Để có cuộc sống đủ đầy và thăng tiến, chúng ta phải không ngừng học tập những kiến thức mới. Trong đó nhiều người đã tìm đến phương pháp NLP – Lập trình ngôn ngữ tư duy như là chìa khóa mở ra cánh cổng thành công. Liệu phương pháp NLP có thật sự hiệu quả như vậy không? Hãy theo dõi hết bài viết này nhé!
1. Phương pháp NLP là gì?
NLP được xem là một phương pháp giả khoa học nhằm thay đổi tư duy, nhận thức của con người về khả năng của họ. Những người tạo nên nó tin rằng có mối quan hệ mật thiết giữa thần kinh, ngôn ngữ và hành vi con người…NLP được viết tắt từ Neuro Linguistic Programming có nghĩa là lập trình ngôn ngữ tư duy.
Hai nhà nghiên cứu phương pháp NLP cho rằng thông qua việc học phương pháp này chúng ta có thể làm theo những kỹ năng, thói quen, phản xạ của những người thành công trên cả thế giới. Vì nó tập hợp những gì tinh tú nhất để truyền dạy đến đông đảo mọi người.
Bên cạnh đó phương pháp NLP còn hiệu quả trong điều trị tâm lý nhưng chữa chứng rối loạn tâm lý, trầm cảm giúp người bệnh có cuộc sống vui vẻ hơn. Dù thế nhiều nhà khoa học khác cũng cho rằng phương pháp này chưa được kiểm chứng một cách cụ thể, cũng chưa có số liệu rõ ràng để minh chứng.
2. Lịch sử ra đời phương pháp NLP
Vào những năm 1970, hai nhà khoa học là Richard Bandler và John Gri đã nghiên cứu ra phương pháp NLP. Họ đều được sinh ra và lớn lên tại California, Mỹ. Qua quá trình trao đổi, tìm tòi và thử nghiệm, hai nhà khoa học nói rằng nên áp dụng NLP để thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thật ra hai ông ấy cũng dựa vào những lý thuyết cũ của các nhà khoa học khác để làm tiền đề cho nghiên cứu của mình. Chẳng hạn như lý thuyết về ngữ pháp chuyển đổi của nhà khoa học Noam Chomsky và các kỹ thuật được Carlos Castaneda tìm thấy trước đó.
Đến năm 1975, họ đã xuất bản cuốn sách để giúp giải mã các cấu trúc trong ngành trị liệu. Qua đó khẳng định rằng phương pháp NLP có thể sao chép bất kỳ hoạt động của ai để từ đó đem cho người khác học hỏi.
Năm 1997, ông Richard Bandler phát biểu rằng: để tạo được NLP những nhà sáng lập đã nghiên cứu đến hình học ba chiều và áp dụng chúng. Theo đó, họ còn dựa trên những tính toán khoa học, logic và xác thực. Từ đó mô hình hóa tất cả để tạo nên bộ lập trình cho mọi người sử dụng.
3. Nguyên lý hoạt động NLP
Chúng ta luôn hoạt động, ứng xử một cách chủ quan. Thông qua những kinh nghiệm tự bản thân mình giải quyết vấn đề. Mọi việc của thế giới xung đều được họ nhận thức một cách chủ quan thông qua những gì mình thấy, học hỏi, trải nghiệm.
Để rồi dần dần mọi thứ được cài đặt chắc chắn trong bộ não chúng ta. Và bản thân thường xuyên lặp lại tư duy, hành vi ấy một cách đầy bản năng. Ví dụ như có nhiều người nhìn thấy sâu là sợ và lập tức hét to lên. Phản xạ đó đã ăn sâu vào tiềm thức và họ cứ lặp lại y như vậy mỗi lần nhìn thấy con sâu.
Hầu hết chúng ta đều không biết rằng trong cùng một tình huống giống nhau người khác sẽ xử lý và có thái độ đối mặt như thế nào. Cách làm nào đem lại hiệu quả tốt hơn đều là ẩn số. Nhất là khi chúng ta không có cơ hội tiếp xúc với những người ưu tú trong xã hội hay lĩnh vực nào đó.
Richard Bandler và John Gri đã tạo ra mô hình thu thập thông tin, ngôn ngữ của khách hàng. Sau đó phân tích xem có những thông tin, thói quen nào sai lệch khiến họ chưa thành công. Cuối cùng tiến hành áp dụng các kỹ thuật để xóa bỏ điều xấu thay bằng những tư duy, hành vi tốt.
Phương pháp NLP cơ bản là chúng ta hiểu mình thiếu sót ở điểm nào và khắc phục mỗi ngày. Thông qua việc học hỏi và lặp lại những gì người thành công làm, bản thân mình cũng sẽ tiến bộ mỗi ngày. Như những cuốn sách best seller “7 thói quen hiệu quả” cũng đã hướng dẫn cách tạo dựng thói quen tốt như những tỷ phú nổi tiếng.
4. Các kỹ thuật NLP cơ bản
Có 5 kỹ thuật trong phương pháp NLP giúp chúng ta thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực. Bao gồm kỹ thuật chuyển khung ngữ cảnh, neo cảm xúc, phân tưởng, tạo thiện cảm, thay đổi niềm tin.
4.1 Kỹ thuật chuyển khung ngữ cảnh
Có phải nhiều lúc bạn cảm thấy mình muốn thoát khỏi tình cảnh này lắm không. Như khi bạn cảm thấy bế tắc, bất lực vì công việc không trôi chảy hay khi dịch Covid-19 làm bạn không thể tự do ra ngoài đường.
