản phẩm này không được ưa chuộng trên thị trường. Bởi giá trị của chúng không cao do có lẫn tạp chất. Hơn nữa vàng tây còn phải chịu một chi phí gia công khá cao cũng như tiền thương hiệu. Quá trình mua bán qua lại sẽ rất khó để hòa vốn hay có lời.