Nhiều người vẫn nghĩ rằng, trên thị trường chứng khoán chỉ có cổ phiếu và trái phiếu mới có thể đầu tư và sinh lời. Đó chắc chắn là vì họ chưa biết đến phái sinh hay chứng khoán phái sinh. Một công cụ đầu tư đầy tiềm năng, đòn bẩy tài chính rất hiệu quả.
Vậy, công cụ này là gì? Ưu và nhược điểm của chúng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!
1. Phái sinh là gì? Khái niệm về phái sinh
Phái sinh hay chứng khoán phái sinh được hiểu là một loại hợp đồng được ký kết có chức năng không khác gì một công cụ tài chính. Trong đó, giá trị của giao dịch phái sinh sẽ phụ thuộc vào các loại tài sản cơ sở mà nó được tạo nên.
Tài sản trong chứng khoán phái sinh có thể là một hoặc nhiều loại khác nhau. Không bị giới hạn hay kiểm soát về số lượng tài sản cơ sở. Khi thực hiện các hợp đồng này, nhà đầu tư – người mua và người bán sẽ đặt ra các quy định về hình thức thanh toán tiền, số lượng bàn giao ở thời điểm tương lai. Nhưng giá bán đã được hai bên thỏa thuật và ký kết từ trước.
Như vậy, với hình thức này ta có thể hiểu rằng. Nếu như giá của tài sản cơ sở trong tương lai lớn hơn so với giá ở thời điểm ký kết (ở quá khứ) có nghĩa là nhà đầu tư đã mua được rẻ và có lời. Ngược lại, nếu như giá bàn giao tài sản thấp hơn so với giá ở quá khứ có nghĩa là nhà đầu tư bị lỗ. Nói chính xác hơn thì đây là một hình thức đặt cược vào giá của tài sản ở tương lai theo hai trường hợp. Tăng hoặc giảm. Đúng như dự đoán thì nhà đầu tư có lời và ngược lại.
Đây được coi là một công cụ tài chính rất tiềm năng để nhà đầu tư có thể sử dụng bên cạnh việc tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua việc mua cổ phiếu.
2. Các loại tài sản được sử dụng trong giao dịch phái sinh
So với cổ phiếu thì giao dịch phái sinh được phép sử dụng nhiều loại tài sản hơn. Các loại tài sản cơ sở này có thể là bất cứ thứ gì mà nhà đầu tư cảm thấy giá có thể thay đổi được trong tương lai và có được sự chấp thuận của người bán.
Họ có thể dùng chứng khoán, cổ phiếu, chỉ số chứng khoán làm tài sản cơ sở. Ngoài ra còn có các loại tài sản khác như gạo, lương thực, thực phẩm, kim loại, hải sản, vật liệu xây dựng, v.v. Miễn sao nó được định lượng và có giá cụ thể ở thời điểm giao dịch. Nhờ vào sự linh hoạt này, nhà đầu tư có thêm nhiều kênh để tìm kiếm và tạo nguồn thu nhập cho mình hơn.
3. Phân tích đặc điểm của phái sinh
Dựa trên các tài liệu chứng khoán phái sinh có thể thấy được rằng, công cụ này có rất nhiều ưu điểm, dễ dàng thích ứng với điều kiện thay đổi của thị trường. Và đặc biệt, với những ai nhanh nhạy với sự biến động của giá cả trên thị trường thì đây được coi là một kênh đầu tư cực kỳ tiềm năng.
3.1 Ưu điểm của chứng khoán phái sinh
Nếu so công cụ tài chính với cổ phiếu và trái phiếu thì công cụ này nhận được nhiều đánh giá tích cực và lợi thế lớn hơn.
3.1.1 Chứng khoán phái sinh như đòn bẩy tài chính
Với những ai đang cần một cơ hội để bứt phá thì đây là một sự lựa chọn không tồi chút nào. Rất nhiều nhà đầu tư sử dụng đây như một đòn bẩy để tạo đà chuẩn bị cho chiến lược phát triển mạnh mẽ hơn. Làm tiền đề để tham gia vào các dự án lớn.
