Thị trường chứng khoán Việt Nam dù hình thành sau, nhưng lại đang có những bước tiến vượt bậc trong khu vực. Một thị trường sôi động, mang đến nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư cũng như những người phát hành, huy động vốn, trong đó, bao gồm cả Nhà nước. Vậy chứng khoán là gì?
1. Khái niệm chứng khoán là gì?
Chứng khoán là một loại bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chúng có nhiều hình thức thể hiện như chứng chỉ, bút toán sổ ghi hay dữ liệu điện tử.
Trong chứng khoán bao gồm các loại như: cổ phiếu, trái phiếu, thương phiếu, chứng chỉ quỹ, v.v. Hiện nay, nó cũng được coi là một loại hàng hóa, phương tiện dùng để thỏa thuận cho vay giữa hai bên, tương đương như một loại giá trị tài chính.
2. Phân loại chứng khoán
Chứng khoán hiện nay cũng được chia thành nhiều loại, trong đó có 3 loại phổ biến nhất là:
2.1 Chứng khoán nợ
Đây là loại hình phổ biến nhất, là loại xác nhận mối quan hệ giữa chủ nợ là những người sở hữu (hay người cho vay vốn) và đơn vị phát hành chứng khoán.
Loại hình này thường được phát hành dưới dạng trái phiếu, chứng khoán dạng nợ và giấy tờ. Số lượng giao dịch đang diễn ra trên thị trường là khá lớn. Với chứng khoán nợ, người sở hữu thường được trả một số tiền lãi nhất định theo định kỳ mà không bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh của đơn vị phát hành.
2.2 Chứng khoán vốn
Khác với hình thức ở trên, chứng khoán vốn chỉ được phép phát hành bởi các công ty cổ phần (công ty đã lên sàn niêm yết giao dịch trên sàn giao dịch) và được xác nhận quyền sở hữu một phần thu nhập và tài sản công ty. Đây là thị trường chứng khoán mà chúng ta hay nói đến.
Chứng khoán vốn chính là sự biểu thị nhà đầu tư có quyền sở hữu một phần của công ty (trong phạm vi vốn góp), bao gồm thu nhập và tài sản. Với những cổ đông lớn, họ hoàn toàn có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tất nhiên, đi kèm với lợi nhuận là rủi ro, khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, các nhà đầu tư cũng phải chấp nhận một phần rủi ro (hình dung rõ nhất là khi giá cổ phiếu giảm thì nhà đầu tư mất đi một phần tiền so với lúc mua vào)
2.3 Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính biểu thị dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn. Nội dung của hợp đồng sẽ xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc thanh toán tiền, chuyển giao tài sản như thế nào, v.v.
3. Đặc điểm
Mỗi loại tài sản chứng khoán đều có đặc điểm của riêng nó nhằm thể hiện bản chất riêng biệt.
3.1 Tính thanh khoản cao
So với các loại tài sản khác, tính thanh khoản của chứng khoán là tương đối cao. Dễ mua đi bán lại trong các sàn giao dịch. Giữa cổ phiếu và trái phiếu sẽ có tính thanh khoản khac nhau. Loại nào có tính thanh khoản càng cao thì càng được yêu thích trên thị trường.
3.2 Tính rủi ro
Tất nhiên, mỗi loại tài sản cũng có tính rủi ro của riêng nó. Cổ phiếu, trái phiếu cũng vậy, chúng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi rủi ro lạm phát, bất ổn trong chính trị, các vấn đề an ninh chính trị, xã hội. v.v. Điều này còn phụ thuộc vào sự phát triển cũng như kiểm soát của Chính phủ nước đó.
3.3 Khả năng sinh lời
Khi đầu tư vào đây, nhà đầu tư chính là những người cho vay, người sở hữu nhưng mục đích quan trọng nhất của họ là muốn sinh lời, kiếm thêm thu nhập từ khoản tiền nhàn rỗi của mình.
Do đó, đây không đơn thuần chỉ là mang tiền đi gửi, nó còn cần kiến thức, tìm hiểu một cách sâu rộng về lĩnh vực này cũng như các công ty có ý định đầu tư. Công ty càng phát triển thì khả năng sinh lời càng cao và ngược lại. Công ty làm ăn thua lỗ, nhà đầu tư có thể mất rất nhiều tiền hoặc toàn bộ số vốn đã bỏ ra. Biến những tờ cổ phiếu, trái phiếu trở thành những mớ giấy lộn.
