Terminal value là gì? Làm sao để tính được terminal value?

Terminal value dịch ra tiếng Việt là giá trị cuối cùng. Đây là một thuật ngữ quan trọng thường được các nhà giao dịch sử dụng trong các lĩnh vực đầu tư tài chính. Vậy bạn đã biết terminal value là gì chưa? Mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Terminal value là gì?

Terminal value là giá trị ở thời điểm hiện tại của toàn bộ dòng tiền trong 1 giai đoạn giả định trong tương lai (trên lý thuyết dòng tiền này tăng trưởng ổn định đến vô cực). Dịch ra tiếng Việt thì terminal value có nghĩa là giá trị cuối cùng.

terminal value
Terminal value còn gọi là giá trị cuối cùng

2. Những đặc điểm chính của terminal value (giá trị cuối cùng)

Có một quy tắc bất di bất dịch, đó là khoảng thời gian dự báo càng kéo dài, thì tính chính xác của dự báo đó sẽ ngày càng giảm. Quy tắc này cũng áp dụng được trong lĩnh vực đầu tư tài chính, nhất là vào những lúc phân tính dự đoán dòng tiền của doanh nghiệp tại thời điểm tương lai.

Bên cạnh đó, công ty của bạn cũng cần được giám định về giá trị trên thị trường. Các chuyên gia phân tích sẽ làm được điều này bằng các công cụ mô hình tài chính, ví dụ mô hình DCF để định giá đồng tiền. Kết hợp với một số giả định cụ thể để định giá được tổng giá trị trên thị trường của một dự án một doanh nghiệp.

Phương pháp định giá dựa trên dòng tiền viết tắt là DCF là một trong những phương pháp thông dụng nhất được các chuyên gia tài chính thường xuyên ứng dụng vào những dự án nghiên cứu mang tính thực tiễn, trong các giao dịch chuyển nhượng doanh nghiệp và cả định giá cho thị trường chứng khoán. Rất hiệu quả để tính toán terminal value.

Cơ sở của phương pháp định giá theo dòng tiền DCF này là từ sự thật rằng giá trị tính toán được của một danh mục tài sản bất kì cũng chính là giá trị của tất cả những dòng tiền có chung nguồn gốc từ danh mục tài sản đang xét trong tương lai. Những dòng tiền này được chiết khấu theo công thức tính giá trị hiện tại, trong đó tỉ lệ chiết khấu là cách nói khác của chi phí vốn ban đầu, ví dụ chi phí đó là lãi suất.

terminal value
Đặc điểm của terminal value

Hai giai đoạn chính của phương pháp định giá DCF theo dòng tiền là giai đoạn dự báo ban đầu và giá trị cuối cùng (terminal value). Giai đoạn đầu tiên kéo dài khoảng 5 năm. Nếu như khoảng dự báo này có thời lượng dài hơn 5 năm thì độ chính xác sẽ ngày càng giảm đi. Vì vậy việc tính toán terminal value khi này sẽ trở nên quan trọng hơn.

Để tính được terminal value thông thường sẽ áp dụng bằng 2 phương pháp là Mô hình tăng trưởng của Gordon (còn gọi là tăng trưởng vĩnh viễn) và Exit multiple (tiếng Việt là bội số đầu ra). Phương pháp tăng trưởng vĩnh viễn do Gordon phát minh ra phát biểu rằng một công ty sẽ liên tục để tạo ra được dòng tiền với một tốc độ duy nhất mãi mãi. Trong khi đó phương pháp Exit multiple bội số đầu ra cho rằng bất kì công ty nào cũng sẽ được bán cho nhiều chỉ số trong thị trường. Nhiều nhà giao dịch tài chính ủng hộ triết lý của phương pháp bội số đầu ra trong khi đó ở mặt trái ngược lại thì nhiều học giả kinh tế thích áp dụng mô hình tăng trưởng vĩnh viễn của Gordon hơn. 

3. Phân loại phương pháp tính Terminal value

3.1. Tính terminal value theo phương pháp tăng trưởng vĩnh viễn của Gordon

Giá trị thời gian của tiền sẽ luôn tồn tại một sự khác biệt khi so sánh giá trị hiện và à trong tương lai với cùng một định lượng cụ thể. Vì vậy việc giảm giá khi này là khá cần thiết. Khi thực hiện quy trình định giá một công ty, các dòng tiền tự do hoặc lợi nhuận sinh ra từ cổ phiếu có thể được phân tích và cho ra dự đoán dựa vào một khoảng thời gian cụ thể được định sẵn từ trước.

