Khi nhà đầu tư mới tham gia giao dịch ở thị trường chứng khoán thì việc xem được bảng điện tử với vô vàn các màu sắc là điều không dễ dàng. Vậy thì những màu sắc ở bảng điện tử này thể hiện hay có ý nghĩa gì? Nói một cách dễ hiểu thì những màu sắc đó là những thông số về giá được hiển thị ở bảng điện tử. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về các màu trên sàn chứng khoán có ý nghĩa gì.
1. Các màu trên sàn chứng khoán
Ở bảng điện tử của giao diện giao dịch chứng khoán, nhiều người sẽ thắc mắc các màu sắc có ý nghĩa gì. Từng màu trong bảng điện tử đó phản ánh các thông số giá riêng biệt. Dưới đây sẽ là những ý nghĩa, cách dùng cũng như thông tin về mỗi màu sắc có ở bảng điện tử
1.1 Chứng khoán màu tím là gì?
Màu tím xuất hiện ở bảng điện tử được xem là màu của ngưỡng giá trần hay còn viết tắt là CE được hiển thị ở bảng điện tử. Dựa trên con số màu tím này thì nhà đầu tư có thể tổng qua nhìn được toàn bộ các thông số về giá trần và qua đây có được quyết định ra lệnh giao dịch mua bán chứng khoán cho từng phiên giao dịch.
Màu tím ở bảng điện tử phản ánh cho mức giá trần là quy ước chung của toàn bộ những sàn giao dịch khác ở nước ta.
Ý nghĩa của chứng khoán màu tím là gì?
Màu tím phản ánh cho giá trần là ngưỡng giá cao nhất để tiến hành đặt lệnh giao dịch ở trong phiên.
Những mã chứng khoán chỉ có thể được giao dịch ở hạn mức là ngưỡng giá trần được đưa ra, ở mỗi sàn thì mức giá màu tìm này sẽ khác nhau, chi tiết:
Sàn HNX hay sàn đầu tư chứng khoán Hà Nội có đặt ra mức giá trần màu tím có thể tăng 10% so với ngưỡng giá tham chiếu từ đầu.
Sàn HOSE hay sàn đầu tư chứng khoán TP.HCM có đặt ra mức giá trần màu tím có thể tăng 7% so với ngưỡng giá tham chiếu từ đầu.
Sàn UPCOM lại đưa ra quy định mức giá trần màu tìm này có thể tăng 15% so với ngưỡng giá bình quân ở các phiên từ trước đó.
Cách đọc chỉ số màu tím trong chứng khoán
Ở cột tên là “Mã CK” ở bảng điện tử thì nhà đầu tư có thể xem được những mã cổ phiếu các doanh nghiệp xuất hiện ở sàn giao dịch. Ở một phiên thì ngưỡng giá trần cổ phiếu có thể biến động liên tục vì vậy mà những nhà đầu tư nên quan sát nhằm có được quyết định giao dịch mua bán chứng khoán đúng lúc.
1.2 Màu xanh lá trong chứng khoán
Trong số những màu trên sàn chứng khoán, màu xanh lá phản ánh ngưỡng giá, thông số đang có dấu hiệu đi lên
Những mã có màu xanh sẽ có ngưỡng giá lớn hơn giá tham chiếu tuy nhiên nhỏ hơn giá trần. Dựa trên những mã cổ phiếu có màu xanh thì nhà đầu tư sẽ có thể nắm bắt được việc cổ phiếu đang lên giá và qua đây có được quyết định thực hiện lệnh giao dịch mua bán trong từng phiên giao dịch.
Nhà đầu tư sẽ có thể quản lý những mã cổ phiếu có màu xanh trong cột “mã CK” ở bảng giá chứng khoán. Ở một phiên giao dịch thì ngưỡng giá cổ phiếu có khả năng biến động liên tục vì vậy nhà đầu tư nên quản lý thường xuyên nhằm có được quyết định giao dịch mua bán chứng khoán vào thời điểm hợp lý.
1.3 Màu vàng trong chứng khoán
Thông số màu vàng được xem là những ngưỡng giá hay thông số của các mã chứng khoán giữ nguyên so với ngưỡng giá tham chiếu.
Những biến động lên giá hay xuống giá của giá chứng khoán khi không có sự chênh lệch so với giá tham chiếu sẽ là mức giá đóng cửa trong phiên giao dịch trước đó. Đây đồng thời là ngưỡng giá cơ sở nhằm xác định mức giá sàn và giá trần khi giao dịch chứng khoán. Khái niệm giá vàng trong chứng khoán có thể nói là giá tham chiếu.