Vậy có nên cân nhắc đầu tư vào thị trường chứng khoán không?
4. Nên hay không nên đầu tư vào thị trường chứng khoán?
Đây là một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay, có rất nhiều hình thức khác để đầu tư. Bên cạnh đó, thị trường này cũng tồn tại rất nhiều rủi ro, đặc biệt là với những ai chưa đủ chuyên môn và không tìm hiểu sâu về nó.
4.1 Bản chất là một loại hình đầu tư
Bản chất của thị trường chứng khoán cũng là một loại hình đầu tư. Nơi các doanh nghiệp phát hành và huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước. Có đầu tư, chắc chắn phải có rủi ro và lợi nhuận, điều này là không thể tránh khỏi. Không có một thị trường nào tránh được những điều này.
4.2 Nhận khoản cổ tức hàng năm
Mục tiêu đầu tiên để hình thành nên thị trường này là giúp cho các nhà đầu tư nhận được một khoản cổ tức hàng năm. Số tiền nhận được dựa trên số cổ phần của mình có và tạo ra một khoản thu nhập thụ động hàng năm cho họ. Tuy nhiên, thời điểm này, nhiều nhà đầu tư bước vào thị trường với tâm thế mua bán lướt ván để hưởng chênh lệch về giá mùa và giá bán. Điều này cũng không phải là sai. Ngược lại, nó còn khiến cho thị trường trở nên sôi động hơn, số lượng giao dịch tăng, đẩy tính thanh khoản lên cao hơn.
4.3 Tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi một cách hiệu quả
Có rất nhiều người có tiền nhàn rỗi nhưng không biết làm gì. Nếu để không trong nhà sẽ rất lãng phí, đặc biệt khi mà nền kinh tế có thể bị lạm phát sau đại dịch. Trong khi tiền gửi lãi vào ngân hàng thì lại quá thấp, không đủ so với tỷ lệ lạm phát. Chính vì thế, các nhà đầu tư coi đây là một hình thức sinh lời, tiền đẻ ra tiền.
4.4 Không cần nhiều vốn
Để tham gia vào thị trường này, nhà đầu tư không cần vốn quá cao. Chỉ cần 1 triệu đồng trở lên là bạn đã có thể trở thành chủ sở hữu hay cổ đông của một công ty nào đó. Và nếu như chọn được đúng doanh nghiệp tốt, phương hướng làm ăn phát đạt thì tất nhiên, số tiền ấy càng ngày càng lớn, nhà đầu tư chắc chắn sẽ thu được về một khoản lợi nhuận tương đối.
4.5 Tính minh bạch thấp
Tất nhiên, có những cơ hội thì cũng sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn. Thị trường Việt Nam được đánh giá là thị trường có tính minh bạch thấp. Do đó, nếu không tìm hiểu kỹ các thông tin thì việc mất tiền là không thể tránh khỏi.
4.6 Rủi ro từ tác động của thị trường
Đôi khi, chính các doanh nghiệp, đơn vị phát hành ra cổ phiếu cũng không thể kiểm soát được các phát sinh đột ngột từ thị trường kinh tế. Nó có thể chịu tác động từ một sự cố, biến động nào đó của các nước khác. Hay điển hình như đại dịch COVID -19, không một quốc gia hay doanh nghiệp nào có thể tiên đoán trước được những điều này và bắt buộc phải chấp nhận nó như một nguyên nhân khách quan.
4.7 Không phải mã cổ phiếu nào cũng có tính thanh khoản cao
Điều này là chắc chắn, không phải tất cả các cổ phiếu đều có tính thanh khoản cao, dễ mua đi bán lại. Chỉ các cổ phiếu của các công ty lớn mới dễ dàng làm được điều này. Trong khi các công ty nhỏ, mới phát hành cổ phiếu thì khả năng mua đi bán lại sẽ thấp hơn rất nhiều.
Với những ý kiến và nhận định như vậy, mỗi nhà đầu tư sẽ có sự lựa chọn cho riêng mình. Tất nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển, tiềm năng kinh tế lớn.
Tổng kết
Bài viết đã vừa giới thiệu một cách sơ lược, chứng khoán là gì, đặc điểm cũng như phân loại trên thị trường. Hi vọng, các nhà đầu tư sẽ có được sự phán đoán chính xác cho riêng mình.
Tổng hợp: toptradingforex.com