Tài sản vô hình là gì? Về cơ bản, tài sản vô hình là tài sản phi vật chất nhưng có giá trị lâu dài cho doanh nghiệp. Để hiểu hơn về loại tài sản độc đáo này và các loại của nó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Tài sản vô hình là gì?
Tài sản vô hình (TSVH) là loại tài sản không có bản chất vật chất. Nó thường là một tài sản dài hạn (kéo dài hơn một năm hoặc một chu kỳ hoạt động). Giống như các tài sản khác, TSVH được kỳ vọng sẽ tạo ra lợi nhuận kinh tế cho công ty trong tương lai.
Loại tài sản này không có bản chất vật chất của các tài sản khác như hàng tồn kho hay thiết bị, máy móc. Chúng tạo thành danh mục tài sản dài hạn lớn thứ hai, sau tài sản PP&E (bất động sản, nhà máy, và thiết bị).
2. Sơ lược lịch sử
Vào tháng 4 năm 2001, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã thông qua chuẩn mực IAS 38 về “Tài sản vô hình“, ban đầu được Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ban hành vào tháng 9 năm 1998. Chuẩn mực đó đã thay thế chuẩn mực IAS 9 “Chi phí Nghiên cứu và Phát triển” được ban hành vào năm 1993.
Hội đồng quản trị đã sửa đổi IAS 38 này vào tháng 3 năm 2004. Vào tháng 1 năm 2008, Hội đồng Quản trị đã sửa đổi IAS 38 một lần nữa và vào tháng 5 năm 2014, Hội đồng quản trị đã sửa đổi IAS 38 để làm rõ khi nào việc sử dụng phương pháp khấu hao dựa trên doanh thu là phù hợp.
3. Phân loại
Sau khi cùng tìm hiểu về khái niệm tài sản vô hình là gì, chúng ta hãy cùng kiểm tra xem có bao nhiêu loại tài sản dạng này nhé.
TSVH có thể được phân thành 2 loại: có thể xác định và không thể xác định.
Nó có thể xác định được là những tài sản có thể tách rời khỏi các tài sản khác và thậm chí có thể được bán bởi công ty sở hữu ban đầu. Đây là những tài sản như sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu và tên thương mại. Phần mềm và các tài sản liên quan đến máy tính khác ngoài phần cứng cũng được phân loại là TSVH có thể xác định được.
TSVH loại hai là loại không xác định được, đây là những tài sản không thể tách rời khỏi công ty. Loại tài sản này không thể xác định được phổ biến nhất mà bạn có thể thấy rất nhiều là lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại được tạo ra từ bên ngoài có thể được ghi nhận là 1 loại tài sản khi một công ty mua lại hoặc sáp nhập với một công ty khác và thanh toán trên mức định giá của nó, phần chênh lệch giữa giá sẵn sàng mua và giá trị tài sản được ghi nhận là lợi thế thương mại.
Loại tài sản này thường xuyên được kiểm tra về sự suy giảm giá trị. Một công ty sẽ ghi nhận giá trị TSVH giảm nếu công ty đó có giá trị lợi thế thương mại giảm so với giá trị trong sổ sách của mình.
3. Chi phí khấu hao
Trong khi PP&E được khấu hao thì loại tài sản này cũng được khấu hao (ngoại trừ lợi thế thương mại). Các tài sản này được phân bổ theo thời gian dùng có ích của các loại tài sản đó. Nói chung,TSVH được phân bổ chia khấu hao đơn giản theo phương pháp chi phí đường thẳng.
Nguyên tắc là nếu có một TSVH có tuổi thọ lâu dài thì nó không được khấu hao. Do đó, nếu bạn có một một TSVH với thời gian sử dụng có hạn nhưng có thể được tái tạo dễ dàng và không có chi phí đáng kể, thì tài sản đó được coi là vĩnh viễn và không được khấu hao.
Ví dụ: McDonald’s có hai TSVH. Đầu tiên là bằng sáng chế trị giá 25.000.000 đô la và có thời hạn sử dụng là 50 năm, bằng sáng chế hết hạn và không thể được gia hạn. Thứ hai là nhãn hiệu trị giá 1.000.000 đô la và có thời hạn sử dụng là 10 năm, sau đó nó sẽ hết hạn. Tuy nhiên, nhãn hiệu có thể được gia hạn với chi phí biên. Vậy chi phí khấu hao mỗi năm của McDonald’s là bao nhiêu?