Lúc này tâm lý chúng ta rất tiêu cực. Việc áp dụng kỹ thuật chuyển khung cảnh sẽ giúp bạn có hướng nhìn tích cực hơn về một vấn đề. Bạn sẽ được hướng dẫn cách vẽ lên một khung cảnh đẹp đẽ, lạc quan hơn và bước vào đó để xoa dịu nỗi buồn, sự bi quan.
Thông qua ứng dụng phương pháp NLP người học sẽ nhìn nhận mọi việc tồi tệ trở nên dịu dàng. Giống như câu nói “việc lớn hóa nhỏ, việc nhỏ hóa không”. Khi đó bạn sẽ thấy vẫn có nhiều lợi ích từ sự việc trước đây bạn cho rằng nó gây cho mình khủng hoảng.
Dịch Covid-19 làm bạn khó đi ra đường nhưng cho bạn thời gian ở bên những người thân trong nhà, có thời gian học tập trau dồi và trân trọng sức khỏe mình hơn. Đó chẳng phải là những giá trị tuyệt vời hay sao!
4.2 Kỹ thuật neo cảm xúc
Kỹ thuật neo cảm xúc thật sự rất thú vị, giúp bạn lưu giữ trạng thái vui vẻ, hạnh phúc. Có phải khi bạn thành công hay như những cầu thủ khi ghi bàn thường nắm chặt tay và ghì xuống không? Đó là vì họ muốn neo cảm xúc vui mừng của mình thật lâu.
“Neo” là hành động chỉ việc neo đậu tàu thuyền để nó đứng yên không vươn ra khỏi mặt nước xa xăm kia. Cảm xúc cũng vậy! Khi bạn đang sở hữu một cảm xúc tích cực, phấn khích, vui mừng hãy neo nó lại thật lâu.
Bạn hãy khắc ghi khoảnh khắc hạnh phúc ấy, bạn đã mỉm cười và có những cử chỉ như thế nào. Sau này mỗi lần bạn muốn hãy nhớ lại giây phút ấy và tập làm giống như vậy. Sau nhiều lần tập luyện bạn sẽ biết cách để mình luôn vui vẻ, hạnh phúc. Đó là một trong những giá trị mà phương pháp NLP trao cho chúng ta.
4.3 Kỹ thuật phân tưởng
Khi bạn gặp một chuyện nào đó làm mình bực bội, không hài lòng hãy khoan phản ứng. Bạn hãy phân tưởng để mọi chuyện được chiếu trên chiếc tivi, còn bạn đang là người xem.
Như vậy bạn có thể nhìn được toàn bộ sự việc một cách khách quan. Tiếp đến bạn hãy tua đi tua lại thước phim này nhiều lần và tìm ra hướng tích cực của nó. Có thể thêm những giai điệu vui vẻ, tiếng cười để tạo sự nhẹ nhàng cho câu chuyện.
Thông qua phương pháp NLP này bạn sẽ bình tĩnh, khách quan để ứng phó với mọi vấn đề. Tránh nổi nóng hay ganh ghét người khác vì như thế chỉ khiến bạn thêm muộn phiền, âu lo.
4.4 Kỹ thuật tạo thiện cảm
Đây là kỹ thuật được tin dùng rất nhiều trong NLP. Theo đó để tạo thiện cảm cho người khác bạn hãy “kết hợp” và “phản chiếu” hành vi của người mình đang giao tiếp.
Kết hợp tức là khi người đó làm điều gì bạn hãy bắt chước như vậy. Nhưng hãy làm sau họ khoảng 3 giây để đạt hiệu quả. Chẳng hạn như khi đối phương chống cằm bạn cũng làm tương tự.
Phản chiếu tức là bạn làm trái lại những gì người khác làm. Nếu họ đưa tay trái lên, bạn hãy đưa tay phải. Hoặc khi họ nói chuyện với bạn và kết thúc bằng câu “tôi thật sự rất buồn”. Bạn hãy bắt đầu lại “tôi cảm nhận được nỗi buồn của bạn”. Tiếp nối mạch chuyện bằng những gì người khác nói sẽ giúp cả hai có sự đồng điệu nhất định.
4.5 Kỹ thuật thay đổi niềm tin
Thay đổi niềm tin là kỹ thuật hấp dẫn trong phương pháp NLP. Thay đổi niềm tin tiêu cực thành những niềm tin tích cực sẽ giúp cuộc sống bạn hạnh phúc, đủ đầy.
Khi bạn ứng dụng kỹ thuật của NLP, bạn sẽ loại bỏ được những trải nghiệm tiêu cực để nó không tiếp tục lặp lại trong cuộc sống. Bạn biết đấy trên đời này không phải lúc nào mọi chuyện cũng suôn sẻ. Và điều đó xảy ra với tất cả mọi người chứ không chỉ riêng bạn.
Xem thêm:
- Phương pháp tổng hợp là gì? Làm sao để áp dụng hiệu quả?
- Dãy số Fibonacci là gì? Cách sử dụng Fibonacci để chốt lời
Việc bạn có thể làm là thay đổi niềm tin, suy nghĩ rằng việc đó tốt ở khía cạnh a,b,c. Và mọi chuyện chỉ đang thử thách niềm tin của bạn mà thôi. Với những kỹ thuật đã được nghiên cứu trong phương pháp NLP sẽ giúp con người sống an yên, hài lòng và thành công hơn.
Tổng hợp: toptradingforex.com