Sau nhiều cuộc khủng hoảng và suy thoái, nền kinh tế Cuba bắt đầu lấy lại ổn định và trên đà phát triển. Với phương châm không ngừng cũng không vội vàng trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Cuba luôn mong muốn có thể tạo dựng một nền kinh tế bền vững hơn. Trong đó, Cuba cũng mở rộng thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế nước nhà.
Cách Cuba đứng dậy sau những lần “vấp ngã” kinh tế
Chính phủ Cuba bắt tay vào việc tiến hành cải cách về việc cập nhật lại xã hội chủ nghĩa của nước này vào năm 2008. Đến năm 2010 thì chính sách và quá trình cải cách mới trở nên linh hoạt và phù hợp hơn. Cũng từ đây vào ngày 18/4/2011 nó mới được chính thức thông qua Đại hội toàn quốc lần VI của Đảng Cộng Sản CuBa
Từ đại hội này, chính sách này được đặt một tên riêng là Các chủ trương của chính sách kinh tế-xã hội của Đảng-Cách Mạng. Ngay sau khi chích sách được thông qua, chủ tịch đương thời của Cuba đã tuyên bố rằng nó không hề dễ dàng thực hiện và là một con đường đi đầy khó khăn, mô hình này có thể kéo dài hơn 5 năm. Một trong những trải ngại ngăn cản sự phát triển và đổi mới từ chính sách này là do gánh nặng từ một tư duy cũ, thụ động và thiếu lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước.
Để có thể vực dậy sau những lần vấp ngã kinh tế trước đó, việc thực hiện chủ trương đổi mới cần được thực hiện kiên quyết hơn. Với chủ trường này, nhà nước Cuba đã thông qua được một phiên bản cập nhật vào giai đoạn mới. Chủ trương này có nhiều nội dung đáng chú ý như:
Đây không phải chủ trương khuyến khích, kích cầu nền kinh tế thị trường hoặc thay đổi từ bỏ trật tự của xã hội chủ nghĩa trước đây. Chính xác này đang cố gắng bảo vệ sự ưu tiên với kế hoạch tập trung hóa, doanh nghiệp của nhà nước so với các thị trường khác, mặc dù chính xác này cho phép các hình thái quản lý không phải của nhà nước nhưng nó phải có trong khuôn khổ giới hạn theo quy định của luật pháp nước này.
Chủ trương này nhằm mục đích định hướng một nền kinh tế theo hướng nông nghiệp mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn trước đấy. Kiên quyết đẩy lùi và chấm dứt các hiện tượng trái phép về kinh tế đang diễn ra không kiểm soát. Chính phủ Cubd mạnh tay hơn trong việc giải quyết gắt gao các hành vi tham nhũng, giải biên cồng kiền đồng thời thúc đẩy sự phát triển của tự doanh.
Với mô hình cải cách này, ông Raul Castro-Chủ tịch Nước Cuba mong muốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua việc tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bằng cách ban hành các luật, chính sách để khuyến khích sự đầu tư vào đất nước này.
Kết quả của chính sách cho nền kinh tế Cuba
Ông Raul Castro-Chủ tịch Nước Cuba đã có hướng đi vô cùng đúng đắn với cuộc cải cách này. Nền kinh tế nước này đã có những thay đổi tích cực và vô cùng rõ ràng thông qua các dẫn chứng sao: Doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh chóng khi tăng gấp 5 lần kể từ năm 2010 với hơn 580.000 doanh nghiệp được phép hoạt động. Với lượng lao động được sử dụng là 29%, con số này đã giải quyết rất nhiều cho vấn đề thất nghiệp mà người dân Cuba đang phải trải qua.
Đến năm 2017, bất chấp những thách thức về nền kinh tế, cộng thêm thiệt hại lớn từ cơn bão Irma để lại, nền kinh tế Cuba vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng với 1,6%. Kể cả khi Mỹ đang siết chặt các quy định lưu thông thì ngành du lịch tại Cuba vẫn tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Raul Castro đã đưa ra các quyết định để vực dậy nền kinh tế Cuba, dần dần đưa nó về sự ổn định nhưng vẫn không làm mất chất hay ảnh hưởng đến nền tảng còn hệ thống đất nước. Ông cũng nỗ lực trong việc xây dựng, khuyến khích và phân bổ lại diện tích cho người dân để giúp họ có thể tự do sử dụng, phát triển kinh tế của từng hộ gia đình.
