Một phương thức dùng để biểu thị những dữ liệu dưới dạng trực quan và ngắn gọn nhất nhưng không làm mất đi các giá trị của chúng chính là câu trả lời cho câu hỏi Biểu đồ histogram là gì. Loại biểu đồ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình cải tiến chất lượng của mọi doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu xem biểu đồ này có gì thú vị mà lại phổ biến tại thị trường nhé.
Khái niệm Biểu đồ histogram là gì?
Biểu đồ histogram là gì? Chúng là một loại biểu đồ dùng để biểu thị tần suất theo hình dạng cột. Mọi dữ liệu sẽ được thể hiện bởi những cột tại biểu đồ có độ cao không giống nhau, phụ thuộc vào mức độ tần suất là sao nhiêu lần trên những phạm vi dữ liệu nhất định đó.
Mục đích của Biểu đồ histogram là sử dụng để tiến hành theo dõi quá trình phân bổ của những thông số trong quá trình hay là các sản phẩm. Từ đó, mọi nhà quản lý tổ chức sẽ có thể đánh giá được hiệu quả, năng suất của quá trình trên liệu có thỏa mãn yêu cầu tư nhà sản xuất không. Hay là các sản phẩm đó có đáp ứng được những quy chuẩn về số lượng hay chất lượng hay không.
Các loại Biểu đồ histogram
Biểu đồ này thường được phân tích và xây dựng với các loại phân bổ cụ thể như là:
- Biểu đồ mất hai rìa
- Biểu đồ mất đỉnh
- Biểu đồ cao ở hai rìa
- Biểu đồ mất một bên
Cùng xem chi tiết về chúng ngay sau đây.
Biểu đồ mất một bên
Kiểu biểu đồ này thông thường dùng để thể hiện theo hình thức giá trị trung bình không nằm tại tâm của giới hạn về yêu cầu kỹ thuật. Các nhà cung cấp sẽ có các lựa chọn trước và tiến hành phân loại chúng trước khi gửi đến những nhà đánh giá khác.
Biểu đồ mất hai rìa
Biểu đồ thông thường sẽ có tần suất hai rìa. Tuy nhiên nếu người dùng thấy nó bị mất hai rìa sẽ khiến nhà cung cấp phân loại cũng như chọn lọc mọi thứ trước khi gửi chúng đi. Khi này giá của nguyên vật liệu sẽ phụ thuộc vào sự phân loại.
Biểu đồ mất đỉnh
Trường hợp này biểu thị việc nhà cung cấp đã lấy đi các nguyên vật liệu được nhận định là tốt nhất để thực hiện chuyển tới cho khách hàng của mình. Trước lúc đó họ đã tiến hành sắp xếp và phân loại đầu vào để bỏ đi những loại nguyên vật liệu không đạt yêu cầu.
Biểu đồ cao ở hai rìa
Loại biểu đồ này khá lạ bởi vì hình dáng của chúng cao ở hai bên rìa. Điều này biểu hiện việc đã có sự sửa đổi đối với hàng lỗi hay là hàng kém chất lượng đến từ nhà cung cấp. Các sản phẩm này đã được chỉnh sửa sao cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
Biểu đồ hai đỉnh
Biểu đồ hai đỉnh cho thấy có hai quy trình đến từ nhà cung cấp, giống như là hai ca. Việc này cho thấy việc làm tăng thêm những biến động tại những loại nguyên vật liệu mà khách hàng nhận được.
Các bước tạo Biểu đồ histogram
Có rất nhiều cách thức cũng như những loại công cụ hỗ trợ để tạo ra một loại Biểu đồ histogram. Ngay tại bài chia sẻ này sẽ giới thiệu bạn đọc các bước cơ bản như sau:
Thu thập dữ liệu
Tiến hành thu thập tối thiểu 50 dữ liệu liên tục tại một quá trình với n>50
Tính toán những dữ liệu thống kê
Các thuật ngữ liên quan đến Biểu đồ histogram là:
- Số lớp: những giá trị dữ liệu tại một khoảng bất kỳ dùng để tiến hành xây dựng biểu đồ tần suất, từng cột tại biểu đồ tương ứng với một lớp
- Độ rộng của lớp chính sẽ bằng độ rộng của cột tại biểu đồ
- Độ rộng của dãi dữ liệu là sự chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.