Nhưng như đã đề cập về nguyên tắc bất di bất dịch ở phần trên, khoảng thời gian muốn dự báo càng dài thì quá trình phân tích đưa ra dự báo sẽ càng giảm bớt đi độ chuẩn xác cũng như khó để đưa ra dự báo hơn. Bên cạnh đó, còn có những rủi ro bất khả kháng không thể tính trước được chẳng hạn như thời gian bất kì doanh nghiệp đó có thể ngừng hoạt động, rất khó để tính được khoảng thời gian này một cách chính xác.

Để khắc phục điểm yếu này, những người giao dịch tài chính giả định theo một điều kiện lý tưởng rằng dòng tiền đang được xét tới sẽ liên tục tăng trưởng mãi mãi với một tốc độ không đổi. Thời điểm này bắt đầu tại một mốc thời gian bất kỳ trong tương lai. Đây chính là đơn vị đại diện cho terminal value.

Để tính terminal value  theo phương pháp tăng trưởng vĩnh viễn do Gordon sáng tạo ra, ta lấy dự báo cuối cùng đem chia với con số chênh lệch giữa tỉ lệ phần trăm chiết khấu với tốc độ tăng trưởng cuối cùng. Terminal value tìm được là con số phỏng đoán giá trị trên thị trường sau khoảng thời gian dự báo của doanh nghiệp đang được xét. 

terminal value
Công thức tính terminal value

Công thức cụ thể tính terminal value như sau:

(FCF * (1 + g)) / (d – g)

Các đại lượng trong công thức này bao gồm:

FCF chính là dòng tiền tự do đại diện cho giai đoạn dự báo sau cuối. 

g là tốc độ tăng trưởng cuối cùng. 

d là con số tỷ lệ chiết khấu (thông thường được tính bằng cách lấy quân gia quyền của chi phí vốn).

Trong công thức trên đặc biệt có g, được gọi là tốc độ tăng trưởng cuối cùng. G còn có thể hiểu là tốc độ mà một doanh nghiệp lên kế hoạch để tăng trưởng mãi mãi. Lưu ý con số này là một hằng số không đổi.Tốc độ tăng trưởng cuối cùng như trên được tính bằng cách lấy từ cuối giai đoạn dòng tiền dự báo cuổi của mô hình dòng tiền chiết khấu trước khi bắt đầu chuyển sang mô hình mãi mãi. Chính con số dự báo tốc độ tăng trưởng cuối này sẽ tương ứng tỉ lệ với phần trăm lạm phát dài hạn của thị trường tiền tệ. Tuy nhiên nó không được phép vượt quá tốc độ phát triển của GDP của quá khứ (GDP là tổng sản phẩm quốc nội – Gross Domestic Products).

3.2. Tính terminal value theo phương pháp bội số đầu ra exit multiple

Khi tính toán theo một số điều kiện giả định có thời hạn thì các nhà giao dịch tài chính khi ấy sẽ chuyển đổi không áp dụng theo mô hình của Gordon về sự tăng trưởng vĩnh viễn nữa. Mà khi ấy để phản ánh được một cách sâu sát hơn giá trị thuần của một doanh nghiệp tại thời điểm đang xét do các danh mục tài sản thực hiện thì terminal value phải đảm nhận được trách nhiệm này. Ý này có nghĩa là, nguồn vốn hiện tại của các chủ sở hữu khối tài sản sẽ được quyết định mua lại bởi một doanh nghiệp bất kì nào đó có quy mô lớn hơn doanh nghiệp của bạn hiện tại. Và thông thường theo những kinh nghiệm đã diễn ra trên thực tế thị giá trị tài sản được thực hiện bởi các giao dịch mua lại này được tính bằng phương pháp Exit multiple (phương pháp bội số đầu ra).

Để tính được terminal value thì công thức của phương pháp bội số đầu ra này sẽ sử dụng những dữ liệu có thời gian gần nhất với thời điểm hiện tại được xét, chẳng hạn như là doanh số bán hàng, chỉ số EBITDA, …). Sau đó lấy dữ liệu trên nhân lên với con số bội số quyết định. Thường thì bội số quyết định là trung bình của các bội số đầu ra gần nhất tại các giao dịch thành công gần đây.

4. Lời kết

Qua bài viết này, hy vọng các bạn – những người đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính đã hiểu terminal value là gì cũng như cách tính ra được giá trị này. Hãy tiếp tục theo dõi thêm những bài viết khác có cùng chuyên mục trên trang chúng tôi nhé, cảm ơn các bạn rất nhiều!

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine