Điều kiện để các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán khá phức tạp và tùy thuộc vào quy định riêng của từng sàn giao dịch. Đây là những tiêu chí về vốn điều lệ, cơ cấu cổ đông, tình hình hoạt động cũng như thời gian hoạt động của công ty. Để biết chi tiết những điều kiện này là gì, cùng Top Trading Forex tham khảo bài viết sau đây!
1. Hiểu chính xác thế nào là sàn chứng khoán
Sàn giao dịch chứng khoán được hiểu là môi trường mua bán, trao đổi các sản phẩm của chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, v.v.) giữa công ty phát hành và người có nhu cầu mua. Quá trình này được tổ chức và quản lý bởi Sở giao dịch chứng khoán và chịu các quy định của pháp luật.
Nếu như trước đây, nhà giao dịch cần phải đến trực tiếp các sàn chứng khoán để mua, bán cổ phiếu & trái phiếu. Thì giờ đây, bạn đã có thể giao dịch chứng khoán mọi lúc,mọi nơi trên máy tính, điện thoại thông minh, v.v qua các ứng dụng thao tác trực tuyến nhanh chóng, thuận tiện và hiện đại bậc nhất.
2. Ý nghĩa của sàn chứng khoán với các công ty niêm yết
Sàn chứng khoán có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thị trường tài chính nói chung và các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán nói riêng. Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp “chạy đua vũ trang” nhằm có tên trong danh sách công ty niêm yết chứng khoán tại sàn. Bởi sàn chứng khoán mang những ý nghĩa dưới đây:
- Tăng khả năng nhận diện thương hiệu: Sàn chứng khoán được coi là “thước đo” cho sức mạnh hoạt động của doanh nghiệp. Có tên trong số công ty được niêm yết tại sàn không chỉ khẳng định đơn vị của bạn có tiềm lực tốt về tài chính và nhân lực, tiềm năng phát triển mạnh mẽ, vị thế cao trong thị trường kinh tế, v.v. Đây là điều kiện cần giúp doanh nghiệp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, gia tăng uy tín với khách hàng.
- “Cầu nối” giữa khách hàng và doanh nghiệp: Có một sự thật rằng khi một công ty được update trên bảng tổng sắp sàn chứng khoán, họ sẽ được nhiều người biết hơn, trong đó có các khách hàng tiềm năng.
- Là nơi để các công ty gọi vốn đầu tư: Qua hình thức phát hành và bán cổ phiếu, trái phiếu các doanh nghiệp có thể thu hút và gọi vốn đầu tư một cách hiệu quả, nhanh chóng và lâu bền.
- Tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ, v.v.
Có thể thấy, sàn chứng khoán là một “cánh tay đắc lực” cho các doanh nghiệp trong bước đường hình thành và phát triển công ty. Chính những lý do trên mà hàng loạt doanh nghiệp bằng mọi giá phải “chen chân” vào các sàn giao dịch chứng khoán.
3. Điều kiện để các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Các công ty muốn niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu về: số vốn hóa, tình trạng phát triển, số cổ đông hiện hành cũng như thời gian hoạt động, v.v. Ngoài ra, mỗi sàn chứng khoán lại có những quy định và tiêu chí riêng, các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ trước khi làm hồ sơ đăng ký.
3.1 Điều kiện niêm yết trên sàn HOSE
Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM cần phải có đủ các tiêu chí sau:
- Công ty phải có vốn điều lệ tối thiểu từ 120 tỷ đồng
- Thời gian hoạt động từ 2 năm trở lên và đặc biệt phải là công ty cổ phần
- Ngoài ra, trong quá trình hình thành và phát triển, công ty phải có 2 năm liền kề gần nhất có lãi, không có các khoản nợ quá hạn, công ty hoạt động không dính vào các vụ lùm xùm pháp luật quy định, không tồn đọng tình trạng lỗ lũy kế, v.v.
- Công ty buộc phải công khai minh bạch các khoản nợ của những người trong bộ máy đầu não của công ty như: Tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán, v.v.
- Những cổ đông lớn của công ty được niêm yết tại sàn chứng khoán cần nắm giữ toàn bộ số cổ phiếu mà mình có được trong vòng 6 tháng, kể từ ngày niêm yết tại sàn chứng khoán. Tiếp theo, một nửa số cổ phiếu này phải tiếp tục được họ nắm giữ trong 6 tháng kế tiếp.
