Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống được nhắc đến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là kinh doanh. Hiệu ứng này xuất phát từ mối quan hệ giữa hàng loạt cánh bướm nhỏ bay lượn trên bầu trời Brazil và hiện tượng cơn lốc xoáy Texas. Câu hỏi đặt ra rằng: Liệu sức mạnh của cánh bướm nhỏ có tạo nên những thay đổi lớn trong khí quyển? Cùng đi tìm câu trả lời thú vị trong bài viết sau!
1. Làm rõ mối quan hệ giữa “Hiệu ứng cánh bướm” và lĩnh vực kinh doanh
Thực chất, hiệu ứng cánh bướm xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Hay nói đúng hơn, ta có thể bắt gặp hiệu ứng này ở bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Bởi nó mang nhiều nét tương đồng với sự vận động, phát triển của tạo hóa xung quanh.
Hiệu ứng này chỉ ra rằng: Mọi sự thay đổi nhỏ trong tạo hóa có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Ví dụ như việc cánh bướm bay lượn trên bầu trời Brazil. Tuy mỏng manh, nhỏ bé và yếu đuối. Nhưng khi tập hợp chúng lại sẽ tạo ra những thay đổi trên khí quyển. Từ đó làm xuất hiện nên hiện tượng lốc xoáy Texas.
Tất nhiên, hiệu ứng cánh bướm mang cả hàm ý tích cực và cả tiêu cực. Nhưng có thể thấy rằng: Qua góc nhìn của một hiện tượng mới lạ, có phần hình tượng hóa, ta có thể ứng dụng chúng vào các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, thị trường, v.v.
2. Ý nghĩa của hiệu ứng cánh bướm
Mỗi lĩnh vực khác nhau, hiệu ứng cánh bướm mang ý nghĩa khác nhau. Trong bài viết này, tác giả xin đề cập đến ý nghĩa của hiệu ứng cánh bướm đối với lĩnh vực kinh doanh.
Bạn có thể hiểu rằng: Thị trường được ví như một bầu khí quyển. Tại đó có vô vàn sự hiện diện của các yếu tố khác nhau. Thị trường chịu ảnh hưởng từ các thành tố đó. Dù nhỏ nhưng nó sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể trong tương lai. Vô hình chung, những yếu tố này làm nhiễu loạn quá trình dự đoán tương lai.
Để làm rõ ý nghĩa của hiệu ứng cánh bướm so với lĩnh vực kinh doanh, ta đi xét ảnh hưởng của nó đến 3 yếu tố sau:
- Thứ nhất, người lao động (nhân viên): Áp dụng theo hiệu ứng cánh bướm ta thấy: Nếu người lao động được đối xử tốt với chế độ đãi ngộ hấp dẫn, họ sẽ có xu hướng lan tỏa năng lượng tích cực đến những nhân viên khác và đặc biệt là khách hàng. Nếu chủ doanh nghiệp mang lại những điều tốt đẹp cho nhân viên của mình thì ngược lại năng suất lao động của nhân viên sẽ tốt hơn. Từ đó, đẩy mạnh doanh thu, khách hàng từ đó cũng tăng lên.
- Thứ hai, khách hàng: Khách hàng là trung tâm của mọi dịch vụ. Nếu doanh nghiệp mang đến sự trải nghiệm tốt cho khách hàng, giải quyết các khúc mắc, tháo gỡ mọi vấn đề của khách hàng một cách thỏa đáng thì chính khách hàng là người tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tất nhiên, ngược lại, nếu doanh nghiệp keo kiệt với khách hàng của mình, họ sẽ “một đi không trở lại”. Những ấn tượng không tốt vô tình khiến doanh nghiệp không níu chân khách hàng trong tương lai.
- Thứ ba, các bên liên quan: Các bên liên quan ở đây hàm ý rất nhiều đối tượng như: cổ đông, nhà cung cấp, v.v. Việc đối xử minh bạch, công bằng và nhiều đặc lợi tốt cho các bên liên quan thúc đẩy quá trình hợp tác, mối quan hệ ngày một tốt hơn.
3. Những điều thú vị xoay quanh “Hiệu ứng cánh bướm”
Điều thú vị xoay quanh hiệu ứng cánh bướm có thể kể đến là:
- Với hiệu ứng cánh bướm, nhân lực mới được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp
- Một thay đổi nhỏ trong kinh doanh cũng có thể dẫn đến kết quả khác nhau
- Thái độ tích cực chính là chìa khóa vàng dẫn đến sự thành công
- Độ nhạy cảm của doanh nghiệp với các yếu tố đầu vào tác động rất lớn đến hành trình phát triển và kết quả gặt được.
Có thể nói, hiệu ứng cánh bướm là một nguyên lý vô cùng thú vị đặc biệt là hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống. Hy vọng bài viết sẽ giúp các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp có thêm kiến thức áp dụng đầu tư hợp lý.