3.1.2 Có thể có lợi ngay cả khi giá giảm
Nghe đến đây chắc nhiều người thắc mắc rằng tại sao khi giá hợp đồng phái sinh giảm nhà đầu tư lại có lợi đúng không? Bởi trên thực tế, giá thị trường biến động là điều không phải bàn cãi, nó có thể tăng giảm bất cứ lúc nào. Thậm chí, thị trường càng biến động thì giá càng có sự thay đổi.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào một mặt nào đó, đôi khi giá của tài sản cơ sở giảm lại là cơ hội cho chúng ta mua được nhiều hơn.
Xét về cơ hội thì đây là cơ hội san đều cho cả người mua và người bán. Khi giá giảm thì đây chính là lợi thế và người bán sẽ nhận được một khoản lãi tương đối lớn.
3.1.3 Giao dịch ngay cả khi không có phái sinh
Chính xác thì không phải lúc nào các giao dịch cũng được thực hiện khi có tài sản cơ sở. Đôi khi, nhà đầu tư có thể thỏa thuận với người bán thông qua công cụ này mà không cần có tài sản cơ sở. Hiểu đơn giản thì họ chỉ thực hiện các giao dịch trên sàn để hưởng mức chênh lệch.
Ví dụ như khi hai nhà đầu tư thực hiện mua bán với tài sản cơ sở là sắt. Nhưng sau khi giao dịch, hai bên không nhất thiết phải vận chuyển sắt từ nơi A đến kho B. Họ có thể xác định luôn giá chênh ở thời điểm hiện tại so với quá khứ là bao nhiêu và chuyển giao phần lợi nhuận đó. Và sắt ở nơi A vẫn còn nguyên. Đây có thể coi là một hình thức bán khống. Trên thực tế, nó không quá xa lạ với các nhà đầu tư có kinh nghiệm.
3.1.4 Giao dịch phái sinh có tính thanh khoản cao
Trên các sàn giao dịch chứng khoán, hình thức này rất được ưa chuộng. Số lượng giao dịch của nó là không nhỏ chút nào. Chính bởi vậy, tính thanh khoản của nó là rất cao.
Thêm vào đó là tính minh bạch, niêm yết và giao dịch tập trung nên nhà đầu tư cũng không cần quá lo lắng.
3.2 Nhược điểm của phái sinh
Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên cân nhắc đến một số điểm hạn chế của hình thức đầu tư này.
Nó có thể trở thành một đòn bẩy tài chính, đồng nghĩa lợi nhuận cao thì rủi ro cũng lớn hơn. Đặc biệt là những người đầu tư “mạnh tay” vào công cụ tài chính này. Thêm nữa là với những người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, khả năng phân tích giá, biến động giá trên thị trường còn kém thì khả năng mất, lỗ là điều rất dễ xảy ra.
Để hạn chế những điều này, nhà đầu tư cần phải thực sự nghiêm túc, nghiên cứu và quan sát biến động của thị trường một cách kịp thời để đưa ra các nhận định và phán đoán chính xác.
4. Các loại giao dịch phái sinh hiện nay
Để cho nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn, phù hợp với nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau. Theo quy định thì hiện nay đang có 4 loại chứng khoán phái sinh bao gồm: Hợp đồng có kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi.
Chúng ta sẽ giải thích rõ từng loại như sau:
+Hợp đồng có kỳ hạn
Với loại này, nhà đầu tư và người bán đã quyết định các hình thức giao dịch, số lượng, thời hạn giao ở tương lai. Tất nhiên, mức giá này đã được ấn định rõ ràng.
+Hợp đồng Tương lai: Đây là một loại hợp đồng được phát triển từ hợp đồng kỳ hạn nhưng nó sẽ được niêm yết trên các sàn giao dịch, thị trường tập trung để đảm bảo tính minh bạch và quyền lợi của cả hai bên.
+Hợp đồng Quyền chọn: Khi sử dụng loại hợp đồng này, bên mua hoặc bán có quyền yêu cầu bên còn lại phải thực hiện trước một phần trong hợp đồng bằng việc mua hoặc bán đi một số lượng nhất định nào đó trong một khoảng thời gian ở tương lai.
+Hợp đồng Hoán đổi: Hai bên sẽ thỏa thuận đổi dòng tiền của công cụ tài chính với bên còn lại.
Tổng kết
Như vậy, bài viết đã vừa giới thiệu đến các bạn khái niệm phái sinh nghĩa là gì, đặc điểm cũng như phân loại của nó. Hi vọng, các nhà đầu tư đã có thêm một công cụ tài chính cho mình.