Chỉ riêng ở UPCOM thì giá tham chiếu được đo lường qua việc dùng giá trung bình của phiên giao dịch ngay gần nhất trước đó.
1.4 Màu đỏ trong chứng khoán
Ở bảng điện tử khi giao dịch nếu có màu đỏ phản ánh rằng ngưỡng giá hay thông số chứng khoán đang suy giảm. Ở bảng điện tử thì những mã mang màu đỏ sẽ dễ được thấy cùng những ngưỡng giá được phản ánh một cách đầy đủ, cổ phiếu mang màu đỏ có ngưỡng giá nhỏ hơn giá tham chiếu tuy nhiên lớn hơn so với ngưỡng giá sàn. Ở phiên thì khi cổ phiếu mang màu đỏ tức là khối lượng đi chung với đó cũng có màu đỏ.
1.5 Màu xanh dương trong chứng khoán
Màu xanh dương ở bảng điện tử phản ánh cho ngưỡng giá hay thông số chứng khoán ở phiên giao dịch giảm đến ngưỡng giá sàn, đây là ngưỡng giá nhỏ nhất để có ther đưa ra quyết định giao dịch mua bán chứng khoán.
Ở sàn HOSE thì ngưỡng giá sàn là ngưỡng giá giảm khoảng 7% so với giá tham chiếu.
Ở sàn HNX thì ngưỡng giá sàn là ngưỡng giá giảm khoảng 10% so với giá tham chiếu.
ở UPCOM thì giá sàn là ngưỡng giá giảm 15% so với ngưỡng giá tủng bình ở các phiên ngay trước đó.
1.6 Mã chứng khoán màu trắng là gì?
Ở bảng điện tử thì nhà đầu tư có thể dễ dàng xem được các mã cổ phiếu đang mang màu trắng, nhưng không phải ai cũng đoán được màu này có ý nghĩa gì. Khi mã chứng khoán có màu trắng tức là mã đó chưa được khớp với lô nào.
Dựa trên những màu sắc có ở bảng điện tử thì nhà đầu tư sẽ có thể nắm được các thông số về giá và qua đây có thể đưa ra quyết định giao dịch một cách hợp lý hơn. Ngoài ra màu sắc chứng khoán phản ánh ở bảng điện tử còn thể hiện tình hình của thị trường trong phiên hôm đó thế nào.
2. Yếu tố nào thay đổi màu sắc trong chứng khoán:
Ở một phiên giao dịch nào đó có thể thấy mã chứng khoán mang màu sắc cụ thể có thể bao trùm lấy bảng giá chứng khoán, có thể xanh đỏ hay có thể là màu tím ảm đạm.
Do bình thường thì một mã chứng khoán có thể có xu hướng khác nhau, sở hữu giá trị riêng và sự phát triển riêng tuy nhiên lại đi vào xu thế chung ở thị trường. Lý giải cho điều này thì có một số nguyên nhân như sau:
Chứng khoán đổi màu theo tâm lý:
Đầu tiên có thể nói đó là bắt nguồn từ việc biến đổi trong tâm lý các nhà đầu tư, việc biến đổi này có khả năng bắt nguồn từ các thông tin tác động lên bộ cục bộ nào đó. Giả sử như khi mà các năm gần đây thì thời điểm dịch Covid bùng phát ở TP.HCM thì nó ảnh hưởng đến đa phần các mã chứng khoán của hầu hết doanh nghiệp, làm cho nhiều nhà đầu tư thấy hoang mang và muốn bán ra nhanh chóng từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Giá cổ phiếu biến động dựa vào tình hình chung ở thị trường.
Hãy tưởng tượng khi mà một tổ chức nào đó vận hành tốt và không có bất cứ một vấn đề nào thì giá cổ phiếu cũng đang khá tốt. Tuy nhiên nhìn chung toàn thị trường thì những tổ chức lớn thì giá cổ phiếu sẽ giảm do sự ảnh hưởng của thị trường hình thành hiệu ứng dây chuyển, do các tổ chức bé hơn chịu sự ảnh hưởng của các tổ chức quy mô lớn.
Lời kết
Và đó là những thông tin về các màu trên sàn chứng khoán có ý nghĩa gì mà nhà đầu tư cần quan tâm. Để có thể giao dịch một cách thuần thục thì việc nắm được ý nghĩa của mỗi màu này là điều quan trọng.