Xác định mức độ tần suất trong lớp dữ liệu
Đếm số dữ liệu tại mỗi lớp
Vẽ biểu đồ tần suất
Với trục x thể hiện các lớp, trục y chỉ tần số suất hiện, chiều cao của từng cột chỉ mức độ thường xuyên xuất hiện đối với từng dữ liệu tại lớp.
Lưu ý cho bạn đọc, cần đảm bảo quy trình vận hành bình thường khi diễn ra phân tích nếu như đưa ra bất kỳ kết luận nào từ Biểu đồ histogram. Nếu như nhận thấy dấu hiệu bất thường nào ảnh hưởng đến quy trình vào lúc phân tích thì kết quả hay hình dạng phân bổ sẽ không thể hiện một cách tổng quan. Với các bước cơ bản này, bạn đọc đã có thể tạo ra Biểu đồ histogram bằng cách thức cơ bản, thủ công nhất.
Ý nghĩa cải tiến chất lượng của Biểu đồ histogram
Mỗi biểu đồ đều có một chức năng và ý nghĩa chất lượng khác nhau. Với Biểu đồ histogram thể hiện chi tiết quá trình phân bổ những dữ liệu, qua đó có thể xác lập ra mục tiêu và đưa phương hướng xử lý, khắc phục. Quan trọng hơn, chúng có những ý nghĩa tiêu biểu như:
- Hiển thị các dữ liệu theo đồ họa dễ dàng hiểu được
- Hiển thị những mức độ xuất hiện cùng tần suất của các giá trị dữ liệu
- Tiết lộ các biến thể, các dạng của các loại dữ liệu
- Mô tả quá trình phân phối cơ bản nhất của các dữ liệu
- Cho phép tiến hành dự đoán thời gian tới về hiệu suất trong các quy trình
- Cho phép xác định những thay đổi đối với thông số quy trình
- Giải đáp câu hỏi liệu quy trình có đáp ứng được những yêu cầu từ khách hàng hay không
Vai trò cải tiến liên tục của Biểu đồ histogram là gì?
Quá trình cải tiến diễn ra liên tục là mục đích cốt yếu của sự tồn tại đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Những công cụ hay biểu đồ chất lượng chính là chìa khóa dẫn đến việc cải tiến liên tục được thành công. Quá trình dùng những biểu đồ nói chung hay là Biểu đồ histogram nói riêng làm cho các doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra các vấn đề tồn đọng trong quá trình thực hiện cải tiến đã bị bỏ qua.
Sự cải tiến liên tục yêu cầu tổ chức tiến hành thu thập dữ liệu từ những công cụ chất lượng, tiêu biểu như dạng biểu đồ kiểm đến. Tuy nhiên không phải mọi công cụ đều có khả năng phân tích biểu đồ hay là biến những dữ liệu đó trở nên có ý nghĩa.
Đặc điểm chính của Biểu đồ histogram chính là sự linh hoạt và đơn giản mà nó mang lại. Nó được dùng trong mọi tình huống riêng biệt nhằm đưa đến một cái nhìn tổng quát, chi tiết về việc phân bổ số liệu. Tiêu biểu như việc nó được dùng trong quá trình bán hàng, hay là tiếp thị để xây dựng những kế hoạch định giá cùng với chiến dịch tiếp thị thành công nhất.
Biểu đồ histogram thường được dùng trong việc tìm kiếm thay đổi tại một quá trình cụ thể/ Như là biểu đồ thanh sẽ được dùng để hiển thị nơi xảy ra quá trình chậm trễ bởi việc tìm tần suất của chúng trên mỗi bước quy trình. Bởi việc dùng dữ liệu mà mọi nhà quản lý có thể nhận thấy các cách hiệu quả nhất để giảm thiểu mọi hạn chế còn tồn tại trong quy trình vận hành của tổ chức.
Ta thấy rõ Biểu đồ histogram là gì, chính là căn cứ, cơ sở để nhà quản lý nhận thức được vấn đề cần phải khắc phục tại quy trình sản xuất hay là sản phẩm mà họ tạo ra. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng thể nhất về loại biểu đồ hữu ích này. Chúc bạn đọc thành công và nhiều sức khỏe nhé!