- Người đại diện pháp luật cho công ty phải có nhân thân rõ ràng, không vi phạm pháp luật, không chịu án hình sự và dính líu đến các vấn đề tài chính, v.v trong vòng 2 năm trước khi nạp hồ sơ niêm yết tại sàn.
- Hồ sơ đăng ký niêm yết tại sàn chứng khoán HOSE phải theo đúng quy định do pháp luật và sàn hướng dẫn.
3.2 Điều kiện để các công ty niêm yết tại sàn chứng khoán HNX
HNX là sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng ở xứ Bắc Kỳ. Sàn được thành lập từ năm 2009. Đến nay, sàn là địa chỉ giao dịch của hàng trăm công ty lớn nhỏ trên địa bàn toàn quốc. Rất nhiều công ty muốn niêm yết tại HNX để huy động vốn đầu tư, nhưng không phải công ty nào cũng thực hiện dễ dàng.
Để có tên tại HNX, các doanh nghiệp cần nắm vững điều kiện sau:
- Vốn điều lệ đáp ứng tối thiểu từ 30 tỷ đồng (Chỉ bằng 1/4 số vốn điều lệ tại sàn HOSE)
- Các công ty muốn niêm yết phải có ít nhất 1 năm hoạt động và tồn tại dưới hình thức là công ty cổ phần
- 15% cổ phiếu của công ty được quyền biểu quyết phải được ít nhất 300 cổ đông nắm giữ. Trong đó, có từ 100 cổ đông không thuộc danh sách cổ đông sở hữu.
- Về quá trình hoạt động: HNX đưa ra tiêu chí niêm yết đơn giản hơn HOSE như: Năm liền kề trước khi đăng ký niêm yết, công ty phải hoạt động có lãi, lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp phải đạt từ 5% trở lên, công ty không vướng vào nợ quá hạn, kinh doanh phạm pháp luật, v.v.
- Nếu HOSE yêu cầu công ty niêm yết công khai khoản nợ thì HNX lại bỏ qua bước này.
- Sàn HNX yêu cầu tất cả các công ty muốn niêm yết tại sàn buộc phải có tối thiểu 2 năm giao dịch trên sàn Upcom và được đại đa số cổ đông tán thành, v.v.
3.3 Điều kiện niêm yết tại sàn Upcom
So với hai sàn chứng khoán HOSE và HNX thì Upcom có vẻ kém cạnh hơn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa việc các công ty muốn niêm yết tại sàn này dễ dàng. Các điều kiện cần phải đáp ứng bao gồm:
- Vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ tại thời điểm đăng ký hồ sơ niêm yết
- Tính từ thời điểm đăng ký niêm yết trở về 1 năm trước, công ty phải hoạt động ổn định và có lãi suất, chí ít không có khoản nợ lũy kế nào.
- Đặc biệt, công ty muốn niêm yết tại sàn Upcom phải có sự đồng thuận của đại đa số cổ đông, v.v.
3.4 Điều kiện để niêm yết tại sàn OTC
OTC hoạt động khác biệt so với HNX, HOSE và Upcom. Đây là sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung. Do đó, hoạt động mua, bán chứng khoán dễ dàng và linh hoạt hơn. Đồng nghĩa các điều kiện để tham gia sàn chứng khoán cũng được tối giản hơn.
4. Các công ty bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán khi nào?
Có thể bạn chưa biết, rất nhiều công ty đã bị “trục xuất” khỏi sàn giao dịch chứng khoán bởi các vi phạm sau đây:
- Doanh nghiệp có tình trạng kinh doanh trì trệ, thua lỗ nặng nề và không có khả năng vực dậy bằng giá tại thời điểm đăng ký niêm yết
- Công ty hoạt động dối trá, không minh bạch hoặc nhận được nhiều phản hối tiêu cực từ phía khách hàng, v.v.
Sàn giao dịch chứng khoán liên tục thanh lọc sàn để loại bỏ những công ty kém chất lượng, đồng thời kết nạp những doanh nghiệp giàu tiềm năng. Do đó, nếu vi phạm các quy định trên, sàn sẽ tiến hành hủy niêm yết hoặc công ty tự động rút tên khỏi sàn.
5. Tổng kết
Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán cần phải đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau. Điều này giúp sàn giao dịch dễ dàng quản lý doanh nghiệp. Đồng thời tạo môi trường giao dịch lành mạnh, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư và giúp các doanh nghiệp giàu tiềm năng có cơ hội phát triển tốt hơn trong tương lai.