Bên cạnh đó, Cuba cũng đã tháo gỡ các hạn chế đang kìm hãm sự phát triển kinh tế cũng như đời sống của người dân nước này như tăng hương, đơn giản hóa lại việc đăng ký sở hữu nhà,…
Nền kinh tế Cuba trong đại dịch Covid-19
Dù phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng từ người và kinh tế. Nhưng chính phủ Cuba vẫn luôn lạc quan trong việc đưa ra các chính sách phù hợp để giải quyết từng vấn đề có thể vừa bảo vệ sức khỏe của người dân vừa ổn định và phát triển nền kinh tế Cuba.
Theo đó, Chính phủ nước này quyết định thay đổi chính sách kinh tế khi cho phép các doanh nghiệp tư nhân được hoạt động đa dạng hơn từ vừa, nhỏ đến rất nhỏ cũng sẽ được Chính phủ cấp giấy phép hoạt động.
Do trước đây, các doanh nghiệp tư nhân vị hạn chế thành lập do có những quy định khá nghiêm ngặt về thành phần lao động, kinh doanh tư dân hay đại diện theo nhóm nhỏ đều sẽ không được Nhà nước công nhận là một doanh nghiệp
Với chính sách này, sẽ giúp cho nền kinh tế Cuba được giải phóng những tiềm lực kinh tế, mở rộng kinh doanh, thúc đẩy phát triển các mặt khác về an sinh, xã hội. Từ đây giúp ích rất nhiều đến sự phát triển của các đất nước.
Về ngành du lịch của Cuba cũng đang hồi phục một cách ấn tượng sau một thời gian bị gián đoạn khi từ đầu năm 2021 cho đến thời điểm hiện tại, Cuba đã đoán nhận hơn 200 ngàn du khách quốc tế và dự tính vào cuối năm có thể chào đón thêm hơn 100 ngàn du khách. Con số này dù khá ít so với những năm trước nhưng nó cũng nói lên được tình hình kinh tế Cuba đang cố gắng để đi vào ổn định.
Tuy nhiên, có một thách thức mà kinh tế Cuba đang phải đối mặt là tình hành lạm phát vào cuối năm 2021. Do ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Covid-19 cộng thêm sự cấm vận với Mỹ. Nền kinh tế Cuba rơi vào tình trạng lạm phát đến hơn 70% trong đó có hơn 44% là từ giá của các hàng hóa.
Dù đứng trước khó khăn lớn nhưng Chính Phủ Cuba vẫn luôn nỗ lực để có thể xoay chuyển, ổn định nền kinh tế nước này. Và đặt ra mục tiêu vào năm 2022 kinh tế sẽ tăng trưởng 4%. Đặc biệt, Bộ trưởng kinh tế Cuba đặt niềm tin nhiều vào ngành du lịch nước này, nó sẽ là trụ cột chính đóng góp cho sự phát triển kinh tế Cuba sau xuất khẩu dịch vụ. Bởi xuất khẩu dịch vụ đang chịu nhiều ảnh hưởng từ các đợt bùng dịch trong thời gian quan.
Bên cạnh đó, Cuba cũng ra sức thực hiện các cuộc cải cách khác về giá lương. Thông qua cuộc cải cách này vào đầu năm 2021, mức lương của người dân có thể tăng lên đến 450% kèm theo các giá dịch vụ khác nhằm tăng kích cầu sự phát triển và tăng giao dịch trên thị trường.
Lời kết
Có thể thấy được nền kinh tế Cuba đã trải qua nhiều biến động và có những cuộc cải cách, thay đổi đúng đắn. Người dân nước này cũng bày tỏ sự tin tường của họ đối với các nhà lãnh đạo và họ tin rằng kinh tế của Cuba sẽ nhanh chóng lấy lại “phong độ” hậu đại dịch Covid. Hi vọng với bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế của Cuba, từ đó có thể nắm bắt được xu hướng biến động của nền tài chính thế giới.