Cổ phiếu ưu đãi là gì? Cổ phần ưu đãi là gì? Chọn loại nào?

Nếu bạn đang thắc mắc Cổ phiếu ưu đãi là gì? Cổ phần ưu đãi là gì? thì hãy theo dõi bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm này. Không những thế, hãy cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt cũng như nguyên lý hoạt động của chúng nhé!

Cũng giống như bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào hiện nay, các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi để đáp ứng nhu cầu của bản thân về nguồn vốn và thỏa mãn các nhu cầu sinh lợi nhuận của nhà đầu tư. Đây là mối quan hệ mà cả đôi bên cùng có lợi. 

1.  Khái niệm: Cổ phiếu ưu đãi và Cổ phần ưu đãi

1.1 Cổ phần ưu đãi là gì?

Cổ phần ưu đãi chính là các phần nhỏ của vốn điều lệ công ty cổ phần. Cổ phần ưu đãi được biểu thị thông qua hình thức cổ phiếu. Có thể hiểu rằng cố phiếu chính là hình thức phản ảnh cố phần, chứng có quan hệ bổ sung cho nhau (hình thức và nội dung).

1.2 Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu ưu đãi là một trong những bút toán (chứng chí) xác nhận quyền lợi của người nắm giữ một hoặc nhiều cổ phần, được xem là cổ đông ưu đãi của công ty. So với cổ phiếu thường, nhà đầu tư sẽ được hưởng nhiều quyền lợi nâng cao hơn. 

Chẳng hạn khi công ty phá sản, cổ cổ đông ưu đãi sẽ được ưu tiên về biểu quyết hoặc hưởng cổ tức hơn cố đông thường.

 Khi công ty phá sản, cổ cổ đông ưu đãi sẽ được ưu tiên quyền lợi
Khi công ty phá sản, cổ cổ đông ưu đãi sẽ được ưu tiên quyền lợi

Cổ phiếu ưu đãi (CPUĐ) được xem như một phần tài sản của công ty phát hành, được dùng để huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp có thể lựa chọn phát hành CPUĐ hoặc không, tùy thuộc vào chiến lược mà công ty đang sử dụng. 

2. Phân loại cổ phiếu ưu đãi

CPUĐ giống như là điểm hòa trộn giữa trái phiếu và cổ phiếu thường. Các doanh nghiệp thường chia CPUĐ thành 4 loại điển hình bao gồm:

  • CPUĐ hoàn lại
  • CPUĐ cổ tức
  • CPUĐ khác 
  • CPUĐ biểu quyết

2.1 CPUĐ hoàn lại

Cổ phiếu ưu đãi hoàn loại được hiểu là số cổ phần mà công ty sẽ hoàn lại sau khi người nắm giữ góp vốn cho doanh nghiệp. Mức hoàn lại tuỳ thuộc vào các thoả thuận được xác nhận trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. 

Đối với cổ đông được nắm giữ CPUĐ hoàn lại sẽ không được hưởng một số quyền lợi được quy định như quyền dự họp Đại hội cổ đông, hay đề cử thành viên Hội đồng quản trị và không được quyền biểu quyết ý kiến. 

2.2 CPUĐ cổ tức

Cổ tức là phần lợi nhuận được công ty chia cho cổ đông, nó tùy thuộc vào vai trò và vị trí của cổ đông. Mỗi CPUĐ cổ tức sẽ quy định phương thức tính cổ tức được biểu thị sẵn đó. Tất nhiên, cổ tức hoàn toàn không phụ thuộc vào doanh thu chung của tài chính doanh nghiệp.

Cổ đông sở hữu CPUĐ cổ tức sẽ hưởng được số tiền cao hơn những cổ đông chỉ sở hữu cổ tức của cổ phiếu thường.

2.3 CPUĐ khác

CPUĐ khác là những cổ phiếu được quy định tùy thuộc vào Điều lệ của công ty. Công ty sẽ quy định rõ các ràng buộc cũng như quyền lợi mà cổ đông nhận được. 

2.4 CPUĐ biểu quyết

CPUĐ biểu quyết là cổ phiếu không thể được đổi chủ sở hữu. Thông thường, với một cổ phiếu thông thường, cổ đông sẽ được một quyền biểu quyết. Còn người nắm giữ loại CPUĐ này sẽ được ưu tiên nhiều quyền biểu quyết hơn cổ phiếu thông thường. 

Số quyền biểu quyết phụ thuộc vào quy định của Điều lệ công ty. Điều đặc biệt cần lưu ý chính và CPUĐ biểu quyết chỉ có thể duy trì trong thời hạn 3 năm, quá hạn sẽ tự động được chuyển thành cố phần thông thường.  

