Giao dịch trên Marketplace là xu hướng kinh doanh hiện nay

Hình thành vào thời điểm đầu 2014, Marketplace là một thị trường chứa nhiều cơ hội để cho những cá nhân, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng của mình một cách rộng rãi hơn. Đi theo sự phát triển này chính là những lĩnh vực kinh doanh mới được hình thành trong đó có thương mại điện tử, kinh doanh online… ngày càng tạo cho mình một vị trí vững chắc hơn. Từ việc tạo ra môi trường kinh doanh cho người bán kết nối với người mua, những doanh nghiệp đã ngày càng tiếp cận nhiều hơn tới thị trường này. Trong nội dung này hãy cùng tìm hiểu kinh doanh, giao dịch trên Marketplace có những đặc điểm gì?

Marketplace là gì?

Marketplace về cơ bản chính là một thị trường online hoạt động dựa vào nền tảng internet, kết nối nhiều đối tượng với đa dạng nhu cầu lại với nhau thông qua những ứng dụng, tiện ích cộng đồng. Những người có nhiều nhu cầu được kết nối để thực hiện giao dịch các loại sản phẩm trên thị trường tạo ra Marketplace.

Nền tảng giao dịch Marketplace là gì?
Nền tảng giao dịch Marketplace là gì?

Tại thị trường trong nước thì thị trường này được hình thành trong giai đoạn cuối 2013 đầu 2014 với thương hiệu đầu tiên trong lĩnh vực này chính là Lazada. Sự xuất hiện đầu tiên của thương hiệu này là một tín hiệu rất tích cực cho sự chuyển mình trong môi trường kinh doanh từ B2C chuyển dần sang C2C.

Nếu hoạt động theo cách thức truyền thống với mô hình B2C thì những doanh nghiệp sẽ phải mất rất nhiều chi phí cho việc phát triển hàng hóa có liên quan tới nhiều vấn đề như vận chuyển, kho bãi, chủng loại và số lượng, chất lượng… Chính từ việc chuyển hướng dần sang giao dịch trên Marketplace với hình thức C2C. Nó đã phần nào giải quyết được rất nhiều vấn đề và từ đó đã thu hút nhiều hơn sự chú ý của những đơn vị bán lẻ, những doanh nghiệp trên thị trường.

Sự phát triển của nền tảng Marketplace

Marketplace ngày càng được mở rộng cho tới thời điểm hiện tại. Có rất nhiều sản thương mại hiện đang tồn tại trên thị trường như Shopee, Sendo, Tiki… Bên cạnh đó còn diễn ra những giao dịch trên Marketplace tại các trang mạng xã hội điển hình như Facebook hay Zalo. Với lượng người dùng khổng lồ đây chính là một kênh kinh doanh chứa đựng nhiều khách hàng nếu biết khai thác đúng cách.

Thị trường với số lượng khách hàng lớn.
Thị trường với số lượng khách hàng lớn.

Theo nhiều báo cáo cho biết thì lĩnh vực thương mại điện tử hiện tại đang đạt được một mức độ phát triển cao. Dự báo trong tương lai phần lớn dân số tại thị trường trong nước sẽ sử dụng kênh thương mại điện tử là nơi để mua sắm. Nếu chú ý những báo cáo vào thời điểm diễn ra dịch bệnh, mặc dù doanh số của những đơn vị bán lẻ bị giảm sút đi rất nhiều. Thế nhưng những thương hiệu trong lĩnh vực thương mại điện tử vẫn ghi nhận mức tăng trưởng từ 20 cho đến 30%. Chính vì thế mà Marketplace là một thị trường mà những ai đang kinh doanh không nên bỏ qua vì nó chứa đựng rất nhiều cơ hội để tiếp cận khách hàng mới.

Có những loại hình Marketplace nào?

Nếu phân loại theo chiều sâu của mô hình, về cơ bản Marketplace sẽ có ba loại chính:

Marketplace theo chiều dọc chính là thị trường nơi hoạt động của nhiều nhà cung cấp và kết nối người mua hàng tới những dịch vụ như thuế nhà/mua nhà với chính những chủ bán hàng. Điện hình ở đây chính là mô hình hoạt động của Chợ Tốt.

Marketplace theo chiều ngang sẽ tập trung chủ yếu vào phát triển đa dạng những hàng hóa trong một ngành hàng cụ thể. Ví dụ ở đây đó là Now Food với việc phát triển đa dạng các loại hàng hóa trong một lĩnh vực ăn uống.

Marketplace hỗn hợp chính là lựa chọn của nhiều sàn thương mại tại thời điểm này với việc phục vụ đa dạng các sản phẩm ở nhiều ngành hàng khác nhau từ đồ gia dụng cho tới những thiết bị điện tử, đồ dùng nhà bếp, nội thất… Tiki, Shopee là những cái tên điển hình trong xu hướng Marketplace hỗn hợp.

Google search engine