Nhãn hiệu không được khấu hao vì nó hầu như có tuổi thọ vĩnh viễn. Tuy nhiên, bằng sáng chế được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 50 năm của nó. Chi phí khấu hao là 25.000.000/50 = 500.000, do đó, chi phí khấu hao hàng năm của McRonald’s là 500.000 đô la.
4. Lợi thế thương mại
Như ở trên chúng ta đã biết được định nghĩa tài sản vô hình là gì vậy nên có thể hiểu lợi thế thương mại không đáp ứng định nghĩa này, vì nó không thể xác định được hoặc không thể phân tách. Tuy nhiên, lợi thế thương mại vẫn là một TSVH, được coi như một loại riêng biệt. Sự khác biệt chủ yếu giữa lợi thế thương mại so với các yếu tố vô hình khác là lợi thế thương mại không bao giờ được khấu hao.
Trong kế toán, lợi thế thương mại thể hiện sự chênh lệch giữa giá mua của một doanh nghiệp và giá trị hợp lý của tài sản của doanh nghiệp đó, giá trị thực của nợ phải trả.
Về cơ bản, sự khác biệt thể hiện ở số tiền mà người mua sẵn sàng trả cho toàn bộ doanh nghiệp, cao hơn nhiều so với giá trị của từng tài sản riêng lẻ của doanh nghiệp. Ví dụ: nếu Công ty A trả 50 triệu đô la để mua lại một doanh nghiệp kinh doanh đồ thể thao và 10 triệu đô la là giá trị tài sản ròng của nợ phải trả, thì 40 triệu đô la sẽ là lợi thế thương mại. Các công ty chỉ có thể có lợi thế thương mại trên bảng cân đối kế toán của họ nếu họ đã được mua lại bởi một doanh nghiệp khác.
5. Trợ cấp chính phủ
Cuối cùng, một loại tài sản vô hình khác là các khoản tài trợ của chính phủ. Vì một số lý do, chính phủ các cấp có thể chọn cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty tham gia vào các hoạt động nhất định. Phương pháp kế toán được sử dụng cho các khoản trợ cấp là phương pháp ròng hoặc phương pháp gộp.
Phương pháp ròng trừ khoản trợ cấp này khỏi sổ giá trị tài sản để tính giá trị các tài sản mang lại. Trong khi đó phương pháp gộp ghi nhận tài sản theo giá trị gộp của nó (giá mua đầy đủ) và lập khoản trợ cấp này vào mục thu nhập hoãn lại.
Các khoản trợ cấp của chính phủ bao gồm: các yêu cầu hoặc quy định cụ thể như mức độ việc làm hoặc mức độ kiểm soát ô nhiễm. Nếu các quy định này không được đáp ứng, thì công ty có thể phải hoàn trả các khoản tài trợ. Các khoản trợ cấp của chính phủ cũng có thể bao gồm các khoản cho vay (có thể) miễn trả trong các tình huống mà các công ty đáp ứng các điều kiện nhất định.
Đúng như tên của gọi của mình, khoản vay này không cần phải trả lại. Về mặt công nhận thì các khoản trợ cấp của chính phủ chỉ được công nhận nếu: đơn vị cam kết sẽ tuân thủ các quy định, yêu cầu kèm theo và các doanh nghiệp thực sự nhận được khoản vay.
6. Kết
Thoạt đầu, khái niệm TSVH có vẻ mơ hồ với bạn phải không, tuy nhiên khi đọc kỹ bài hơn thì những tài sản này trở nên vô cùng dễ hiểu: chúng không nhất thiết phải là thứ bạn có thể nhìn thấy hoặc chạm vào, nhưng chúng vẫn quan trọng đối với doanh nghiệp và sự thành công của doanh nghiệp.
Nếu bạn vẫn cảm thấy chưa chắc chắn về khái niệm tài sản vô hình là gì cũng như định giá các loại tài sản này của mình, hãy tham khảo ý kiến của cố vấn tài chính hoặc nói chuyện với nhân viên kế toán của bạn.
Tổng hợp: toptradingforex.com