Không phải ai cũng có thể sở hữu CPUĐ biểu quyết, thông thường, người được nắm giữ CPUĐ này sẽ là cổ đông sáng lập công ty hoặc một tổ chức được xác nhận quyền bởi Chính phủ. 

3. Có nên đầu tư và sở hữu cổ phiếu ưu đãi không?

Sau đây mà những lợi ích khi một cá nhân hoặc một tổ chức sở hữu CPUĐ của một doanh nghiệp, được phân theo hai nhóm đối tượng chính sau đây:

3.1 Công ty

Như đã nói trên, CPUĐ mang các tiêu chí kết hợp giữa trái phiếu và cổ phiếu phổ thông, nó hoạt động thiên về trái phiếu nhiều hơn. 

Công ty lựa chọn phát hành CPUĐ để có thể dễ dàng huy động vốn nhưng không phải giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền biểu quyết. Điều này có nghĩa là công ty vừa có thể chi viện thêm nguồn vốn đầu tư vừa cân bằng và kiểm soát được cơ cấu tổ chức của mình. 

Đây là một phương thức giúp công ty thu hút các đầu tư và chi viện từ bên ngoài. Bên cạnh đó, nếu như chi phí vốn sử dụng quá cao (tốn rất nhiều chi phí cho việc chi trả quyền lợi) công ty sẽ tiến hành mua lại số cổ phần ưu đãi để bảo toàn công ty. 

Công ty có thể hấp dẫn nhà đầu tư bởi vì khi một công ty có thể phát hành CPUĐ, công ty phải đảm bảo sự ổn định về mặt kết quả kinh doanh và tài chính hơn trong thời gian sắp tới. Do đó, các nhà đầu tư nhận thấy được rằng quyền lợi của họ sẽ được đảm bảo nhiều hơn so với việc đầu tư cổ phiếu thông thường.

3.2 Nhà đầu tư (người nắm giữ)

Nhà đầu tư sẽ không cần phải xem xét tình hình tăng trưởng của công ty bởi vì CPUĐ không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Các cổ đông nắm giữ loại CPUĐ này (cổ đông ưu đãi) có thể được hưởng mức cổ tức cố định nhiều hơn cổ đông thường.

Cổ đông ưu đãi tất nhiên sẽ luôn luôn được ưu tiên nhận lại nguồn vốn đã đầu tư trước tiên so với các đối tượng khác khi công ty tuyên bố phá sản. 

Nhà đầu tư nắm giữ CPUĐ cũng sẽ được ưu tiên các quyền lợi về biểu quyết. Cụ thể là có thể giam gia bình chọn hay phản đối các ứng viên trong buộc bầu cử thành viên tổ chức hoặc các chiến lược hoạt động công ty đang triển khai. 

Cổ đông ưu đãi được phép chuyển CPUĐ thành cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông). Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, khi tình hình cổ phiếu của công ty tăng giá đột biến, hoặc phát triển mạnh, nhà đầu tư có thể chuyển nhượng hoặc thay đổi chiến lược của mình, sinh lợi nhuận từ thị trường chứng khoán. 

Cả cổ đông và công ty đều có thể hưởng lợi ích
Cả cổ đông và công ty đều có thể hưởng lợi ích

4. Điểm hạn chế của cổ đông ưu đãi?

4.1 Công ty

Bên cạnh việc huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp, thì công ty có trách nhiệm phải trả lại nguồn vốn đó kèm theo một số chi phí khác cho cổ đông ưu đãi. Đặc biệt, khi tình hình kinh doanh tệ hơn khiến công ty phá sản, công ty bắt buộc phải chi trả lại vốn đã được đầu tư theo đúng quy định.

4.2 Nhà đầu tư

Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng CPUĐ khi chúng ở dạng cổ phiếu thường. Vì thế, nếu công ty có giá cổ phiếu tăng trên thị trường chứng khoán, các cổ đông sẽ không được phép chuyển nhượng tự do, điều này có thể làm hạn chế khả năng sinh lời của cổ đông ưu đãi.

Đối với CPUĐ cổ tức và CPUĐ hoàn lại, cổ đông không được phép tham gia sâu vào biểu quyết cơ cấu tổ chức hoạt các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp.

Cả cổ đông và công ty đều gánh rủi ro
Cả cổ đông và công ty đều gánh rủi ro

Thông qua bài viết này, mong bạn có thể hiểu rõ hơn hai khái niệm về Cổ phiếu ưu đãi là gì?Cổ phần ưu đãi là gì?. Từ đó, bạn có thể hiểu được các mà một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi. Hy vọng bài viết này ý nghĩa đối với bạn.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine