Credit rating là gì? Credit rating có quan trọng không?

Bất kỳ một người cho vay nào trước khi cho vay, họ đều phải đảm bảo rằng người vay phải có khả năng hoàn trả lại tiền cho họ. Credit rating sẽ giúp đỡ họ xác nhận việc này một cách chính xác. Vậy credit rating là gì? Nó hoạt động như thế nào? Credit rating có quan trọng không? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây. Bạn hãy theo dõi để có câu trả lời đúng nhất nhé.

1. Credit rating là gì?

Credit rating (Xếp hạng tín dụng) là một cách để đánh giá người đi vay (cá nhân, nhóm, tổ chức, doanh nghiệp) của cơ quan xếp hạng tín dụng về mức độ tín nhiệm của người đi vay để xác định xem liệu những người đó có trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận cho vay hay không.

credit rating
Khái niệm credit rating.

Các tổ chức xếp hạng này sẽ tổng hợp ra một báo cáo chi tiết về các khoản nợ của người đi vay trong quá khứ, các lịch sử đi vay và cho vay, tình hình kinh tế hiện tại và trong tương lai có đủ khả năng để trả các khoản vay tiếp theo hay không, ..

Credit rating là yếu tố quyết định xem người đó có nhận được khoản vay hay không. Khách hàng có credit rating tốt thì sẽ cải thiện độ tin cậy và bản báo cáo này sẽ giúp các ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay và đưa ra quyết định cho vay và thông báo về mức lãi suất cho khách hàng.

Ngược lại, nếu credit rating của bạn kém ngân hàng sẽ từ chối yêu cầu  vay của bạn. Một tổ chức có xếp hạng tín dụng kém cũng sẽ bị ảnh hưởng , có thể sẽ phải đưa ra mức lợi tức cao hơn.

2. Ai là người đánh giá xếp hạng tín dụng?

Các cơ quan tín dụng sẽ đáng giá xếp hạng tín dụng của những người cho vay bằng cách phân tích những dữ kiện vay và cho vay trong quá khứ và dự báo tình hình trong tương lai có thể trả nợ hay không. Đối với doanh nghiệp có thể dựa vào các báo cáo tài chính, dự đoán tình hình doanh nghiệp và phân tích tổng thể doanh nghiệp.

credit rating
Ba tổ chức đánh giá credit rating nổi tiếng và lớn nhất hiện nay.

Hiện nay, có 3 tổ chức đánh giá xếp hạng nổi tiếng kiểm soát gần như toàn bộ thị trường, chiếm 85% thị trường xếp hạng đó là Moody’s, S&P và Fitch Group. Mỗi tổ chức có các kiểu xếp hạng tốt nhất để chỉ ra mức độ xếp hạng của người đi vay.

3. Các loại xếp hạng tín dụng

Mỗi cơ quan tín dụng sẽ có những cách và phương pháp để đánh giá xếp hạng tín dụng riêng. Credit rating được chia làm hai loại:

  • Hạng mức đầu tư: ở loại này được các cơ quan xếp hạng đánh giá cao vì mức độ và khả năng trả nợ cao hơn. 
  • Hạng mức đầu cơ: loại này có mức độ rủi ro cao và khả năng trả nợ thấp hơn, nên các cơ quan xếp hạng đưa ra mức lãi suất cao hơn để đánh giá chất lượng của các khoản đầu tư.

4. Credit rating có quan trọng không?

Xếp hạng tín dụng đánh giá mức độ tín nhiệm của người đi vay và đây là yếu tố quan trọng để quyết định xem cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có được phép vay hay không dựa vào credit rating sẽ biết được khả năng hoàn trả nợ trong tương lai của họ.

Nếu mức độ xếp hạng tín dụng thấp có nghĩa là trong tương lai họ không có khả năng trả nợ và nguy cơ vỡ nợ cao. Điều này gây khó khăn cho họ khi vay một khoản tiền.

Những người cho vay cũng dựa vào những thông tin và bạn ghi trong đơn yêu cầu xét duyệt cho vay như tiền lương hoặc các khoản vay bạn đã vay trong quá khứ tương ứng với khoảng thời gian hoàn thành trả nợ để họ xem xét và phê duyệt cho bạn vay.

Các tổ chức, doanh nghiệp thường mong muốn có mức tín nhiệm cao nhất bởi vì nó ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của người cho vay. Nhưng cá cơ quan xếp hạng tín dụng phải có cái nhìn khách quan về tình hình tài chính trong tương lai và dự đoán khả năng trả nợ của người đi vay trong tương lai.

Credit rating cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư trái phiếu, các nhà đầu tư tiềm năng sẽ đưa ra quyết định liệu có nên mua trái phiếu hay không. Nếu mức độ xếp hạng tín dụng kém thì không nên đầu tư vì rủi ro cao. Bởi vì kết quả đưa ra thấp thì đồng nghĩa với việc công ty sẽ không thực hiện được các khoản thanh toán trái phiếu đó.

credit rating
Credit rating có vai trò quan trọng đối với người cho vay và người vay.

Credit rating có vai trò quan trọng đối với những người cho vay, vì giúp họ đưa ra được quyết định cho vay một cách chính xác và có quyết định đầu tư đúng đắn. Bởi vì không có người cho vay nào muốn đưa tiền cho một khách hàng không có khả năng hoàn trả và rủi ro cao.

Nếu biết được xếp hạng tín dụng của người đi vay cao thì người cho vay yên tâm hơn và xét duyệt cho người đi vay vì họ có khả năng hoàn trả nợ cao hơn và đúng hạn.

Đối với những người đi vay xếp hạng tín dụng sẽ cho họ biết được những doanh nghiệp có mức xếp hạng tín dụng cao đồng nghĩa với việc rủi ro từ chối vay thấp và đơn xin vay được chấp thuận dễ dàng hơn cùng với lãi suất thấp hơn. Từ đó, họ có thể huy động vốn một cách nhanh hơn và có thể thực hiện được những mục tiêu của doanh nghiệp, tổ chức.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến credit rating 

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của một doanh nghiệp:

  • Lịch sử tài chính vay, cho vay và trả nợ trong quá khứ. Bất kỳ một khoản vay chưa thanh toán, hoặc bị bỏ lỡ đều ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng.
  • Tình hình kinh tế trong tương lai: Nếu có khả quan mức độ xếp hạng sẽ cao, và mức độ xếp hạng ảnh hưởng dựa vào tình hình kinh tế tích cực hay không trong thời điểm hiện tại. Lợi nhuận hiện có và lợi nhuận dự kiến trong tương lai.
  • Các báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng của công ty trong quá khứ.

Dựa vào xếp hạng tín dụng có thể đánh giá được sự tín nhiệm của bất kỳ tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp nào có nhu cầu vay tiền. Các xếp hạng này được đánh giá một cách chặt chẽ và uy tín từ các cơ quan xếp hạng để đánh giá lịch sử tín dụng và khả năng trả các khoản vay trong quá khứ.

Qua đó, sẽ đưa ra kết quả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó có được xác nhận vay hay không. Nếu kết quả xếp hạng tín dụng tốt thì khả năng công ty được vay sẽ cao và điều này giúp công ty có thể huy động được vốn, vay được với lãi suất thấp.

6. Cách để cải thiện Credit rating 

Lịch sử vay nợ có uy tín và có trách nhiệm sẽ là một yếu tố ảnh hưởng đến một xếp hạng tín dụng tốt. Bạn phải đảm bảo rằng những khoản vay của bạn được trả nợ đúng hạn và đầy đủ, điều này là quan trọng đối với việc xây dựng lịch sử tín dụng tốt.

Luôn đảm bảo rằng các số liệu bạn cung cấp cho các cơ quan xếp hạng phải chính xác. Việc bạn có những khoản tín dụng vay và hoàn trả một các đảm bảo sẽ được các cơ quan tin tưởng và dễ ra quyết định cho vay hơn. 

Nếu bạn chưa sử dụng tín dụng bao giờ thì bạn nên cân nhắc sử dụng một khoản tín dụng nhỏ và thực hiện nhiệm vụ trả nợ thường xuyên và đúng hạn để thiết lập cho mình một lịch sử tín dụng uy tín và tạo được sự tin cậy cao.

7. Lời kết

Với những thông tin mà bài viết trên đã chia sẻ về credit rating giúp bạn hiểu được credit rating là gì. Nắm được vai trò quan trọng của credit rating đối với những người cho vay và những người vay như thế nào. Hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích nhất từ bài viết trên và tìm cho mình những cách tốt nhất để cải thiện và giúp ích cho doanh nghiệp, tổ chức mình.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine